Android hiện đang là hệ điều hành đứng đầu thị trường di động và được sử dụng rất phổ biến trên toàn cầu. Vậy nên học lập trình Android sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các người mới bắt đầu học lập trình Android cơ bản. Hãy cùng CodeGym tham khảo trong ngay dưới đây nhé!
>> Tham khảo: Tổng hợp khóa học lập trình online cho người mới bắt đầu
Nội dung
Lập trình ứng dụng Android là gì?
Lập trình Android là nghề sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết và phát triển các phần mềm. Nhằm gia tăng tiện ích cho thiết bị di động, đặc biệt là di động sử dụng hệ điều hành. Với sự phat triển của điện thoại di động hiện nay thì nghề lập trình Android ngày càng được nhiều quan tâm và tham gia học.
Ứng dụng Android là hệ điều hành dựa trên nền tảng di động được xây dựng và phát triển theo hệ điều hành Linux bởi Google. Từ lúc mới ra mắt thì Android đã trở nên ngày càng phổ biển và người dùng ngày càng tăng cao hơn. Những ứng dụng trên nền tảng này đã được phát triển sử dụng những ngôn ngữ lập trình Java hay Kotlin.
Lập trình Android là nghề sử dụng những ngôn ngữ lập trình để viết cũng như phát triển phần mềm, nhằm tăng tiện ích cho các thiết bị di động, đặc biệt là di động sử dụng hệ điều hành. Chính vì Android trở thành một nền tảng hệ điều hành di động phổ biến mà nhu cầu đối với các nhà phát triển ứng dụng Android ngày một tăng. Từ đây nguồn việc làm của lĩnh vực này cũng ngày một cao hơn.
>> Tham khảo: Khóa học lập trình Android Online
Ứng dụng Android cung cấp nhiều điểm đầu vào
Ứng dụng Android được xây dựng với một tổ hợp các thành phần được coi là riêng lẻ. Hoạt động chính sẽ bắt đầu khi người dùng chạm vào biểu tượng ứng dụng, hoặc mọi người cũng có thể hướng người dùng đến việc thực hiện những thao tác trên ứng dụng từ một nơi khác.
Các thành phần khác, như broadcast receivers và services, cho phép ứng dụng của bạn thực hiện các tác vụ nền mà không cần giao diện người dùng.
Ứng dụng Android thích ứng với các thiết bị khác nhau
Ứng dụng Android sẽ cho phép bạn cung cấp tài nguyên khác nhau cho những thiết bị khác nhau. Hoặc với bất kỳ tính năng nào trong ứng dụng cần phần cứng cụ thể, thì mọi người có thể truy vấn trong thời gian chạy xem thiết bị sẽ có phần cứng đó hay không.
Ngoài ra, mọi người còn có thể chỉ định ứng dụng của mọi người yêu cầu một số phần cứng cụ thể, để cho Google Play không cho phép cài đặt ứng dụng trên những thiết bị không thích ứng.
Xem thêm: Lập trình Android là gì? DOWNLOAD miễn phí tài liệu học Android cơ bản
Các thành phần cần nắm khi học lập trình Android cơ bản
Activity & States
Ở hệ điều hành Android thì Activity là nơi mà người dùng có thể tương tác trực tiếp với ứng dụng và đây cũng là lý do mà Activity giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Ở mỗi ứng dụng có thể có một hoặc nhiều Activity ứng với từng màn hình, tuy nhiên mỗi ứng dụng cần phải có 1 Activity. Với một Activity cũng có thể gọi đến một Activity khác từ bên ngoài hay trong ứng dụng đều được, tuy nhiên ứng dụng ở ngoài thì cần phải được cấp quyền.
Layout trong Android
Đầu tiên muốn biết layout là gì thì cần phải hiểu về view. View sẽ được thể hiện bằng những hình chữ nhật chứa các thông tin hiển thị đến người dùng, qua đây có thể tương tác được với view. Layout chính là các View được tạo ra nhằm mục đích chứa các View con, sau đó điều khiển, sắp xếp cho các View con đó ở trên màn hình. Các layout này đều có cơ chế điều khiển vị trí View con của riêng mình.
Intents trong Android
Intent là đối tượng hỗ trợ thực hiện chức năng gửi tin nhắn ở hệ điều hành Android. Nhờ vào Intent mà những thành phần trong Android có thể yêu cầu chức năng từ một số thành phần khác.
Hơn nữa, Intent còn có thể giúp hoạt động liên lạc giữa các thành phần bên trong ứng dụng được dễ dàng hơn. Việc di chuyển từ Activity này sang Activity khác có thể thực hiện được cũng là nhờ vào Intent. Hiện nay Intent được hia thành 2 loại đó là minh bạch và ngầm.
- Intent minh bạch khi thành phần đích được ứng dụng định nghĩa trong intent.
- Intent ngầm là intent mà thành phần đích không được ứng dụng đặt tên.
Xử lý sự kiện
Xử lý sự kiện là công việc xử lý tương tác qua lại giữa những thành phần của ứng dụng và người sử dụng ứng dụng. Để nắm và xử lý được các sự kiện, hệ điều hành Android cho phép các lập trình viên thực hiện qua 5 bước cơ bản:
- Tạo riêng Member Class
- Tạo riêng Interface
- Sử dụng Anonymous Inner Class
- Implement trực tiếp trên Activity
- Sử dụng thuộc tính onClick trong View Layout
Broadcast Receiver
Broadcast Receiver có chức năng lắng nghe các trạng thái, hoạt động của hệ thống được phát ra thông qua những Intent. Ngoài ra thậm chí đây còn hoạt động ngay cả khi ứng dụng đã được tắt nên thường sẽ được dùng với service.
>> Tham khảo: Lập trình android online và khóa học cho người mới bắt đầu
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã trình bày cho những người mới biết được những thông tin cơ bản trong quá trình học lập trình Android cơ bản. Chúc mọi người sẽ có được những kiến thức cần thiết cho mình, và sẽ tự lập nên lộ trình học phù hợp với cá nhân mình nhé.
0 Lời bình