Trang chủ » module » Phân Loại Và Các Bước Thực Hiện Acceptance Test

Phân Loại Và Các Bước Thực Hiện Acceptance Test

bởi Admin | 11:23 | Blog

Acceptance Test là một thuật ngữ công nghệ tương đối mới mà không phải ai cũng quen thuộc. Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình kiểm thử phần mềm. Trước khi phát hành nó ra thị trường, để đảm bảo rằng sản phẩm không có lỗi. Vậy Acceptance Test là gì? Có những loại nghiệm thu nào? Trong bài viết dưới đây CodeGym Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. 

Acceptance test là gì?

Acceptance Test (Acceptance Testing) nghĩa tiếng Việt dịch là: Kiểm thử chấp nhận. Đây là một bài kiểm tra được thực hiện để xác định xem một hệ thống phần mềm có đáp ứng các thông số kỹ thuật hay không. Bằng cách xem xét hành vi của hệ thống với dữ liệu thực, thử nghiệm chấp nhận giúp xác định xem hệ thống có đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hay không.

Những kỹ thuật nào được sử dụng trong Acceptance test là gì? Chúng bao gồm phân tích phân vùng tương đương, giá trị biên giới, sử dụng bảng quyết định, v.v. Kiểm thử chấp nhận thường là bước cuối cùng trước khi triển khai sản phẩm hoặc phân phối sản phẩm.

acceptance-test-là-gì

Acceptance test là gì

Acceptance Test cho phép bạn xác định giải pháp. Phần mềm đã tạo có đi đúng hướng do khách hàng đề xuất hay không. Ngoài ra, Acceptance Test còn có nhiều ưu điểm như:

  • Kiểm thử chấp nhận giúp tìm hiểu và xác định nhu cầu của người dùng bằng cách xác thực trực tiếp.
  • Thông qua kiểm thử chấp nhận có thể tìm thấy sự cố trong các bài kiểm tra tích hợp hoặc Integration Test đã để sót.
  • Kiểm thử chấp nhận giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về kết quả của hệ thống.
  • Acceptance Test được sử dụng để xác định và xác minh nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Vai trò của kiểm thử phần mềm là gì?

Khi nào nên sử dụng Acceptance test

Để xác định khi nào nên sử dụng Acceptance Test thì cần dựa trên các điều kiện tiên quyết sau:

  • Phải đảm bảo rằng các yêu cầu nghiệp vụ quan trọng của ứng dụng hoạt động.
  • Phần mềm hoàn chỉnh nhất.
  • Các khâu kiểm thử như Integration Testing, Unit Testing và System Testing đều đã hoàn thành.
  • Không tồn tại các lỗi quan trọng trong hệ thống.
  • Lỗi về thẩm mỹ được chấp nhận trước Acceptance Test.
  • Regression Testing cần được hoàn thành không mang lỗi lớn.
  • Mọi lỗi đã phát hiện cần phải được sửa, test kỹ trước Acceptance Test.
  • Môi trường kiểm thử chấp nhận được chuẩn bị sẵn sàng;
  • Nhà phát triển cần phải đảm bảo rằng hệ thống đã chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Acceptance Test.

    khi-nao-dung-acceptance-test

    Khi nào dùng Acceptance Test

Các loại Acceptance Test là gì?

Dưới đây là một số loại Acceptance Test thông dụng nhất: 

Alpha & Beta Testing

Alpha Testing thường được thực hiện bởi nhân viên nội bộ trong một môi trường phát triển. Các nhóm người dùng tiềm năng cũng có thể sử dụng thử nghiệm Alpha. Sau quá trình thử nghiệm, dựa trên các phản hồi thu thập được trong thực tế, đội ngũ phát triển phần mềm sẽ khắc phục một số vấn đề cần thiết và cải thiện các tính năng sử dụng để mang đến một sản phẩm thực sự chất lượng.

Beta Testing còn được gọi là “thử nghiệm hiện trường”, nó diễn ra trong một môi trường lớn hơn có liên quan trực tiếp đến khách hàng hoặc nhóm khách hàng sử dụng hệ thống trong môi trường của họ. Khi kết thúc thử nghiệm Beta, những người thử nghiệm cũng cung cấp phản hồi khách quan. Từ đó nhà sản xuất thực hiện các cải tiến sản phẩm dựa trên thông tin đầu vào này.

alpha-va-beta-testing

Alpha và Beta Testing

Usersnap

Usersnap classic được đánh giá là một trong những giải pháp tuyệt vời để yêu cầu phản hồi từ những người thử nghiệm Alpha và Beta. Usersnap Classic giúp các nhóm UAT dễ dàng thu thập và phân tích phản hồi của người thử nghiệm một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài thực tế là Usersnap Classic rất dễ dàng làm việc thực hiện thông qua các thử nghiệm alpha hoặc beta đầu tiên bằng cách vẽ phản hồi trên màn hình.

usersnap-classic-la-gi

Usersnap Classic là gì

Contract Acceptance Testing

Contract Acceptance Testing  gọi là Kiểm tra chấp nhận hợp đồng. Khái niệm này có thể hiểu là phần mềm đã phát triển được xem xét và kiểm tra theo các tiêu chí và thông số kỹ thuật nhất định được xác định và thỏa thuận trong hợp đồng. Nhóm dự án xác định các tiêu chí chấp nhận và thông số kỹ thuật có liên quan khi nhóm phê duyệt hợp đồng.

Regulation Acceptance Testing

Regulation Acceptance Testing là kiểm tra chấp nhận quy định hay còn được biết đến với tên khác là Compliance Acceptance Testing (nghĩa là Kiểm tra chấp nhận tuân thủ). Mục đích của loại thử nghiệm này là để đảm bảo rằng phần mềm tuân thủ các quy định đã đặt ra. Trong đó hàm chứa các quy định về các yếu tố pháp lý và pháp luật.

Operational acceptance Testing

Operational Readiness Testing nghĩa là Thử nghiệm sẵn sàng hoạt động. Một số người thường gọi là Production Acceptance Testing ( nghĩa là Thử nghiệm chấp nhận sản xuất). Các trường hợp thử nghiệm này được triển khai để đảm bảo quy trình công việc để phần mềm hoặc hệ thống có thể hoạt động linh hoạt. Các thử nghiệm này bao gồm quy trình công việc cho các kế hoạch dự phòng, đào tạo người dùng, bảo trì và thử nghiệm bảo mật.

Black Box Testing

Trên thực tế, kiểm thử hộp đen thường được phân loại là kiểm thử chức năng, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nó có thể được coi là một loại kiểm thử chấp nhận của người dùng. Kiểm thử hộp đen là một phương pháp kiểm thử phần mềm với mục đích phân tích các chức năng nhất định mà người kiểm thử không nhìn thấy cấu trúc mã code bên trong. Trong kiểm thử hộp đen, người kiểm thử không biết gì về cơ sở mã, nhưng họ cần biết phần mềm phải đáp ứng những yêu cầu nào để đưa ra kết luận chính xác nhất..

cac-phuong-phap-su-dung-acceptance-test

Các phương pháp sử dụng Acceptance Test

Các bước thực hiện Acceptance Test là gì?

Các bước thực hiện Acceptance Test gồm:

  • Phân tích yêu cầu nghiệp vụ kinh doanh của phần mềm.
  • Tạo kế hoạch Acceptance Test.
  • Xác định mọi kịch bản kiểm thử.
  • Tạo ra các trường hợp Acceptance Test.
  • Chuẩn bị data test cần giống với data thật nhất có thể.
  • Thực hiện kiểm thử chấp nhận.
  • Ghi nhận kết quả cuối cùng.
  • Xác nhận chức năng sản phẩm.

Xem thêm: Tìm hiểu thuật ngữ Fresher Tester

Kết luận

Các chuyên gia cho rằng nhờ các bài kiểm tra chấp nhận, bạn có thể xác định phần mềm do công ty phát triển có đi đúng lộ trình mà khách hàng đề ra hay không và có mang lại trải nghiệm thực sự chất lượng cao hay không. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Acceptance Test là gì? Có thể nói Tester là một ngành khá khó và phức tạp nên bạn cần phải thực sự đam mê và yêu thích ngành này thì mới có thể theo được lâu dài.

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

10 + 12 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM