Trang chủ » Blog » Lập trình game là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành lập trình game

Lập trình game là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành lập trình game

bởi CodeGym | 23/07/2024 09:46 | Blog

Với những ai dành cả tuổi thanh xuân đắm chìm trong những tựa game như Khu Vườn Trên Mây, Võ Lâm Truyền Kỳ. Hay hiện đại hơn một chút như Liên Minh Huyền Thoại, Counter-Strike rồi mơ ước một ngày có thể tạo ra một trò chơi của riêng mình? Nếu vậy thì qua một số tra cứu nhanh trên mạng, bạn tìm được đáp án là nghề lập trình game. Nhưng cụ thể nghề mày là gì? Cơ hội nghề nghiệp thời điểm hiện tại như thế nào? Bạn hãy cùng CodeGym tìm hiểu điều đó qua bài viết sau.

Lập trình game là gì? 

Lập trình game là công việc phát triển và tạo ra tất cả các khía cạnh sáng tạo của game (trò chơi điện tử) trên nhiều nền tảng như máy tính, di động,… Đây là một công việc đòi hỏi kiến ​​thức về lập trình. Người làm công việc này được gọi là Game Developer, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Nhân viên lập trình game. 

Sự lớn lên như vũ bão của công nghệ, nhu cầu về giải trí ngày càng cao, lập trình games đã trở thành một trong những nghề hốt bạc của các tín đồ công nghệ, games, các loại hình giải trí online trên toàn thế giới. Vậy nên, công việc lập trình viên trò chơi đã và đang là cơ hội lớn cho các bạn yêu thích game và đam mê việc sáng tạo game để phát triển.  

Lập trình viên game có khả năng biến các khái niệm, suy nghĩ trong tưởng tượng thành một dạng hiện thực. Họ lập trình ra thế giới trò chơi: cơ chế, đồ họa, hành vi AI. Họ tạo dựng nền tảng để trò chơi có thể hoạt động và đảm bảo tất cả các khía cạnh lập trình đều phù hợp với thông số kỹ thuật của trò chơi. 

Xem thêm: Khóa lập trình Game Unity

Nhiệm vụ của một lập trình viên game?

Các nhà lập trình viên game làm việc nhằm mục đích sáng tạo và thực hiện hoá ý tưởng họ có thành trò chơi. Để hoàn thành một game mới, quá trình sản xuất bao gồm rất nhiều bước, có sự kết hợp của nhiều yếu tố và đội ngũ hùng hậu. Tùy thuộc vào vai trò của bạn trong việc phát triển game, mà công việc cụ thể cũng khác nhau. Nhiệm vụ công việc của Game Developer đó là: 

  • Viết ra ý tưởng, xây dựng câu chuyện cho trò chơi, đưa ra nhân vật và các tính cách trong game
  • Lên kịch bản chi tiết cho các tình huống trong game 
  • Xác định cách thức game sẽ hoạt động, lên kế hoạch về các cấp độ game 
  • Thiết kế bố cục của trò chơi, thiết kế tạo hình nhân vật và bối cảnh game (phối hợp với designer) 
  • Lập trình bằng cách tạo mã, chỉnh sửa mã, kết hợp tính nghệ thuật vào trò chơi, tối ưu truy cập trực tuyến và tạo danh mục (menu) cho trò chơi

Game Developer cũng có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra game dưới vai trò của một GM (Game master). Nhiệm vụ của họ là kiểm tra và khắc phục sự cố chức năng của trò chơi mà họ đang xây dựng. Họ có thể tự phát hiện ra các lỗi hoặc được người chơi thông báo và sửa chúng.

Học nghề lập trình ở CodeGym có gì khác so với đại học?

Thời gian học được rút ngắn

Tham khảo thêm: Top 5 ngôn ngữ lập trình Game có thể tạo ra được Game như Liên quân

5 bước để phát triển một game hoàn chỉnh

1. Ý tưởng

Ở bước đầu tiên này, bạn và các cộng sự sẽ phải thường xuyên trao đổi, tìm kiếm và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau để có những ý tưởng độc đáo nhất. Qua đó các ý tưởng về nội dung, cốt truyện, thể loại, phong cách,… sẽ dần dần được làm rõ. Dựa vào đó bạn sẽ có những bước đi trơn tru hơn khi làm game về sau.

2, Sản xuất

Đây sẽ là giai đoạn quan trọng nhất vì ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm sẽ bắt tay vào thêm chi tiết cho cốt truyện, xác định cơ chế trò chơi, cân bằng, nhịp độ và lối chơi. Thêm vào đó, mỗi thành phần của trò chơi phải được thiết kế chu đáo, môi nhân vật, môi trường, những chi tiết phụ đều phải được tính toán tỉ mỉ.

Trong quá trình này có thể phát sinh những thay đổi bất kì, điều này là hoàn toàn bình thường vì những ý tưởng ban đầu không phải lúc nào cũng hiển thị tốt trong thực tế, nên việc thử nghiệm trò chơi và cải tiến vẫn diễn ra ngay cả khi trò chơi đã được phát hành. Các cột mốc trong quá trình sản xuất trò chơi:

  • Tạo nguyên mẫu
  • Chơi thử lần đầu
  • Đưa ra bản thử nghiệm
  • Giai đoạn Pre-alpha (Phân tích yêu cầu, thiết kế, phát triển,…)
  • Giai đoạn Alpha (giới thiệu các tính năng mới)
  • Giai đoạn Beta (cập nhật và hoàn thiện các tính năng được giới thiệu trong giai đoạn Alpha)
  • Giai đoạn Gold Master (đưa ra bản lập trình game hoàn thiện sau khi đã trải qua toàn bộ quy trình sản xuất – phát triển – thử nghiệm)

3, Lập trình và đồ họa

Thông thường nhiệm vụ của người lập trình viên là xem qua mỗi một chức năng, yêu cầu trong bản thiết kế và sau đó lên kế hoạch để viết code. Các phiên họp sẽ được tổ chức thường xuyên trong thời gian này nhằm thống nhất, giải thích cũng như chỉnh sửa các lỗi sai giúp lập trình viên hiểu rõ hơn về những yêu cầu được đưa ra.

Bộ phận đồ họa sẽ chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh của game nên sẽ có rất nhiều vai trò bên trong của bộ phận đồ họa và tất cả đều bắt đầu với họa sỹ phác thảo. Họa sỹ sẽ phụ trách vẽ nhân vật phác thảo bằng hình 2D và dùng nó để tạp ra mô hình 3D. Họa sỹ phụ trách mảng hoạt hình tạo ra những nhân vật hoạt họa riêng lẻ, sau đó kết hợp với mã nguồn của lập trình viên để nó hoạt động. Một số công cụ đồ họa được ưa chuộng nhất hiện nay bao gồm Photoshop, 3ds Max, Maya và Blender.

4, Kiểm thử

Đây sẽ là phần dành cho các Testers. Mọi tính năng và cơ chế trong trò chơi đều yêu cầu thử nghiệm để kiểm soát chất lượng. Trong phần này sản phẩm sẽ được chia cho nhiều người trải nghiệm để đánh giá mức độ có đủ hấp dẫn hay không, trò chơi có quá phức tạp hay quá dễ hay không, thông kê các lỗi xảy ra khi chơi,… Sau hàng loạt các cuộc thử nghiệm, cả nhóm sẽ họp bàn tìm ra cách khắc phục và tối ưu hóa lại sản phẩm của mình. Quá trình này có thể mất rất nhiều thời gian, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng ngồi hàng giờ đồng hồ để kiểm tra mọi thứ.

5, Ra mắt

Sau khi trò chơi được phát hành không đồng nghĩa với công việc đã kết thúc. Các bạn vẫn còn phải theo dõi, sửa lỗi, update,… Trong vài tháng đầu sản phẩm xảy ra các lỗi nhỏ là điều hoàn toàn bình thường, bạn cần xác định và loại bỏ lỗi này càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, marketing là một phần rất quan trọng vì một trò chơi hay chưa chắc là một trò chơi được yêu thích. Bạn cần đẩy mạnh Marketing vào thời gian này để đưa sản phẩm tiếp cận đến nhiều người, tăng độ nhận diện cũng như thu về lợi nhuận mong muốn.

Mức lương phổ biến

Thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin, mức thu nhập của lập trình viên game khá cao với mặt bằng chung trong khoảng từ 800$ – 2000$, có thể cao hơn nếu bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm hoặc làm ở các vị trí quản lý.

Lập trình viên game là thu hút rất nhiều yêu thích sáng tạo vì tính hấp dẫn với những trải nghiệm khi thiết kế game. Lương trung bình của lập trình viên game là trên 20 triệu/tháng, cao nhất cũng có thể lên đến 40 – 45 triệu/tháng.

Các nhà tuyển dụng cũng có thể tuyển vị trí việc làm lập trình viên bằng cách phân chia thành: Lập trình viên ứng dụng di động, lập trình viên web, v.v. và có mức lương khác nhau nhưng thường thì các lập trình viên ở bất kỳ vị trí nào, có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên đều có mức lương từ khoảng 15-20 triệu/tháng trở lên.

Ngoài ra, nếu bạn không trong biên chế công ty và tự phát triển một game của riêng, bạn có thể bán nó trên các nền tảng như CH Play, Appstore,… 

Chọn nghề mình thích hay chọn nghề làm ra nhiều tiền?

>> Tham khảo: Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

Cơ hội việc làm

Ngành công nghiệp game là một trong số ít ngành vẫn giữ được sự tăng trưởng ngay cả khi kinh tế toàn cầu trải qua đợt suy thoái do Covid-19. Nguyên nhân có thể là do trải qua những đợt dãn cách xã hội khiến hoạt động trong nhà của mọi người diễn ra thường xuyên hơn. Tất nhiên, thiếu đi sự náo nhiệt của những buổi lễ ra mắt hoành tráng, các giải đấu Esport, nhưng bù lại là sự bùng nổ của ngành streamer, cùng với nhu cầu giải trí càng ngày càng tăng của người dùng. Điều này cũng có nghĩa là có vô số vị trí việc làm ở khắp nơi cho các nhà thiết kế, lập trình game, test game,…

Không cần phải dự đoán về tiềm năng của ngành công nghiệp game khi ta chỉ tính đến trước thời điểm đại dịch bùng phát, thị trường này được định giá 137,9 tỉ USD (2018). Trong năm 2018, thị trường game ở Việt Nam đã có mức tăng trưởng lên đến 17%, đạt hơn 7.700 tỷ đồng. Điều này khiến nhu cầu nhân lực gia tăng rõ rệt trong ngành, tạo cơ hội cho những bạn trẻ đam mê với công việc thiết kế và lập trình game có thể vừa làm việc mình yêu thích vừa có được mức thu nhập cao và sự nghiệp thành công.

Những năm gần đây, cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh, game di động trở thành một trong những nhánh phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp game. Lập trình các app game cũng sẽ là một hướng đi tốt nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp trong ngành này.

Kết Luận

Lập trình viên game là một việc đòi hỏi niềm đam mê (do ngành nghề này có mức độ cạnh tranh rất cao), sức sáng tạo (những tiêu chuẩn, đòi hỏi, kỳ vọng của cộng đồng người chơi vào một tựa game ngày càng nâng cao, đòi hỏi các lập trình viên phải ngày càng sáng tạo hơn).

Việc lập trình game nếu các bạn thích thì có thể làm cho vui, nó có thể giúp các bạn sinh viên rất nhiều trong việc nâng cao kiến thức lập trình, bởi vì để lập trình thì các bạn cần phải nắm vững các kiến thức tối thiểu về lập trình và ngôn ngữ lập trình. Đôi khi, một tựa game hay không cần kỹ năng nào cao siêu mà chỉ cần đến ý tưởng độc đáo và kỹ năng lập trình ở mức độ căn bản.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên bắt đầu học những kiến thức nào để bắt đầu sự nghiệp trở thành lập trình viên game, bạn có thể tham khảo chương trình CodeGym Career. Chương trình CodeGym Career tại CodeGym cung cấp giải pháp đào tạo lập trình viên trong thời gian ngắn, thực hành liên tục và cường độ cao. Học viên sẽ thành thạo các kỹ thuật lập trình với các ngôn ngữ JavaScript, Java, PHP. Hoàn thành chương trình, học viên CodeGym có thể đảm nhận ngay vị trí lập trình viên tại công ty lập trình lĩnh vực game.

Tags: game

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

4 + 12 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM