Hoạt động phân tích dữ liệu là một trong những hoạt động quan trọng. Giúp doanh nghiệp dựa vào dữ liệu đó để đưa ra định hướng phát triển thích hợp. Làm sao để phân biệt giữa data engineer vs data analyst trong phân tích dữ liệu? Nếu không hiểu rõ hai nghề này sẽ khiến nhiều người nhầm lẫn. bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai nghề về phân tích dữ liệu trên.
Nội dung
1. Khái niệm data engineer vs data analyst
Data engineer vs data analyst là hai ngành nghề về việc phân tích dữ liệu. Hai nghề này thường bị hiểu lầm là một nhưng chúng là hai công việc thực hiện những nghiệp khác nhau.
1.1 Data engineer
Data engineer hay kĩ sư phân tích dữ liệu là công việc chuyên thực hiện thu thập, lưu trữ dữ liệu, quản lý dữ liệu trong nhiều nhiệm vụ khác nhau. Mục đích là tạo nên một nền tảng cần thiết để tạo ra dữ liệu.
Data Engineer tiến hành thu thập dữ liệu từ một số trang web, một số phần mềm nghiệp vụ như phần mềm bán hàng, Corebanking, excel file, text file…. . Từ những dữ liệu thu được, data engineer tiến hành tổng hợp thành một nguồn dữ liệu chung. Nguồn dữ liệu này sử dụng cho các phòng ban nghiệp vụ, Data Analyst, Data Scientist, Business Intelligence tiến hành công việc của họ.
1.2. Data analyst
Data analyst thực hiện việc khai thác, làm sạch, thăm dò và trực quan hóa dữ liệu. Đem lại nguồn dữ liệu phù hợp, phục vụ cho mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Các nguồn dữ liệu được thu thập một cách hỗn độn nên cần có một người để thực hiện phân tích chúng. Nhờ sự phân tích này mà chủ doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng. Từ đó có những điều chỉnh định hướng và kế hoạch phát triển cho phù hợp.
Nếu bạn quan tâm đến công việc về lập trình hoặc trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu. Xem thêm khóa học lập trình miễn phí cho người mới bắt đầu hoặc khóa học chuyên viên phân tích dữ liệu của CodeGym Online.
2. Yêu cầu công việc của data engineer vs data analyst
Mỗi ngành nghề sẽ có một yêu cầu công việc khác nhau, cả về kiến thức chuyên môn và kỹ thuật. Biết về yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề sẽ giúp bạn đi đúng hướng hơn. Lựa chọn một công việc hoặc vị trí phù hợp với bản thân mình.
2.1. Tiêu chí để trở thành data engineer
Data Engineer có yêu cầu về kinh nghiệm nhất định ở vị trí Data Analyst. Để trở thành data engineer, người học cần đáp ứng hai tiêu chí sau:
– Trình độ kỹ thuật chuyên môn: Được cấp chứng nhận về khoa học máy tính hoặc công nghệ thông tin.
– Yêu cầu kỹ thuật: Có nền tảng về SQL và NoSQL . Hiểu về luồng đi của dữ liệu. Có khả năng tạo và tích hợp APIs.
2.2. Tiêu chí để trở thành data analyst
Data Analyst là vị trí dành cho những người mới bắt đầu với lập trình và phân tích dữ liệu. Muốn trở thành data analyst cần đáp ứng những yêu cầu sau:
– Về trình độ chuyên môn: Cần có bằng STEM hoặc bằng cử nhân/ kỹ sư trong lĩnh vực thống kê hay khoa học máy tính. Hoặc bằng cấp của cơ sở, trung tâm đào tạo data analyst.
– Yêu cầu về kỹ thuật: hiểu về Python, R, SQL, CQL; có khả năng khai thác dữ liệu và sử mapReduce, Spark, Big Data, Machine learning, IoTs, AI; sử dụng thành thạo data analyst tool.
Như vậy, sự khác biệt giữa data engineer vs data analyst là cách sử dụng nguồn dữ liệu. Những kỹ năng của một data analyst sử dụng để thu thập và xử lý dữ liệu. Còn những kỹ năng của data engineer sử dụng để quản trị những dữ liệu đó, đòi hỏi họ phải thành thạo về thống kê và toán học.
3. Nhiệm vụ và vai trò của data engineer vs data analyst
Để thực hiện tốt công việc phân tích dữ liệu, data engineer vs data analyst sẽ có nhiệm vụ và vai trò cụ thể. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các dữ liệu thu thập được.
3.1. Công việc data engineer
Khi trở thành data engineer, bạn sẽ thực hiện một số công việc như sau: Phát triển, kiểm tra và duy trì kiến trúc dữ liệu, tạo ra luồng data và ETL của dữ liệu, phát triển machine learning và phân tích model nhằm đảm bảo dữ liệu được ổn định và có độ chính xác cao.
Cụ thể thực hiện công việc theo 3 giai đoạn như sau:
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau và tiến hành lưu trữ chúng.
- Sử dụng một số công cụ chuyên dụng để tiến hành lưu chuyển, làm sạch và tập trung dữ liệu
- Tổng hợp và trích xuất dữ liệu thành nguồn dữ liệu chung.
3.2. Công việc data analyst
Data analyst thực hiện những công việc sau:
- Chuẩn bị các bước trước khi tiến hành thu thập dữ liệu.
- Tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết từ nguồn dữ liệu chung
- Chịu trách nhiệm trong việc phân tích và thống kê dữ liệu nhằm tạo ra báo cáo thống kê.
4. Mức thu nhập và lộ trình thăng tiến
Có thể thấy, data engineer vs data analyst phù hợp với nhiều đối tượng. Mỗi nghề sẽ có định hướng phát triển khác nhau.
4.1. Data analyst
Mức thu nhập thông thường của một chuyên viên phân tích dữ liệu dao động trong khoảng từ 7 triệu đến 50 triệu một tháng.
Sau một thời gian làm việc, data analyst trải qua những vai trò như sau:
– Mức độ Fresh/ junior: chuyên viên có kinh nghiệm làm việc từ 0 đến 2 năm.
– Mức độ Senior/ Supervisor: có từ 2 đến 4 năm kinh nghiệm
– Mức độ Manager/Leader: Có từ 4 năm kinh nghiệm trở lên.
4.2. Data engineer
Theo thống kê và nghiên cứu về việc làm thì công việc data engineer có thể mang lại mức thu nhập khoảng từ 12 triệu đến 100 triệu 1 tháng.
Để trở thành một data engineer chuyên nghiệp thì bắt đầu từ vị trí Software Engineer hoặc nhà phân tích kinh doanh. Sau một thời gian làm việc và phát triển mới có thể đảm nhận vị trí data engineer.
Như vậy, data engineer vs data analyst thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Nhưng đều góp phần tạo ra một kết quả phân tích tốt nhất, hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
0 Lời bình