Tìm hiểu các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Data Analyst giúp bạn chuẩn bị tốt, tự tin hơn trước mắt nhà tuyển dụng. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều chú ý một số câu hỏi có thể đánh giá tổng quát khả năng của ứng viên Data Analyst. Cùng CodeGym tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Nội dung
- 1. Lý do bạn muốn trở thành 1 Data Analyst?
- 2. Bạn biết những phần mềm phân tích dữ liệu nào?
- 3. Trong quá trình phân tích dữ liệu, bạn gặp phải những khó khăn nào?
- 4. Khi dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn cần làm gì?
- 5. Bạn sẽ làm gì khi được giao dự án phân tích mới?
- 6. Bạn đối phó với căng thẳng và áp lực như thế nào?
1. Lý do bạn muốn trở thành 1 Data Analyst?
Câu hỏi này giúp các nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp nhất định ở khả năng, tư duy và mục đích của bạn. Bạn hãy trả lời câu hỏi này bằng cách giải thích những lý do khiến bạn muốn trở thành Data Analyst và các kỹ năng mà bạn thấy mình phù hợp với công việc này.
Gợi ý trả lời: Tôi tự nhận thấy mình là người nhạy bén với các con số, khả năng thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường tốt. Tôi chọn công việc này vì nó phù hợp với những ưu thế của tôi cũng như tôi đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, tôi cũng thấy Data Analyst là ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
2. Bạn biết những phần mềm phân tích dữ liệu nào?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng cứng của ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc hay không. Vì vậy, khi trả lời bạn nên chỉ ra những đặc điểm nổi bật về việc hiểu và sử dụng tốt các phần mềm phân tích dữ liệu.
Gợi ý trả lời: Tôi đã từng học tập và làm việc với nhiều loại phần mềm phân tích dữ liệu. Ví dụ tại công ty abc, tôi đã sử dụng một số phần mềm phân tích dữ liệu như… Thêm vào đó, tôi còn có thể tạo databases trong Access cũng như sử dụng thành thạo bảng trong Excel.
=>>> Tham khảo khoá học Bootcamp Javascript tại CodeGym ở đây.
3. Trong quá trình phân tích dữ liệu, bạn gặp phải những khó khăn nào?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sâu hơn về cách bạn tiếp cận và giải quyết vấn đề. Vì vậy, khi trả lời bạn nên giải thích đầy đủ những khó khăn mà mình gặp phải và cách giải quyết. Nên chú ý không đổ lỗi cho người khác.
Gợi ý trả lời: Trong khi thực hiện quá trình phân tích dữ liệu, trong một số trường hợp tôi phải đối diện với một số khó khăn như:
- Có các mục bị trùng lặp và xuất hiện lỗi chính tả. Khi gặp các lỗi này, tôi đã dành thời gian tỉ mẩn để kiểm soát, xử lý vấn đề để đảm bảo chất lượng tối đa cho dữ liệu.
- Các dữ liệu không đảm bảo chất lượng do lấy từ nguồn tin không đáng tin cậy. Tôi đã dành thời gian để sắp xếp và dọn dẹp lại chúng.
- Dữ liệu phân tích được trích xuất từ nhiều nguồn nên đôi khi có sự mâu thuẫn và khác biệt. Chính vì vậy, ngoài dọn dẹp, tôi phải kết hợp dữ liệu, sắp xếp lại để tránh sự không tương thích để đảm bảo phân tích nhanh chóng và chính xác hơn.
- Dữ liệu thu được còn thiếu sót hay không đầy đủ là một khó khăn lớn với 1 Data Analyst. Điều này dẫn tới rủi ro về việc kết quả thu được sai hoặc bị lỗi. Tôi đã phải cẩn thận trong việc thu thập và phân tích lại.
4. Khi dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn cần làm gì?
Câu hỏi này giúp các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng đối diện và xử lý vấn đề của bạn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý vào việc mô tả lại khả năng của bạn trong câu trả lời.
Gợi ý trả lời: Một số cách tôi làm khi đối diện với việc dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường:
- Sử dụng các chiến lược như phương pháp xác định, phương pháp loại bỏ, ước lượng, dự báo và phương pháp dựa trên mô hình để tìm kiếm dữ liệu bị thiếu.
- Chuẩn bị một bản báo cáo để phân tích về dữ liệu bị thiếu hoặc có dấu hiệu bất thường.
- Xem xét kỹ các dữ liệu có dấu hiệu bất thường để đánh giá tính hợp lệ, tương thích và độ an toàn của chúng.
- Thay thế các dữ liệu không hợp lệ (nếu có) bằng dữ liệu thích hợp (nếu được).
=>>> Xem thêm bài viết: Bộ câu hỏi phỏng vấn Tester và bí quyết trả lời “ăn điểm”
5. Bạn sẽ làm gì khi được giao dự án phân tích mới?
Nhà tuyển dụng muốn hiểu được quá trình suy nghĩ của ứng viên để đảm bảo Data Analyst trong tương lai của họ có đủ sự kỹ lưỡng và biết cách tổ chức công việc.
Gợi ý câu trả lời: Sau khi nhận dự án mới, tôi sẽ xác định rõ vấn đề hoặc mục tiêu để có hướng đi đúng. Sau đó, tôi sẽ khám phá dữ liệu của dự án và làm quen với nó. Tiếp theo, tôi sẽ chuẩn bị dữ liệu và lập mô hình. Các bước sau, tôi sẽ lập mô hình, triển khai và theo dõi kết quả.
6. Bạn đối phó với căng thẳng và áp lực như thế nào?
Câu hỏi phỏng vấn Data Analyst này giúp người phỏng vấn có thể đánh giá xem bạn có khả năng đáp ứng được công việc hay không, bởi một Data Analyst chắc chắn phải thường xuyên đối diện với tình trạng căng thẳng, áp lực. Vì vậy, bạn nên đưa ra ví dụ thực tế để giải quyết sự căng thẳng trong công việc để đảm bảo chất lượng công việc.
Gợi ý trả lời: Tôi không ngại áp lực, bởi có áp lực mới có kim cương. Vì vậy, tôi đã rèn luyện và tự nhận thấy là mình làm việc tốt hơn dưới áp lực cũng như môi trường đầy thử thách. Ví dụ, mặc dù deadline áp lực nhưng tôi vẫn đảm bảo hoàn thành công việc chất lượng cao để hoàn thành dự án đúng hạn.
Để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu chuyên nghiệp, tự tin 100% trước mọi cuộc phỏng vấn Data Analyst, bạn hãy tham gia khóa học tại CodeGym. Người học được cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết cho công việc, đảm bảo tốt các yêu cầu của nhà tuyển dụng.
0 Lời bình