Trang chủ » Blog » Khóa học tester cho người mới bắt đầu

Khóa học tester cho người mới bắt đầu

bởi CodeGym | 26/12/2023 14:57 | Blog

Có nên học tester không? Học tester bắt đầu từ đâu? Khóa học tester cho người mới bắt đầu ở đâu uy tín. Đây là những câu hỏi xoay quanh việc học tester đối với những bạn đang tìm kiếm một định hướng công việc tester trong tương lai. Nghề tester phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau và ai cũng có thể trở thành một người kiểm thử giỏi nếu như biết định hướng và đưa ra một lộ trình học tester phù hợp và lựa chọn nơi để đăng ký khóa học tester uy tín.  Vậy học tester cho người mới bắt đầu thì nên bắt đầu như thế nào? hãy cùng theo dõi những chia sẻ mà CodeGym gửi đến các bạn ngay sau đây.

Học tester bắt đầu từ đâu?

Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về nghề tester và mong muốn trở thành một tester thực thụ thì nên tìm hiểu một địa chỉ học tester cơ bản và uy tín. Đây là điều quan trọng nhất để bắt đầu trở thành tester, bởi nếu bạn tìm được một địa chỉ học tester uy tín, có lộ trình đào tạo rõ ràng, đường cầm tay chỉ việc và đưa ra những kiến thức cơ bản và tốt nhất, được tham gia thực chiến sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu được công việc này hơn, tránh mông lung sau khi kết thúc khóa học mà vẫn không biết nên bắt đầu công việc từ đâu.

Khóa học tester cơ bản như thế nào?

Sau khi tìm được một địa chỉ đào tạo uy tín và một khóa học tester cho người mới bắt đầu thì bạn sẽ được đào tạo từ những khái niệm cơ bản nhất. Vậy một khóa học tester cho người mới bắt đầu sẽ được học những gì?

Trước khi bắt đầu khóa học các giảng viên sẽ cho bạn biết về khái niệm tester là gì? Công việc của một tester hàng ngày sẽ là làm gì? điều này sẽ khiến cho các bạn dễ hình dung hơn về công việc của mình sau khi kết thúc khóa học. Những thông tin này các bạn có thể tìm hiểu tại Đây.

Học tester cho người mới bắt đầu

Khóa học tester cho người mới bắt đầu tại CodeGym sẽ học trong thời gian 3-4 tháng, mỗi một tuần sẽ học 2-3 buổi và mỗi buổi sẽ học 2.5 tiếng.

Các kiến thức và nguyên lý cơ bản – 21 ngày

Trong 21 ngày đầu tiên bạn sẽ được học tester với những kiến thức như sau: – 7 nguyên lý cơ bản của tester (Các kiến thức và nguyên lý cơ bản). – Quy trình kiểm thử phần mềm (tester) – Kiểm thử trong các quy trình phát triển phần mềm – Các mức độ trong kiểm thử phần mềm (kiểm thử tĩnh) – Các kỹ thuật trong hộp đen – Phân tích tài liệu và dữ liệu khách hàng – Cách làm việc với khách hàng: trao đổi các thông tin để biết được khách hàng đang cần gì và định hướng cách kiểm thử với khách hàng. – Dữ liệu SQL – Sử dụng redmine để quản lý công việc một cách hiệu quả hơn – Thiết kế testcase hay còn gọi là thiết kế kịch bản kiểm thử, để kiểm thử phần mềm và tìm ra những lỗi trong phần mềm thì bất cứ tester nào cũng đều phải đưa ra kịch bản kiểm thử (test case). – Kiểm thử ứng dụng web và app – Phần mềm có thể là website hay một code của game mobile, phần mềm được thiết kế trên app ở hệ điều hành IOS hoặc Android.

Kiểm thử bảo mật – 2 ngày

Trong 2 buổi học này các bạn sẽ được học:

– Kiểm thử bảo mật cơ bản (Security Testing): Mục đích của việc học này đấy là xác định được tất cả các lỗi cơ bản có thể có trong phần mềm, các lỗ hổng để nhằm bảo mật danh tính tránh việc mất thông tin cũng như bí mật trong kinh doanh.

– Được tìm hiểu và giới thiệu về OWASP Top 10: Đây là khái niệm về Top 10 các lỗ hổng trong bảo mật web phổ biến OWASP. Nắm vững các lỗ hổng bảo mật này sẽ giúp bạn kiểm thử một cách nhanh hơn.

– Thực hành kiểm thử bảo mật cơ bản: Các bạn sẽ được hướng dẫn bởi các giảng viên.

Kiểm thử API – 3 ngày

Sau khi kết thúc 2 ngày học các khái niệm về kiểm thử bảo mật cũng như thực hành kiểm thử bảo mật thì bạn sẽ học tester kiểm thử API trong vòng 3 ngày:

– Tổng quan về API (Application Programming Interface): Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của API.

– Tìm hiểu cấu trúc của API

– Định dạng dữ liệu JSON và XML: đây là hai ngôn ngữ lập trình bạn cũng cần phải nắm vững để ứng dụng tốt nhất trong quá trình kiểm thử.

– Cách viết testcase và kiểm thử API: Trong 21 buổi đầu tiên bạn đã được tìm hiểu về khái niệm test case và ở 3 buổi học tester cơ bản này bạn sẽ được thực hành thiết kế kịch bản kiểm thử và kiểm thử API

Kiểm thử hiệu năng – 9 buổi

Đây là những buổi học cuối cùng của khóa học tester cho người mới bắt đầu. Dù bận với bất cứ lý do gì bạn cũng không nên bỏ qua những buổi học thực hành quan trọng này.

– Kiểm thử hiệu năng là gì? Các bạn sẽ được tìm hiểu về định nghĩa, tính chất của kiểm thử hiệu năng (Performance Testing).

– Học và thực hành về kiểm thử hiệu năng: Các bạn sẽ được thực chiến làm trực tiếp kiểm thử, được cầm tay chỉ việc và hỗ trợ giải đáp những vấn đề còn chưa hiểu hết trong quá trình học tester. >> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp

Học tester ở đâu uy tín?

Có nhiều các khóa học tester được mở ra rất nhiều bởi các trung tâm đào tạo khác nhau. Tuy nhiên CodeGym vẫn là địa chỉ uy tín được nhiều bạn trẻ tìm đến và đăng ký khóa học tester. Vậy tại sao nên tham gia khóa học tester cơ bản và chuyện nghiệm tại CodeGym:

– Thời gian học ngắn – Chi phí rẻ: Vì thế đối với các bạn đã ra trường làm ngành nghề khác hay các bạn sinh viên mới ra trường hoặc chưa ra trường đều có thể sắp xếp được thời gian và đi học được.

– Lộ trình bài bản rõ ràng: Với lộ trình rõ ràng như chúng tôi đã nêu ở trên giúp bạn định hướng được việc học tốt hơn.

– Kỹ năng thực chiến: Học lý thuyết song song với thực hành các dự án sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu được quy trình làm việc hơn.

– Mentor hỗ trợ 24/7: Bất cứ khi nào bạn có thắc mắc đều có thể liên hệ đến đội ngũ Mentor để được hỗ trợ nhanh và kịp thời nhất.

Hoàn thành khóa học, học viên có năng lực:
● Có năng lực phân tích nghiệp vụ và trao đổi với khách hàng
● Có năng lực tạo lập và truy vấn được cơ sở dữ liệu quan hệ MySQL
● Có năng lực thực hiện kiểm thử bảo mật (test security)
● Có năng lực kiểm thử API bằng công cụ postman
● Sử dụng được các kỹ thuật hộp đen (blackbox) để thực hiện viết test
design, testcase
● Sử dụng được kiểm thử tĩnh (static testing) để thực hiện test sớm, kiểm
tra tài liệu
● Có năng lực thực hiện kiểm thử và đưa bug lên redmine
● Sử dụng được công cụ Jmeter để thực hiện kiểm thử hiệu năng (test
performance)
● Có năng lực tạo test plan, ước tính công việc lên kế hoạch testCó năng lực tạo checklist review tài liệu khách hàng, review testcase
● Có năng lực tạo test plan, ước tính công việc lên kế hoạch testCó năng lực tạo checklist review tài liệu khách hàng, review testcase
● Có năng lực phân tích bug và tạo test report
● Có năng lực viết test case tích hợp các chức năng
● Có năng lực làm việc nhóm
● Có kỹ năng thuyết trình
● Có năng lực học tập suốt đời
● Có năng lực quản lý công việc
● Có kỹ năng báo cáo công việc
● Có kỹ năng viết CV và phỏng vấn tuyển dụng
● Thể hiện thái độ chuyên nghiệp tại môi trường làm việc

– Chứng chỉ đầu ra: Với nội dung tham chiếu chứng chỉ ISTQB (Chứng chỉ quốc tế về Kiểm thử phần mềm), sau khi kết thúc chương trình, học viên sẽ được nhận chứng chỉ hoàn thành khóa học do CodeGym cấp..

– Hỗ trợ việc làm: 100% các học viên sau khi đào tạo đều được hỗ trợ việc làm bằng cách làm việc trực tiếp tại CodeGym hoặc giới thiệu đến các công ty đối tác. Để liên hệ học tester và đăng ký khóa học tester tại Hà Nội các bạn có thể gọi điện đến Hotline: 0989 534 458 hoặc gửi email đăng ký vào email: marketing@codegym.vn.

Tags:

0 Lời bình

Trackbacks/Pingbacks

  1. Khóa học kiểm thử phần mềm học những gì và có nội dung gì? - […] vì để trở thành người kiểm thử phần mềm bạn cần phải tham gia các khóa học tester chuyên…

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

4 + 4 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM