Nghe đến đề thi JavaScript chắc anh em sẽ nghĩ nó khó. Tuy nhiên không phải vậy, code JavaScript không hề khó. Để nắm rõ được về nó, cần chăm chỉ luyện tập nâng cao tay nghề. Dưới đây mình đã tổng hợp đến top 10+ bộ đề thi code JavaScript hay nhất trong năm 2024 có lời giải. Cùng xem qua nhé!
Nội dung
- 1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho đề thi JavaScript
- 2. Độ khó, cấu trúc và nội dung dự kiến của đề thi JavaScript
- 4. Tổng hợp top 10+ bộ đề thi JavaScript hay nhất 2024
- 4.1. Đề số 1
- Cho người dùng nhập vào tên và tuổi. Hãy viết lại tên và tuổi của người đó ra màn hình bằng hàm document.write, trong đó tên có màu đậm, tuổi được gạch chân.
- Kết Luận
1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho đề thi JavaScript
Việc chuẩn bị cho đề thi JavaScript trong năm 2024 có rất quan trọng lớn và có thể ảnh hưởng đến sự thành công của bạn trong lĩnh vực lập trình và phát triển web. Dưới đây là một số lý do tại sao việc chuẩn bị cho đề thi Javácript lại quan trọng:
1.1. Khẳng định kiến thức
Đề thi JavaScript thường kiểm tra kiến thức cơ bản và nâng cao về ngôn ngữ lập trình này. Chuẩn bị cho đề thi giúp bạn khẳng định và củng cố kiến thức của mình
Cập nhật kỹ năng: Lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển web thường xuyên thay đổi. Việc ôn tập và chuẩn bị cho đề thi giúp bạn cập nhật kỹ năng mới và theo kịp các xu hướng mới nhất.
1.2. Tạo cơ hội việc làm
Đối với những người đang tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực lập trình, việc có kết quả tốt trong các bài thi JavaScript có thể giúp bạn nổi bật trước nhà tuyển dụng và tạo cơ hội việc làm tốt hơn.
1.3. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề:
Lập trình JavaScript không chỉ đòi hỏi kiến thức kỹ thuật mà còn kỹ năng giải quyết vấn đề. Chuẩn bị cho đề thi giúp bạn rèn luyện kỹ năng này.
1.4. Xây dựng sự chuyên nghiệp
Việc lập trình JavaScript không chỉ yêu cầu kiến thức kỹ thuật, mà còn đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề. Việc chuẩn bị cho các bài tập thi sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng này một cách hiệu quả hơn.
Tóm lại, việc chuẩn bị cho đề thi JavaScript trong năm 2024 không chỉ giúp bạn củng cố kiến thức mà còn tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích trong sự nghiệp lập trình và phát triển web về sau này.
2. Độ khó, cấu trúc và nội dung dự kiến của đề thi JavaScript
Để xác định độ khó, cấu trúc và nội dung dự kiến của đề thi JavaScript năm 2024, bạn cần tìm hiểu từ các nguồn tài liệu chính thống và thông tin cụ thể từ trường học, tổ chức thi, hoặc trang web cung cấp thông tin về các kỳ thi lập trình.
Thông tin về đề thi có thể thay đổi từ năm này sang năm khác, và việc cập nhật thông tin mới nhất là rất quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn có thể chú ý trong một đề thi JavaScript năm 2024:
2.1. Độ khó
Đề thi JavaScript năm 2024 có thể có độ khó biến đổi. Tuy nhiên bạn có thể tập trung vào cấp độ từ cơ bản đến nâng cao khi tiếp cận với đề thi này một cách dễ dàng hơn.
Có thể có các câu hỏi về cú pháp JavaScript, xử lý chuỗi, mảng, đối tượng, sự kiện, và DOM (Document Object Model). Đề thi có thể đòi hỏi bạn phải giải quyết các bài toán lập trình sử dụng JavaScript.
2.2. Cấu trúc
Đề thi thường có một cấu trúc cố định với nhiều loại câu hỏi khác nhau như trắc nghiệm, điền từ trống, và bài toán lập trình. Cấu trúc thời gian thi có thể gồm nhiều phần, và mỗi phần có thời gian giới hạn.
2.3. Nội dung dự kiến
Đề thi có thể bao gồm các chủ đề sau:
- Cú pháp JavaScript: Biến, toán tử, điều kiện, vòng lặp, hàm, và sự kiện.
- Xử lý mảng và chuỗi dữ liệu.
- DOM (Document Object Model) và sự tương tác với trang web.
- Xử lý lỗi và debugging.
- Xử lý bất đồng bộ (asynchronous) với Promises và Callbacks.
- Thao tác với JSON và AJAX.
- Có thể có phần đặc biệt về ES6 hoặc các tính năng mới nhất của JavaScript nếu nó được đưa vào chương trình đào tạo
4. Tổng hợp top 10+ bộ đề thi JavaScript hay nhất 2024
4.1. Đề số 1
Cho người dùng nhập vào tên và tuổi. Hãy viết lại tên và tuổi của người đó ra màn hình bằng hàm document.write, trong đó tên có màu đậm, tuổi được gạch chân.
Giải mẫu:
<HTML>
<HEAD> </HEAD>
<BODY>
<script language = “JavaScript”>
var Ten, Tuoi; // Khai báo 2 biến để lưu tên và tuổi
Ten = prompt(“Bạn hãy nhập vào tên “, “”);
Tuoi = prompt(“Bạn hãy nhập vào Tuổi : “, 20);
document.write(“Chào bạn : <B> ” + Ten + “</B>”);
document.write(“<BR>”); // Xuống dòng
document.write(“Tuổi của bạn là : <U> ” + Tuoi + “</U>”);
</script>
</BODY>
</HTML>
4.2. Đề thi JavaScript số 2
Tạo một nút nhấn (button) có name là welcome, value là ” Welcome “. Một textbox có tên là msg, value = “Welcome to”.
Hướng dẫn: Sử dụng phương thức (hàm) write của đối tượng document để tạo.
Giải mẫu:
<HTML>
<HEAD> </HEAD>
<BODY>
<script language = “JavaScript”>
document.write(“Tao Button va Text bang Script<BR>”);
document.write(“<BR>”);
document.write(“<input type=button name=welcome value = ‘Welcome’ “);
document.write(“onclick = ‘alert (‘Welcome to JavaScript’);’ > “);
document.write(“<input type = text name = msg value = ‘Welcome to’>”);
</script>
</BODY>
</HTML>
4. 3. Đề thi JavaScript số 3
Tạo một nút như trong ví dụ 2 và thêm chức năng sau: Khi người dùng click vào nút welcome thì hiển thị thông báo “Welcome to JavaScript”
Hướng dẫn: Dùng thẻ để tạo nút nhấn và thêm thuộc tính onClick = “<Câu lệnh JavaScript>;” (Trong đó <Câu lệnh JavaScript> có thể là một lệnh JavaScript bất kỳ, ví dụ lệnh document.write, alert, prompt hoặc lệnh gọi hàm v.v…)
Giải mẫu:
<HTML>
<HEAD> </HEAD>
<BODY>
<input type=button name= welcome value=”Welcome” onclick=”alert(‘Welcome to JavaScript’);”>
</BODY>
</HTML>
4.4. Đề thi JavaScript số 4
Lấy (đọc) giá trị của một phần tử HTML
Tạo 2 phần tử như trong ví dụ 2 bằng thẻ HTML, khi người dùng click chuột vào nút Welcome thì hiển thị nội dung chứa trong text có tên là msg.
Hướng dẫn: Để lấy giá trị của một phần tử HTML, bạn viết <Tên phần tử>.value
Ví dụ: msg.value cho ta giá trị của text tên là msg.
Giải mẫu:
<HTML>
<HEAD> </HEAD>
<BODY>
<input type = button name = welcome value = “Welcome” onclick = “alert(msg.value)”>
<input type = text name = msg value = “Welcome to JavaScript” size = 30>
</BODY>
</HTML>
4.5. Đề thi JavaScript số 5
Khai báo hàm trong JavaScript và cách liên kết nút nhấn với một hàm
Tạo 2 phần tử như ví dụ 2, khi người dùng nhấn nút thì gọi một hàm có tên là HienThi, hàm hiển thị có chức năng hiển thị nội dung trong text có tên là msg ở trên.
Hướng dẫn: Trong thẻ tạo button, bạn đặt thuộc tính onClick = “<Tên hàm>”, trong trường hợp này bạn đặt OnClick = “HienThi()”. Điều này có nghĩa là khi người sử dụng Click chuột (OnClick = Click chuột) thì trình duyệt hãy gọi hàm HienThi().
Cũng giống như trong ngôn ngữ C, Một hàm bắt buộc phải có cặp ngoặc đơn, cho dù có tham số hay không. Ví dụ khi gọi hàm HienThi thì bạn phải viết là HienThi().
Giải mẫu:
<HTML>
<HEAD>
<Script Language = “JavaScript”>
function HienThi() // Khai báo một hàm tên là HienThi
{
alert(msg.value); // Lấy nội dung trong text box và hiển thị
alert(“Bạn hãy nhập vào ô text và thử lại !”);
}
</Script>
</HEAD>
<BODY>
<input type = button name = welcome value = “Welcome” onclick = “HienThi()”>
<input type = text name = msg value = “Welcome to JavaScript” size = 30>
</BODY>
</HTML>
4.6. Đề thi JavaScript số 6
Minh hoạ cách khai báo và sử dụng đối tượng Date trong JavaScript để hiển thị ngày giờ của hệ thống.
Yêu cầu: Hãy hiển thị ngày và giờ của hệ thống máy tính khi trang Web được nạp. Thông tin hiển thị ra có dạng như sau:
Hướng dẫn: Sử dụng đối tượng Date và sử dụng các hàm lấy thứ, ngày, tháng, năm để in thông tin ra màn hình. Chú ý đến các hàm tính tháng, ngày trong tuần bị hụt một đơn vị.
4.7. Đề thi JavaScript số 7
Minh hoạ cách khai báo và dùng đối tượng Date để lấy giờ, phút, giây của hệ thống.
Yêu cầu: Hiển thị Giờ và phút trong thanh tiêu đề của cửa sổ khi trang Web được nạp.
Hướng dẫn: Giá trị hiển thị trong thanh tiêu đề của trang web được lưu trong thuộc tính title của đối tượng document, do vậy để hiển thị thông tin trên thanh tiêu đề, bạn cần viết: document.title = <Giá trị>. Ví dụ, để hiển thị dòng chữ “Hello Every body !”, bạn viết: document.title “Hello Every body !”
Minh hoạ:
<HTML>
<BODY>
<script language=”JavaScript”>
var D = new Date();
document.title = “Bây giờ là: ” + D.getHours()+” giờ “+ D.getMinutes()+ ” phút.”;
</script>
</BODY>
</HTML>
4.8. Đề thi JavaScript số 8
Vận dụng biến đối tượng Date để tính tuổi của một người.
Yêu cầu : Cho người dùng nhập vào năm sinh của họ, sau đó hiển thị tuổi tương ứng.
Hướng dẫn: Sử dụng đối tượng Date để lấy năm hiện tại. Tuổi sẽ bằng năm hiện tại trừ đi năm sinh vừa nhập vào.
Minh hoạ mẫu:
<HTML>
<TITLE>Tính tuổi</TITLE>
<BODY>
<script language=”JavaScript”>
var D = new Date();
var NamSinh, NamHienTai;
NamHienTai = D.getYear(); // Lưu năm hiện tại vào biến
NamSinh = prompt(“Bạn sinh năm bao nhiêu ? : “,””);
alert(“Tuổi của bạn bây giờ là : ” + (NamHienTai-NamSinh));
</script>
</BODY>
</HTML>
4.9. Đề thi JavaScript số 9
Tương tự như bài 3 nhưng năm sinh nhập vào không được lớn hơn năm hiện tại.
Hướng dẫn: Sử dụng vòng lặp do…while để yêu cầu nhập lại nếu năm sinh > năm hiện tại.
Minh hoạ mẫu:
<HTML>
<TITLE>Tinh tuoi</TITLE>
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf-8″>
<BODY>
<script language=”JavaScript”>
var D = new Date();
var NamSinh, NamHienTai;
NamHienTai = D.getYear(); //Lưu năm hiện tại vào biến
do {
NamSinh = prompt(“Bạn sinh năm bao nhiêu : “,””);
} while (parseInt(NamSinh)>NamHienTai); //Nhập lại nếu Năm sinh>năm hiện tại
alert(“Tuổi của bạn bây giờ là : ” + (NamHienTai-NamSinh));
</script>
</BODY>
</HTML>
4.10. Đề thi JavaScript số 10
Minh hoạ việc khai báo và sử dụng biến đối tượng Array để lưu trữ danh sách và cách sử dụng các hàm của đối tượng Array như hàm sort và vòng lặp for…in
Yêu cầu: Cho người dùng nhập vào danh sách tên của một lớp, sau đó sắp xếp theo vần Alphabet rồi hiển thị danh sách đã sắp xếp đó ra màn hình, mỗi người trên một dòng.
Hướng dẫn: Sử dụng vòng lặp for để cho phép nhập danh sách họ tên và Lưu danh sách vào một mảng, sau đó sử dụng phương thức sort của đối tượng mảng để sắp xếp, tiếp theo dùng vòng lặp for…in để in các phần tử trong danh sách.
Minh hoạ mẫu:
<HTML>
<TITLE>Sắp xếp mảng</TITLE>
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf-8″>
<BODY>
<script language=”JavaScript”>
var SoLuong, x;
var DS = new Array(100); //Khai báo mảng DS, có thể lưu tối đa là 100 phẩn tử
SoLuong = prompt(“Bạn cần nhập bao nhiêu người: “, 5);
for (i=0; i < SoLuong; i++)
{
DS[i] = prompt(“Nhập vào họ tên: “,””);
}
//Gọi hàm sort của đối tượng mảng DS để sắp xếp
DS.sort();
//Hiển thị kết quả sau khi sắp (sort)
document.write(“<h1>Danh sách đã sắp xếp là </h1>”);
for (x in DS) /* Nên sử dụng cấu trúc for … in này để duyệt mảng */
{
document.write( DS[x] );
document.write(“<BR>”); // Xuống dòng
}
</script>
</BODY>
</HTML>
Nhận xét: Nếu muốn sắp theo chiều giảm dần thì sau khi sort bạn gọi hàm reverse.
Kết Luận
Trên đây là danh sách top 10+ bộ đề thi JavaScript từ cơ bản đến phức tạp mà tất cả các developer đều nên thử ít nhất một lần trong quá trình học tập và làm việc. Hãy luyện tập nhiều với những dạng bài tập này để tìm kiếm thêm các dự án khác, rèn kỹ năng của bạn và nâng cao trình độ!
0 Lời bình