Chúng ta đang sống trong thời kỳ của kỷ nguyên số gắn liền với những đột phá về công nghệ, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò là công nghệ cốt lõi. Trong tương lai, cách sống, làm việc, sản xuất của con người sẽ được thay đổi mạnh mẽ. Công nghệ mới sẽ sắp xếp lại thị trường lao động, nhiều việc làm truyền thống sẽ mất đi, nhiều công việc mới, cơ hội mới sẽ xuất hiện thay thế.
Vậy cần phải chuẩn bị những gì để nắm bắt được những cơ hội và thử thách khi tham gia thị trường công nghệ?
Để đạt được hoài bão, theo đuổi ngành CNTT, trước tiên bạn cần trau dồi kiến thức của bản thân ngay từ những bức đi đầu tiên. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan nhất về xu hướng CNTT tại Việt Nam hiện nay, giúp bạn định hình được con đường theo đuổi công nghệ sắp tới.
Nội dung
1. Tổng quan về ngành CNTT tại Việt Nam trong kỷ nguyên số
Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư CNTT luôn nằm trong nhóm dẫn đầu các ngành nghề tuyển dụng tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Theo nghiên cứu của WEF (2015), Việt Nam thuộc Top 10 quốc gia có số lượng kỹ sư tốt nghiệp nhiều nhất và là điểm đến gia công CNTT yêu thích nhất của các công ty Nhật Bản.
Thị trường nhân lực CNTT tại Việt Nam đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết!
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành CNTT, nguồn nhân lực được xem là yếu tố gốc rễ để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng dụng CNTT, ngoài ra là các nhân tố như đầu tư, công nghệ, thị trường… Phát triển nhân lực CNTT với các kiến thức, kỹ năng hướng chuẩn quốc tế đóng vai trò quyết định trong việc nghiên cứu – sản xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu quốc gia và có tính cạnh tranh cao.
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tăng đáng kể. Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT năm 2018 là khoảng 40.000 doanh nghiệp. Thêm vào đó, Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel… đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu về nhân lực CNTT. Cùng với đòi hỏi về phát triển các hệ thống giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn thông tin mạng, yêu cầu đối với chuyển đổi số nhu cầu nhân lực CNTT sẽ tiếp tục tăng.
Năm 2019, trong 236 trường Đại học trên cả nước, có 149 trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT với tổng số chỉ tiêu hơn 51.000 sinh viên, 412 trường Cao đẳng và trung cấp nghề, cùng với hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp đào tạo lập trình trên của nước. Tuy đã có sự tăng đáng kể về số lượng trong những năm gần đây, nhưng nhu cầu nhân lực CNTT vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là kỹ sư CNTT chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thật dễ hiểu vì sao kỹ sư CNTT là “con cưng” của các nhà tuyển dụng!
Đăng ký nhận tài liệu: “Tất tần tật những điều người học lập trình không thể bỏ qua” tại đây
2. Xu hướng tuyển dụng và triển vọng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam
A. Kỹ sư CNTT cần gì để “cưa cẩm” nhà tuyển dụng?
B. Lộ trình phát triển nghề nghiệp của các kỹ sư CNTT tại Việt Nam
Có hai con đường mà các kỹ sư CNTT tại Việt Nam lựa chọn. Đó là việc trở thành một nhà quản lý hoặc trở thành các chuyên gia CNTT. Cả hai lựa chọn này đều rất hấp dẫn và có nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
C. Chính sách đãi ngộ hấp dẫn
Về mức lương:
Tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của ứng viên, mức lương khởi điểm trung bình đối với kỹ sư mới ra trường là từ 350-400USD. Các công ty thường có nhu cầu cao về tuyển dụng các kỹ sư ở trình độ này để họ đào tạo thêm nhằm phục vụ cho yêu cầu công việc. Ngoài ra chế độ lương và đãi ngộ còn phụ thuộc vào kết quả công việc và thành quả trong suốt quá trình làm việc của một kỹ sư CNTT.
Về thưởng:
- Tùy thuộc chế độ, chính sách công ty.
- Các quyền lợi cơ bản như nghỉ phép năm, đi du lịch cùng công ty.
- Đối với một số công ty áp dụng hình thức cử kỹ sư CNTT đi làm việc tại nước ngoài, mức chi phí được cấp hàng ngày có sự dao động từ 20-80USD tùy từng công ty.
- Có một số công ty áp dụng chính sách thưởng hoàn thành dự án nhưng mức thưởng không nhiều so với tổng thu nhập năm.
3. Các nhóm nghề CNTT tại Việt Nam
A. Lĩnh vực phát triển phần mềm
- Lập trình viên – Kỹ sư phát triển phần mềm
- Kỹ sư thiết kế phần mềm
- Kiến trúc sư phần mềm
- Kỹ sư kiểm thử phần mềm
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
- Kỹ sư cầu nối
- Quản lý dự án
B. Lĩnh vực mạng và an toàn thông tin mạng
- Kỹ sư quản trị mạng
- Kỹ sư an toàn thông tin
- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật
- Quản lý công nghệ thông tin
C. Các lĩnh vực công nghệ mới
- SMAC
- AI – Trí tuệ nhân tạo
- IoT – Internet of Things
- Blockchain
Ngoài ra, còn một số lĩnh vực khác như: công nghệ đa phương tiện, kỹ sư hệ thống thông tin, chuyên viên R&D, chuyên viên tư vấn CNTT, giảng viên chuyên ngành CNTT, chuyên viên kinh doanh kỹ thuật…
Nếu như bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ, có mong muốn nắm bắt các thông tin về xu hướng nghề nghiệp cũng như lộ trình phát triển khi theo ngành CNTT, hãy tham gia Hội thảo “Xu hướng nghề nghiệp bền vững trong kỷ nguyên số” để cập nhật những kiến thức ngành nghề mới nhất và được giải đáp thắc mắc, định hướng nghề nghiệp nhé!
Nguồn: Theo Bộ Thông tin và Truyền thông
Đăng ký nhận bộ tài liệu học Java trên 2 trang giấy tại đây
Xem thêm: Java Coding Bootcamp là gì? Tổng quan về Java Coding Bootcamp
0 Lời bình