Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 khiến cho từ khóa “Công nghệ thông tin” trở nên hot hơn bao giờ hết. Đặc biệt là trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra ảnh hưởng lớn tới hoạt động phát triển của nhiều ngành nghề như: khách sạn, dịch vụ, du lịch… Nhưng với lĩnh vực công nghệ thì ngược lại, dịch bênh lại là đòn bẩy giúp cho ngành này phát triển mạnh mẽ hơn. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì Kỹ thuật phần mềm là một mảng vô cùng quan trọng. Vậy Kỹ thuật phần mềm là gì? Muốn theo nành này thì cần có những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Kỹ thuật phần mềm là gì?
Khi bạn tiếp cận một chiếc điện thoại, hay máy tính. Những phần mềm mà bạn sử dụng hàng ngày như Facebook, Youtube, game… đều là sản phẩm của kỹ thuật phần mềm. Ví dụ, ở một chiếc máy tính, những thứ mà bạn có thể sờ, cầm, nắm được như chuột, màn hình, bàn phím… thì được coi là phần cứng máy tính. Còn phần mềm là những thứ được xử lý bằng hệ thống máy tính dựa trên ngôn ngữ máy.
Kỹ thuật phần mềm chính là việc sử dụng các kỹ thuật toán học, công nghệ, lập trình, khoa học, thiết kế… một cách có hệ thống, nguyên tắc để tạo ra hoặc kiểm tra, đánh giá, bảo trì những phần mềm trên hệ thống máy tính.
Kiến thức của ngành kỹ thuật phần mềm bao trùm nhiều mảng, khá rộng như xây dựng, thiết kế, kiểm thử, bảo trì phần mềm. Ngoài ra, để phát triển trong ngành này, bạn cũng cần bổ sung những kiến thức về khoa học máy tính, quản lý dự án, quản lý chất lượng, kỹ thuật máy tính…
>> Tham khảo: Công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm ngành nào khó hơn?
Những kỹ năng cần có khi làm trong ngành này
Với công việc của một kỹ sư Kỹ thuật phần mềm, yêu cầu bạn phải có được cả kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và những kỹ năng mềm khác nữa. Dưới đây là một vài yếu tố cần có của một người theo ngành này.
1/ Có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật tốt
Kỹ năng chuyên môn luôn là điều quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung. Với ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cần phải nắm được kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, các kỹ thuật và công nghệ để tạo ra được phần mềm. Đảm bảo các sản phẩm được tạo ra có thể hoạt động tốt.
2/ Kiến thức thực tiễn, tinh thần thực chiến
Khi đã nắm chắc kiến thức chuyên môn, bạn cần phải thực hành thật nhiều để hoàn thiện và phát triển bản thân. Quá trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào các dự án phần mềm sẽ giúp bạn học hỏi, rút ra bài học cho bản thân và có được hướng đi đúng. Ngoài ra, bạn cũng cần có một tinh thần học hỏi, cập nhật công nghệ một cách liên tục, nhạy bén để theo sát với tốc độc tăng trưởng chóng mặt của ngành.
3/ Kỹ năng team-work
Trong ngành Kỹ thuật phần mềm, người giỏi nên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo và linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Bạn sẽ cần hợp tác với đồng nghiệp, bộ phận khác… Đôi lúc sẽ gặp những bất đồng, bạn cần có kỹ năng xử lý khéo léo để công việc vẫn hoạt động tốt.
4/ Khả năng quản lý
Một trong những kỹ năng cần có của bất cứ ngành nghề nào. Với một người trong ngành Kỹ thuật phần mềm, việc quản lý thời gian lại càng trở nên quan trọng. Để công việc được trôi chảy và hiệu quả, hãy học cách phân bố, cân bằng với “đồng đội” của mình. Đặc biệt là chia nhỏ, sắp xếp độ ưu tiên cho từng đầu việc. Điều đó sẽ giúp bạn quản lý công việc tốt hơn, năng suất hơn.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm một số kỹ năng khác để phát triển tốt hơn trong ngành như:
- Khả năng xử lý, giải quyết vấn đề
- Trau đồi tư duy logic
- Có định hướng và lộ trình phát triển rõ ràng
- Tinh thần học hỏi liên tục
- Kỹ năng tìm kiếm và phân tích dữ liệu
- Kỹ năng viết lách
- Khả năng phân tích thông tin kỹ thuật
>> Tham khảo: Phân biệt cơ bản giữa Kỹ sư phần mềm và Lập trình viên
Một số công việc trong ngành Kỹ thuật phần mềm
- Nhân viên, chuyên viên xây dựng, phân tích, thiết kế, quản trị, kiểm thử… các ứng dụng, phần mềm máy tính tại các đơn vị doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Đảm nhiệm công việc tại các nhà máy sản xuất, gia công phần mềm, công nghệ thông tin bao gồm tư vấn, xây dựng các hệ thống.
- Làm việc tại các bộ phận phát triển kỹ thuật, công nghệ của các cơ quan, trường học, ngân hàng,… có ứng dụng CNTT trong hoạt động.
- Tự xây dựng và phát hành các sản phẩm phần mềm, ứng dụng như game, app học tập, giải trí…
- Làm công việc bán thời gian, freelance, nhận các dự án từ nhiều bên để làm…
Trên đây là một số thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật phần mềm, nếu bạn có định hướng theo đuổi công nghệ thì nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi quyết định. Một vài yếu tố khác như mức lương, cơ hộ việc làm, môi trường học tập… cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét. Mong rằng bạn đã có cái nhìn chung về ngành này để đưa ra được định hướng phát triển tốt nhất cho bản thân.
0 Lời bình