Trang chủ » Blog » Giải Mã Công Nghệ Blockchain 1.0 Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Blockchain1.0, 2.0, 3.0 và 4.0

Giải Mã Công Nghệ Blockchain 1.0 Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Blockchain1.0, 2.0, 3.0 và 4.0

bởi Admin | 08/01/2024 12:09 | Blog

Công nghệ Blockchain 1.0 được ra đời lần đầu tiên từ năm 2009. Tuy nhiên mãi cho đến thời gian gần đây, cụm từ Blockchain mới trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Nó trở thành một trong cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2021.

Vậy Blockchain hay Blockchain 1.0 là gì? Blockchain 1.0, 2.0, 3.0 hay 4.0 khác nhau như thế nào?  Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp “giải mã” về công nghệ này.

Công nghệ Blockchain 1.0 là gì?

DOWNLOAD NGAY TRỌN BỘ TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH TỔNG HỢP CƠ BẢN – NÂNG CAO

Công nghệ Blockchain 1.0 là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển của công nghệ Blockchain. Con số 1.0 thể hiện cho phiên bản của công nghệ này. Ở thế hệ đầu tiên 1.0, công nghệ này tập trung vào tiền điện tử và khả năng phân quyền.

Đó cũng là lý do mà khi nhắc đến phiên bản công nghệ Blockchain 1.0 nhiều người nghĩ ngay đến Bitcoin. Thậm chí một số người còn nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trong đó:

  • Bitcoin là một loại tiền điện tử.
  • Blockchain 1.0 là công nghệ tạo ra Bitcoin. Nó cho phép hỗ trợ mọi giao dịch chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số bằng tiền điện tử.

Vì vậy có thể nói công nghệ Blockchain 1.0 được bắt nguồn từ chính cấu trúc công nghệ ban đầu của tiền điện tử Bitcoin. Trong đó, sự phát triển đồng tiền này đã được dựa trên chính sự phát triển trước đó của hệ thống ECash từ những năm 1980 và 1990.

>>>Đọc thêm: Nên chọn ngôn ngữ nào để lập trình Blockchain?

Các loại Blockchain

Các loại blockchain

Các loại blockchain

 

Hệ thống Blockchain thường được phân thành 3 loại phổ biến gồm Public (Công khai), Private (Riêng tư), Permissioned (hay còn gọi là Consortium). Ngoài ra có một loại nữa nhưng ít được nhắc đến đó là loại Blockchain Hybrid (Blockchain liên hợp)

Blockchains Public

Loại Blockchain private

Loại Blockchain public

 

Các blockchain public là những blockchain hoàn toàn mở và phi tập trùng. Nó cho phép bất kỳ ai tham gia vào cũng được. Các blockchains loại này cho phép tất cả các nút của blockchain có quyền như nhau để truy cập vào blockchain. Cũng như có thể tạo các khối dữ liệu mới và xác thực các khối dữ liệu. 

Hiện nay, các blockchain public chủ yếu được sử dụng để trao đổi và khai thác tiền điện tử. Một số blockchain công khai phổ biến như Bitcoin, Ethereum và Litecoin.

Trên các blockchain công khai này, các nút “khai thác” tiền điện tử bằng cách tạo các khối cho các giao dịch được yêu cầu trên mạng bằng cách giải các phương trình mật mã. Đổi lại cho công việc khó khăn này, các nút khai thác kiếm được một lượng nhỏ tiền điện tử. Những người làm công việc này thường được gọi là thợ đào. Các thợ đào về cơ bản hoạt động như những giao dịch viên ngân hàng. 

Blockchains Private

Loại blockchain private riêng tư

Loại blockchain private riêng tư

 

Các blockchain private (riêng tư) cũng có thể được gọi là các blockchain được quản lý. Loại blockchain là các blockchain được cấp phép do một tổ chức duy nhất kiểm soát. 

Trong một blockchain riêng tư, người đứng đầu sẽ xác định ai có thể là một nút. Họ cũng không nhất thiết phải cấp cho mỗi nút quyền như nhau để thực hiện các chức năng. Đôi khi mỗi nút sẽ được thiết lập những tính năng riêng khác khau. Các blockchain riêng tư chỉ được phân cấp một phần vì quyền truy cập công khai vào các blockchains này bị hạn chế. 

Một số ví dụ về các blockchain private như mạng trao đổi tiền ảo giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Ripple và Hyperledger.

Blockchain Permissioned

Loại blockchain Permissioned

Loại blockchain Permissioned

 

Blockchain public hay private đều có nhược điểm. Cụ thể loại blockchain public có thời gian xác thực dữ liệu mới lâu hơn so với loại private. Còn blockchain private thì dễ bị gian lận.

Vì vậy để giải quyết những hạn chế của 2 loại blockchain này, blockchain hybrid liên hợp đã được phát triển. 

Các blockchains liên hợp là các blockchains được cấp phép được quản lý bởi một nhóm các tổ chức. Thay vì chỉ một thực thể, như trong trường hợp của blockchain riêng tư. Do đó, các blockchain liên hợp được phân quyền nhiều hơn so với các blockchain riêng tư, dẫn đến mức độ bảo mật cao hơn. 

Blockchains Hybrid 

Tương tự như loại blockchain permissioned. Các loại blockchain hybrid được phát triển dựa trên sự kết hợp giữa 2 loai blockchain public và private. Mục đích cũng để nhằm hạn chế nhược điểm của 2 loại này.

Blockchain hybrid là các chuỗi khối được kiểm soát bởi một tổ chức duy nhất. Điểm khác biệt của nó ở đây là nó được giám sát bởi chuỗi khối công cộng, được yêu cầu để thực hiện xác thực giao dịch nhất định. 

Một ví dụ về blockchain hybrid là IBM Food Trust. Blockchain này được phát triển để cải thiện hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. 

Sự khác nhau giữa công nghệ Blockchain 1.0, 2.0, 3.0 và 4.0

Để dễ hiểu, bạn có thể hình dung tương tự như điện thoại iphone chẳng hạn. Cùng là iphone nhưng nó chia ra iphone 11,12 mini, 12 pro, 12 promax, iphone 13, 14…Những ký tự, con số này nghĩa là cùng là iphone nhưng có nhiều phiên bản khác nhau. 

Tương tư như vậy công nghệ blockchain cũng có những phiên bản khác nhau. Cho đến thời điểm hiện nay, công nghệ Blockchain có 4 phiên bản gồm: 1.0, 2.0, 3.0 và 4.0. Cụ thể:

  • Công nghệ Blockchain 1.0 (tiền kỹ thuật số): Công nghệ Blockchain lần đầu tiên được sử dụng khi tiền điện tử Bitcoin được giới thiệu. Công nghệ này được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 1 năm 2009. Khi một tổ chức ẩn danh có nickname là Nakamoto khai thác khối khởi đầu của chuỗi, được gọi là khối gốc. Cho đến ngày nay, Bitcoin vẫn là ứng dụng được sử dụng phổ biến nhất bằng công nghệ blockchain.

Công nghệ Blockchain ở phiên bản đầu tiên chỉ được ứng dụng vào trong giao dịch tiền điện tử kỹ thuật số.

  • Blockchain 2.0 (tài chính kỹ thuật số): Đây là phiên bản công nghệ Blockchain tiếp theo sau giai đoạn 1.0. Phiên bản này cải tiến hơn phiên bản đâu ở việc nó mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực tài chính hơn. Không chỉ còn là các giao dịch tiền điện tử mà bao gồm cả các hợp đồng thông minh và một bộ ứng dụng mở rộng ra ngoài các giao dịch tiền điện tử.
  • Blockchain 3.0 (xã hội kỹ thuật số): Càng về những phiên bản sau, Công nghệ blockchain mở ra khả năng ứng dụng mạnh mẽ của nó. Ở giai đoạn phiên bản mới 3.0 này. Công nghệ Blockchain đã vươn tầm của nó ra nhiều lĩnh vực khác chẳng hạn như chính phủ, y tế, khoa học và IoT.
  • Blockchain 4.0 (tất cả các ngành công nghiệp 4.0): Cho đến thời điểm hiện nay khi mình đang viết những dòng chia sẻ này. Công nghệ Blockchain 4.0 chính là phiên bản thế hệ thứ 4, phiên bản mới nhất của công nghệ này. Blockchain 4.0 được phát triển với mục đích tập trung vào các doanh nghiệp, giúp tạo và chạy các ứng dụng giao dịch nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Công nghệ Blockchain 1.0 mất một vài năm để trưởng thành bắt đầu từ năm 2009, Blockchain 2.0 và 3.0 đã xuất hiện gần như song song một cách bùng nổ vào khoảng năm 2015. 

 

Sự khác nhau giữa công nghệ Blockchain 1.0, 2.0,3.0 và 4.0

Sự khác nhau giữa công nghệ Blockchain 1.0, 2.0,3.0 và 4.0

Quà tặng: Bài Test Online đánh giá năng lực và mức độ phù hợp của bạn với lĩnh vực lập trình

Tạm Kết

Công nghệ Blockchain 1.0 là phiên bản bắt đầu của công nghệ Blockchain. Nó chính là nền móng cho sự ra đời của các phiên bản công nghệ Blockchain sau này gồm 2.0, 3.0 và 4.0.

Với những lợi ích rộng lớn mà công nghệ Blockchain nói chung mang lại. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng công nghệ này sẽ sớm được phổ biến toàn cầu. Đồng thời phổ biến trong đa dạng các lĩnh vực. 

 

 

 

 

 

 

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

2 + 14 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM