Trang chủ » Blog » Học nghề » [Học nghề] Chỗ sâu nhất

[Học nghề] Chỗ sâu nhất

bởi CodeGym | 04/12/2023 17:32 | Học nghề

Nếu bạn chưa bao giờ vấp ngã, có lẽ rằng bạn chưa từng chú tâm vào một việc nào có giá trị cả

—Christopher Hawkins, “So You Want To Be a Software Consultant?”

Bối cảnh

Thực hiện những bước nhỏ và an toàn làm bạn thấy không thoả mãn. Bạn bắt đầu sợ rằng đây không còn là một “cao nguyên” nữa mà chỉ còn là một cái “rãnh”. Khi bạn ở trên “cao nguyên”, bạn củng cố các kỹ năng qua việc luyện tập thật siêng năng để có thể đạt đến mức cao hơn; còn khi ở trong “rãnh”, năng lực mà không có chút hứng thú nào rồi cũng sẽ trở thành sự tầm thường.

Vấn đề

Bạn cần phát triển các kỹ năng, sự tự tin, và portfolio để có thể thành công trong công việc. Bạn cảm thấy cần phải thử thách bản thân với những thứ lớn hơn. Điều này bao gồm dự án lớn hơn, nhóm làm việc lớn hơn, nhiều việc khó hơn, những lĩnh vực kinh doanh hoặc địa điểm mới.

Giải pháp

Hãy nhảy ngay vào “chỗ sâu nhất’. Chờ đợi đến khi bạn sẵn sàng có thể sẽ trở thành công thức cho việc không bao giờ làm gì cả. Vậy nên khi bạn được đề nghị một chức vị cao hay một vấn đề nan giải, hãy nắm chặt lấy nó bằng cả hai tay. Sự phát triển chỉ thực sự xảy ra bằng cách nhận một công việc khó xơi và làm những việc khiến bạn phải cố gắng.

Điều này có nhiều rủi ro. Nếu bạn hiểu sai vấn đề và mất tập trung bạn có thể sẽ không tồn tại được. Nhưng thật tốt là có rất nhiều nơi trong ngành IT mà bạn có thể chấp nhận rủi ro mà không phá hỏng sự nghiệp của mình khi bạn thất bại. Rủi ro là những cơ hội được nhìn thấy qua nửa đôi mắt của sự sợ hãi. Điều này không có nghĩa là nói dối trong CV để nhận được một công việc mà bạn không thể làm, hoặc nó phải là chấp nhận thử thách với sự chuẩn bị cẩu thả. Ngược lại, nó có nghĩa là chấp nhận lên chức hoặc các dự án ngoài khi được đề nghị, kể cả khi tỷ lệ thất bại cao đang nhìn thẳng vào mặt bạn. Chuẩn bị cho việc thất bại và đứng dậy sau đó sẽ mở ra các cánh cửa mà những kẻ nhút nhát không bao giờ thấy được

Nhảy bằng cả hai chân

Tôi vào một công ty của Tây Ban Nha làm về hệ thống cung cấp điện tử viễn thông. Tôi làm trong đội “cứng” của công ty.

Công việc cũng bình thường và không có gì thử thách. Đã có một phương hướng để tôi trở thành CTO và tôi rất thất vọng với toàn bộ lộ trình đó.

Tôi bắt đầu trở nên chán nản và quyết định rời đi khi biết rằng công ty đang cần một cố vấn bên Nigeria. Tôi đề cập trong lúc tán gẫu rằng tôi sẽ làm nó.

Tôi gặp mặt với các CTO và CEO họ hỏi tôi có sẵn sàng thay đổi không. Hợp đồng của tôi sẽ thay đổi và tôi sẽ không còn là một nhân viên bình thường nữa.

Họ muốn tôi bán sản phẩm của công ty nhưng tôi không phải là một người bán hàng. Sau đó tôi đọc một bản báo cáo khá đáng sợ về việc Lagos và thành phố đứng thứ 3 về độ nguy hiểm trên thế giới. ĐIều này làm tôi rất sợ. Nhưng tôi tự trấn an bản thân rằng nếu nó thực sự nguy hiểm như vậy, mình có thể bay về bất cứ lúc nào.

2 tuần sau, tôi bay tới đó. Nói chuyện với một người đồng nghiệp đã từng sinh sống tại đó trước khi rời đi thực sự có ích. Có thể tôi can đảm hoặc ngu ngốc nhưng những nỗi sợ đó tự dưng biến mất. Có thể không trong ngày đầu tiên hay ngày thứ 2 mà chỉ cần sau vài tuần tôi đã như cá trong hồ.

Đây đáng lý ra chỉ là một bản hợp đồng nhỏ trong 3 tháng nhưng tôi ở lại trong gần 2 năm để hỗ trợ khách hàng. Tôi nhận ra rằng không có cách nào để bán được hệ thống của chúng tôi tại đây. Họ cần một thứ gì đó khác. Hệ thống của chúng tôi không thể giúp họ, vậy nên tôi đã nhảy vào và sửa dịch vụ của họ và xây dựng lên một hệ thống mà thực sự đáp ứng nhu cầu của họ.

Từ lúc ở Nigeria tôi đã đến hầu như tất cả các đất nước ở Tây Phi. Và giờ đây tôi đang làm việc tại London.

—Enrique Comba Riepenhausen, email

Mặc dù chúng ta ủng hộ việc tìm ra những thử thách khó nhất trong khả năng của chúng ta, bạn vẫn cần nhớ rằng nếu mực nước mà ở quá đầu của bạn, có nghĩa rằng bạn sắp chết đuối. Dù trong ví dụ của Enrique ở trên, khi mà anh ấy đang thay đổi cuộc đời mình một cách to lớn, anh ấy vẫn di chuyển đến một đất nước mà anh ấy chỉ biết một người và có thể nói tiếng bản địa. Trách nhiệm của bạn là bù lại rủi ro của cách tiếp cận này bằng cách “Tìm những người thầy” và những “Tâm hồn đồng cảm” mà có thể hỗ trợ bạn khi bạn cần.

Bạn cũng cần phải “Tạo ra những vòng lặp phản hồi”, để khi mà dự án thử thách đang ra khỏi tầm kiểm soát bạn có thể bắt nó lại và nhờ sự trợ giúp ngay lập tức.

Hành động

Dự án nào là thành công nhất trong sự nghiệp của bạn về định nghĩa những dòng code và số lượng nhà phát triển? Codebase nào là to nhất mà bạn đã từng tự mình xây dựng? Hãy viết ra câu trả lời cho các câu hỏi này, và sau đó hãy xem rằng bạn có thể tìm ra một khía cạnh khác trong sự phức tạp của dự án  và các cách khác để đo đạc các dự án của mình hay không. Hãy dùng những số liệu này để đánh giá tất cả các dự án mà bạn đã từng tham gia vào. Bây giờ, khi có một dự án mới, bạn có thể vẽ một biểu đồ gồm tất cả các dực án và xem xem rằng dự án mới này sẽ nằm đâu trong đó. Sau một thời gian, bạn sẽ có thể dùng biểu đồ này để xem sự nghiệp của bạn đang đi đến đâu, và bắt đầu ra những quyết định dựa trên nó đi.

Bài tiếp: [Học nghề] Rút lui với năng lực sẵn có

Bài trước: [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

5 + 10 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM