Trang chủ » Blog » Coding Bootcamp » Học Coding Bootcamp xong ra làm gì?

Học Coding Bootcamp xong ra làm gì?

bởi CodeGym | 26/12/2023 17:41 | Blog | Coding Bootcamp

Dù học gì đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng của chúng ta là để có một công việc, sự nghiệp ổn định. Vậy học Coding Bootcamp xong ra làm gì? Hay nói cách khác, học một khóa học lập trình, chúng ta có thể làm những công gì? Nhiều ý kiến cho rằng “cứ học xong, thì một coder sẽ có thể làm bất cứ công việc nào liên quan tới lập trình”.  

Suy cho cùng thì mỗi người đều có một cách trả lời khác nhau. Nhưng câu trả lời chính xác đó là bạn phải xác định được mục đích cuối cùng và mong muốn của bạn sau khi học xong một khóa lập trình. Bài viết sau đây CodeGym sẽ chia sẻ, gợi ý công việc phù hợp khi bạn học xong.

Coding Bootcamp là gì?

Định nghĩa và cách giải thích về mô hình đào tạo lập trình Coding Bootcamp đã được nhắc đến trong bài viết: Coding Bootcamp là gì? Các bạn có thể tham khảo.

Học Coding Bootcamp xong ra làm gì?

Học Coding Bootcamp xong ra làm gì? Bạn có thể tham khảo các nghề sau đây.

hoc-coding-bootcamp-xong-ra-lam-gi-4

Là một lập trình viên Full-stack

Lập trình viên web Full-stack là lập trình viên có khả năng làm việc với cả web Front-end và web Back-end.
Tại sao lại cần có những lập trình viên web Full-stack? Bởi vì, mặc dù chúng ta có thể phân chia việc lập trình web thành 2 mảng là Front-end và Back-end, nhưng 2 mảng này đều liên quan rất chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng đến nhau. Đặc biệt, theo xu hướng phát triển hiện nay của mảng web Front-end thì càng ngày các lập trình viên Front-end càng cần có những kỹ năng gần giống với kỹ năng của lập trình viên Back-end. Có nghĩa là, lập trình viên web Front-end cũng cần thành thạo thiết kế kiến trúc, thành thạo các giao thức web, thành thạo bảo mật… và thậm chí là biết các kiến thức phía Back-end. Ngoài ra, một lập trình viên web Full-stack có rất nhiều thuận lợi khi phát triển các các ứng dụng web, so với các lập trình viên chỉ chuyên biệt một mảng là Front-end hoặc Back-end. Lập trình viên web Full-stack hiểu rõ hơn về tổng quan của hệ thống, biết các thành phần được liên kết với nhau như thế nào, biết cách để các bên giao tiếp với nhau tốt nhất, biết cách để tối ưu toàn bộ hệ thống… và nhất là hiểu được công việc của các bên còn lại.

Trong thực tế, vẫn có nhiều tranh cãi xung quanh thuật ngữ “Lập trình viên Full-stack”. Lí do chính là bởi vì có nhiều định nghĩa khác nhau và cách hiểu khác nhau về “Full-stack”. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng ta cũng không đặt tham vọng thống nhất được các định
nghĩa và cách hiểu. Ngược lại, chúng ta sẽ phân tích ngữ nghĩa để hiểu hơn về một loại công việc mới, thay vì tập trung vào các tranh cãi. Stack – có nghĩa là một tập hợp các công nghệ khác nhau được sử dụng để phát triển và vận hành một sản phẩm. Chẳng hạn, MySQL – PHP – Linux – Apache – Laravel – Docker – Angular có thể được xem là một stack, tất nhiên là có thể thêm nhiều công nghệ khác vào trong stack này, tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng sản phẩm. MongoDB – Java – Spring MVC – Tomcat – Linux – ReactJS – Docker – AWS cũng có thể là một stack, và cũng có thể thêm nhiều công nghệ khác vào nữa. Các công nghệ này còn được gọi là các tầng (layer) trong một stack.

Như vậy, một lập trình viên Full-stack là một lập trình viên có thể làm việc với tất cả các layer của một stack cụ thể. Không có một lập trình viên Full-stack chung chung, mà cần phải chỉ rõ là “stack” nào (stack đó bao gồm những layer nào). Vậy còn mức độ thuần thục của các công nghệ này thì như thế nào? Tất nhiên, nếu một lập trình viên thành thạo được tất cả các công nghệ trong một stack là điều quá tốt, nhưng điều này thường chỉ đạt được với những lập trình viên khá nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong cùng một stack. Đối với các lập trình viên ít kinh nghiệm hơn, thông thường họ sẽ có thế mạnh hơn ở một số công nghệ nào đó, còn các công nghệ còn lại thì họ đủ để dùng để tạo ra sản phẩm. Khi gắn bó với một stack đủ lâu thì mức độ thành thạo của các công nghệ cũng tăng dần lên theo thời gian và thậm chí là lập trình viên đó có thể mở rộng thêm các công nghệ của một stack hoặc bắt đầu làm việc trên các stack khác.

Là một Mobile Developer (Nhà phát triển di động)

Đối tượng phù hợp cho một Mobile Developer là người yêu thích ứng dụng di động.

Đây là những người được sinh ra để lập trình nên các ứng dụng di động. Một nhà phát triển di động cần sử dụng ngôn nhữ java, C/C, C# để ứng dụng cho hệ điều hành android. Song song với đó là ngôn ngữ Swift tạo ra ứng dụng cho hệ điều hành IOS. Ngày nay với sự tăng lên số người sử dụng thiết bị di động. Số lượng nhà phát triển di động đã được tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Chính vì thế mà số lượng ứng dụng di động phục vụ cho cộng đồng cũng tăng lên ngày ngày.

hoc-coding-bootcamp-xong-ra-lam-gi-3

Là một Database Developer (Nhà phát triển cơ sở dữ liệu)

Phần tiếp theo cho câu hỏi “học lập trình xong ra làm gì? (học Coding Bootcamp xong ra làm gì), mình xin đưa ra ví dụ. Đối tượng phù hợp cho một Database Developer: Là những coder sở hữu các đáp án và tạo nên những kho dữ liệu khổng lồ.

Cái tên nhà phát triển cơ sở dữ liệu đã đặc tả lên những công việc mà học cần phải làm. Họ tạo ra cơ sở dữ liệu và quản lí nó trên môi trường IT. Nhà phát triển cơ sở dữ liệu có thể làm việc như cơ sở dữ liệu. Đảm bảo sự an toàn và khả năng truy cập dữ liệu, khả năng lưu trữ thông tin, truy xuất thông tin. Họ cũng phải giữ chức năng tiếp tục cập nhập hệ thống và cập nhập dữ liệu thông tin liên tục trong hệ thống.

hoc-coding-bootcamp-xong-ra-lam-gi-1

Là một Software Engineer (Kỹ sư phần mềm)

Tiếp tục với câu hỏi Học Coding Bootcamp xong ra làm gì? Bạn có thể trở thành một kỹ sư phần mềm.

Kỹ sư phần mềm là người thiết kế và lập trình phần mềm ở mức hệ thống. Kỹ sư phần mềm là người hiểu các chức năng của hệ thống, trao đổi với khách hàng để xác định các chức năng của hệ thống đang xây dựng. Kỹ sư phần mềm là người giao tiếp nhiều và đồng thời cũng có nền tảng kỹ thuật và các kỹ năng lập trình tốt.

Một kỹ sư phần mềm cần học JavaScript, HTML, CSS và Ruby. Giữa kỹ sư phần mềm và Người phát triển phần mềm ( Software Developer ) có ranh giới khá mờ nhạt. Nhưng vai trò của họ lại gần giống nhau.

Về phía kỹ sư phần mềm học lập trình cần hiểu sâu về sản phẩm cuối được quản trị và thiết kế như thế nào. Thông qua kiến thức mình đã được học. Một Software Engineer sẽ tìm ra hướng giải quyết để khắc phục lỗi và phát triển thêm phần mềm của mình.

hoc-coding-bootcamp-xong-ra-lam-gi

Là một Data Scientist (Nhà khoa học dữ liệu)

Phù hợp cho một Data Scientist: Là người có chuyên môn cao và là một coder từng trải.

Đây là nghề nghiệp khá là khó trong giới lập trình. “Học Coding Bootcamp xong ra làm gì”. Theo điều tra của Linkedin và một số các kênh khác. Sở dĩ nghề này khó kiếm nhân lực vì yêu cầu kĩ năng đa dạng. Người làm được công việc này vừa là Kĩ sư phần mềm, phải là người vừa lập trình, vừa thực hành. Phân tích, thống kê, trình bày số liệu từ lượng lớn dữ liệu thu thập được.

Data Scientist phải học và thành thạo SQL, Java, Python… Xây dựng lên những model để phân tích và dự đoán hành vi người tiêu dùng…

hoc-coding-bootcamp-xong-ra-lam-gi-2

Học Coding Bootcamp xong ra làm gì – làm bất cứ việc gì mình thích, ở nơi mình muốn

Trên đây chỉ là 4 trong hệ ngành CNTT mà một coder đảm nhiệm. Có lẽ bạn đã thấy sự đa dạng nó thông qua các nghề mà CodeGym nêu trên. Vì thế mà chưa có một quan điểm nào chính xác nào cho câu hỏi “Học Coding Bootcamp xong ra làm gì”. Bạn có thể tiếp tục theo học ngôn ngữ lập trình khác khi đã hoàn thành ngôn ngữ nào đó. Ví dụ một Graphic Designer, có thể học một số kiến thức cơ bản về Front-End. Giúp bạn ấy có thêm khả năng cạnh tranh trong nghề.

Tuy nhiên bạn hãy thoải mái vid hiện nay có rất nhiều nghề phù hợp cho lập trình viên. Điều quyết định đến nghề nghiệp của bạn chọn đúng cho mình ngôn ngữ phù hợp nhất.

Tổng kết

Bài viết trên đây CodeGym trả lời về câu hỏi học Coding Bootcamp xong ra làm gì. Qua bài viết, có lẽ bạn đã có cho mình câu trả lời chính xác, liệu bản thân mình muốn gì rồi phải không? Nếu bạn muốn trở thành một coder trong thời gian ngắn nhất, và muốn có việc làm IT với mức lương khủng. Đừng quên đăng kí cho mình khóa học lập trình theo mô hình Coding Bootcamp tại CodeGym nhé.

Download - Giáo trình thuật toán

8 + 9 =

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

1 + 4 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM