Trang chủ » Blog » Tổng quan về Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing)

Tổng quan về Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing)

bởi CodeGym | 29/11/2023 09:20 | Blog

“Điện toán đám mây” là gì ?

Nếu làm việc trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến “Điện toán đám mây”. Vậy bạn đã hiểu như thế nào về khái niệm này?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điện toán đám mây qua một loạt các bài viết về chủ đề này. Bài viết đầu tiên là tìm hiểu tổng quan về điện toán đám mây.

Hiểu theo cách đơn giản, điện toán đám mây là một tập hợp các tài nguyên máy tính và các dịch vụ cung cấp thông qua Internet. Các sản phẩm phần mềm hoặc cấu hình phần cứng sẽ được phân phối đến người dùng theo dạng dịch vụ. Nghĩa là, khách hàng có thể thuê sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, có thể thay đổi mức đáp ứng của dịch vụ để phù hợp với nhu cầu, hoặc có thể hủy dịch vụ khi không cần dùng nữa.

Lợi ích

Vậy mô hình này có ích gì cho người dùng và doanh nghiệp?

Lợi ích đầu tiên là tiết kiệm chi phí

Hãy so sánh với việc sử dụng tài nguyên máy tính hoặc phần mềm theo mô hình truyền thống trước đây. Nếu cần soạn thảo văn bản,… chúng ta có thể nghĩ đến một phần mềm phục vụ việc soạn thảo và định dạng như Microsoft Words. Nếu cần một công cụ để ghi chép sổ sách kế toán, chắc hẳn sẽ cần đến Excel, Misa,…

Trong trường hợp muốn xây dựng một website hoặc một hệ thống nội bộ, chúng ta cần mua và thiết lập máy chủ có cấu hình phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta đều phải thanh toán các chi phí một lần để sở hữu các tài nguyên này (như việc mua máy chủ, mua bản quyền phần mềm để có thể sử dụng trên máy tính cá nhân). Và mức phí phải trả một lần thường khá cao (và có thể sử dụng vĩnh viễn).

Với mô hình dịch vụ, chúng ta sẽ chia nhỏ các khoản thanh toán theo từng khung thời gian sử dụng. Ví dụ: 1 tháng; 3 tháng; 6 tháng; 1 năm,.. Mức chi phí cho mỗi lần thanh toán sẽ giảm đi đáng kể. Khi không cần sử dụng nữa, chúng ta có thể hủy dịch vụ và không tốn thêm chi phí nào khác. *Việc này giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng và doanh nghiệp.

Lợi ích thứ hai là độ ổn định cao. Đồng thời, giảm chi phí và rủi ro khi duy trì đội ngũ nhân sự CNTT nội bộ. Một nền tảng điện toán đám mây thường đáng tin cậy hơn nhiều so với cơ sở hạ tầng CNTT nội bộ, với ít trường hợp ngừng hoạt động hoặc gián đoạn dịch vụ. Hệ thống vận hành của dịch vụ sẽ được chính đơn vị cung cấp phát triển và duy trì. Người sử dụng (hoặc doanh nghiệp thuê dịch vụ) chỉ quan tâm đến việc ứng dụng hiệu quả trong công việc, mà không phải bận tâm đến hạ tầng hoặc những kỹ thuật ngoài lĩnh vực chuyên môn. Hơn nữa, đội ngũ hỗ trợ dịch vụ của nhà cung cấp thường đáp ứng 24/7, và người sử dụng không phải lo lắng khi cần hỗ trợ mỗi khi gặp sự cố.

Phân loại

Để có thể hiểu rõ vào áp dụng hiệu quả mô hình điện toán đám mây. Chúng ta cần phân loại các mô hình đang có và xem xét việc áp dụng các mô hình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hiện tại, chúng ta có thể phân loại một số mô hình dịch vụ như sau:

PHẦN MỀM NHƯ MỘT DỊCH VỤ (SAAS)

Đây là mô hình dịch vụ mà trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng một phần mềm dạng dịch vụ hoàn chỉnh. Khách hàng chỉ cần lựa chọn ứng dụng phần mềm nào phù hợp với nhu cầu và chạy ứng dụng đó qua Internet. Mô hình này giải phóng người dùng khỏi việc quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, hệ điều hành… tất cả sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý và kiểm soát để đảm bảo ứng dụng luôn sẵn sàng và hoạt động ổn định.

Ví dụ: Dropbox, Canva, Asana, Trello, Google Suite (Sheets, Docs, Drive,…), Saleforce.com, Cloud9.com,…

NỀN TẢNG NHƯ MỘT DỊCH VỤ (PAAS)

Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một nền tảng cho khách hàng. Khách hàng sẽ tự phát triển ứng dụng của mình nhờ các công cụ và môi trường phát triển được cung cấp hoặc cài đặt các ứng dụng sẵn có trên nền tảng đó. Khách hàng không cần phải quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng bên dưới bao gồm cả mạng, máy chủ, hệ điều hành, lưu trữ, các công cụ, môi trường phát triển ứng dụng nhưng quản lý các ứng dụng mình cài đặt hoặc phát triển.

Ví dụ: Amazon Web Services, Google App Engine, Microsoft Azure, Saleforce Platform, Red Hat Openshift, …

HẠ TẦNG NHƯ MỘT DỊCH VỤ (IAAS)

Trong loại dịch vụ này, khách hàng được cung cấp những tài nguyên máy tính cơ bản (như bộ xử lý, dung lượng lưu trữ, các kết nối mạng…). Khách hàng sẽ cài đặt hệ điều hành, triển khai ứng dụng và có thể nối các thành phần như tường lửa (firewall) và bộ cân bằng tải (load balancer). Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản bên dưới, khách hàng sẽ phải quản lý hệ điều hành, lưu trữ, các ứng dụng triển khai trên hệ thống, các kết nối giữa các thành phần.

Ví dụ: DigitalOcean, Rackspace, Google Compute Engine,…

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY.

Trong các bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu nền tảng kỹ thuật và hạ tầng hỗ trợ việc xây dựng nên các mô hình dịch vụ như trên.

Xem thêm về TDD – Hướng phát triển kiểm thử

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

3 + 7 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM