Trang chủ » Blog » Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của em là gì?

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của em là gì?

bởi CodeGym | 29/11/2023 09:22 | Blog

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của em là gì? – Đây là câu hỏi mà mình đã từng rất bối rối khi được hỏi lúc còn là học sinh lớp 12. Đứng trước ngưỡng cửa “trưởng thành”. Chọn ngành học, chọn trường đại học là mối quan tâm lớn nhất của các bạn học sinh cuối cấp. Nhiều bạn còn rất mông lung trong việc chọn cho mình một hướng đi phù hợp. Vậy làm thế nào để trả lời được câu hỏi trên? Để chọn cho mình một công việc phù hợp thì dựa vào những yếu tố nào? Cùng tham khảo những nội dung dưới đây nhé!

Theo thống kê từ Đại học Harvard, chỉ 15% trong số khoảng ba tỷ người lao động trên thế giới có trạng thái nhiệt tình với công việc của họ. Vậy nghĩa là, có tới 85% người còn lại không “hạnh phúc” với công việc hiện tại, thâm chí ghét nó. Đó chính là kết quả của việc không kết hợp được hài hòa 4 yếu tố khi chọn nghề. Đó là: điều mà bạn thích, điều mà bạn giỏi, điều mà xã hội cần, điều mà thế giới sẵn sàng trả công cho bạn (giúp kiếm nhiều tiền). Đây chính là nội dung của Ikigai, một trong những mô hình của Nhật Bản. Với mục đích giúp cho người trẻ có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp.

Tham khảo: Chọn học nghề gì để lập nghiệp? Xu hướng học ngày này?

Phân tích mô hình hướng nghiệp Ikigai

Với mô hình định hướng nghề nghiệp này, mỗi phần giao thoa của 4 yếu tố trên sẽ tạo ra những hướng đi khác nhau. Cụ thể: 

  • “Đam mê – passion” là điều mà bạn giỏi và bạn cũng yêu thích
  • “Sứ mệnh – mission” – điều mà xã hội cần và bạn yêu thích nó
  • “Chuyên môn – profession” – điều mà thế giới sẵn sàng trả công cho và bạn giỏi
  • “Cơ hội nghề nghiệp – vocation” là điều mà xã hội cần và sẵn sàng chi trả cho bạn

Phần giao thoa của 4 yếu tố này chính là điều mà mọi người hướng tới để có cho mình một công việc “lý tưởng”. Giờ thì hãy cùng đi phân tích từng cái một để tìm được câu trả lời hay nhất khi có người hỏi: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của em là gì?

Định hướng nghề nghiệp trng tương lai của em là gì

Love – Chọn công việc mình yêu thích

Lựa chọn công việc mình yêu thích để cảm thấy vui vẻ từ 8h sáng đến 6h chiều. Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu nói này ở đâu đó rồi chứ! :)) Biết vậy, nhưng đôi khi bạn yêu thích một thứ nhưng lại không làm tốt nó. Không giỏi khiến chuyên môn của bạn không đi lên được, cũng khó kiếm tiền. Vì đó là thứ mà xã hội không sẵn sàng trả tiền cho bạn. Nhu cầu về thứ đó ít, không phải xu hướng phát triển của tương lai.

Needs – Chọn một công việc “hot”

Bạn là người luôn sẵn sàng cống hiến. Cùng với đó, bạn lại nhận thấy một vấn đề cấp thiết mà xã hội cần giải quyết. Bạn sẵn sàng chọn cong việc này để làm nhưng bạn lại không giỏi nó. Công việc đó mang tính chất “từ thiện, công đồng”, không giúp bạn kiếm ra tiền. Và bạn cũng không yêu thích nó luôn.

Khi ấy bạn sẽ thấy việc mình làm thật ý nghĩa, đầy động lực, nhưng cuộc sống lại rất chật vật, bạn còn cảm thấy chẳng yêu thích nó và cũng không tiến xa được về mặt chuyên môn.

Khi lựa chọn cho mình một công việc có thu nhập cao, nhưng điều đó không đem lại ý nghãi cho xã hội, đó cũng là công việc bạn không yêu thích, cũng không giỏi về chuyên môn lắm. Khi làm công việc này bạn sẽ có đầy đủ về vật chất nhưng về tinh thần sẽ không “hạnh phúc”. Bạn dễ cảm thấy chán nản là thiếu động lực, thấy mình không có nhiều ý nghĩa với cuộc sống.

Good at – Theo đuổi công việc mà bạn giỏi, bạn làm tốt

Đó là khi bạn cho mình công việc là bạn làm giỏi và tốt nhất. Bạn có thể dễ dàng hoàn thành nó. Tuy vậy, mặc dù làm giỏi nhưng bạn vẫn không cảm thấy thích nó. Công việc này cũng không giúp bạn kiếm ra tiền và cũng chẳng phải điều mà xã hội đang cần.

Tham khảo: Hãy cân nhắc những điều này trước khi bạn chuyển nghề

Tóm lại

Việc kết hợp được đầy đủ cả 4 yếu tố trên sẽ giúp bạn có được một công việc “mơ ước”. Bạn vừa được vui vẻ khi làm công việc mà mình yêu thích. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân khi được làm việc đúng sở trường của mình, làm thứ mà mình giỏi. Đồng thời, công việc đó lại là một nghề có ý nghĩa với xã hội, giúp bạn nỗ lực, có động lực để cống hiến, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Hơn thế nữa, đó lại là thứ mà thế giới sẵn sàng trả công cho bạn, bạn có thể kiếm tiền và làm giàu từ công việc này. Đó chính là ý nghĩa của Ikigai: cống hạnh phúc và có giá trị.

Tuy vậy, để kết hợp được tất cả thứ trên thì khó vô cùng. Tỷ lệ người làm được điều đó chắn chắn sẽ không cao. Thường thì người ta sẽ kết hợp được 2 – 3 yếu tố để lựa chọn cho mình một công việc tốt.

Dựa vào những nội dung nêu trên, mong rằng các bạn học sinh sẽ có cho mình câu trả lời “hoàn hảo” nhát cho câu hỏi: “Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của em là gì?”. Cùng với đó, dựa vào mô hình hướng nghiệp này, các thầy cô, các phụ huynh cũng sẽ giúp cho con em mình định hướng và lựa chọn được công việc tốt nhất!

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

10 + 5 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM