Nghề lập trình với mức lương hàng chục triệu đang là mục tiêu của rất nhiều giới trẻ hiện nay. Thế nhưng mọi người thường nghĩ lập trình rất khô khan và chẳng có gì ngoài viết code cả ngày. Đây là suy nghĩ không đúng bởi lập trình hiện nay cần tốn nhiều tư duy và sự linh hoạt hơn để bắt kịp xu hướng hiện đại. Cùng xem qua bài viết sau để biết một ngày làm việc của lập trình viên gồm những gì nhé!
Nội dung
I. Họp hàng ngày (Daily Meeting)
Họp hàng ngày thường diễn ra vào khoảng thời gian ngắn buổi sáng. Việc này nhằm mục đích báo cáo tổng quan tình hình công việc của team. Phát hiện và sửa chữa những lỗi sai kịp thời
Từng thành viên sẽ trình bày về nội dung và tiến độ thực hiện công việc trong tuần của mình. Sau đó chia sẻ những kiến thức và cùng nhau giải quyết các khó khăn.
II. Một ngày làm việc của lập trình viên không thể thiếu viết Code
Khi hỏi công việc của lập trình viên là gì thì mọi người đều sẽ trả lời là viết code. Đây là một đáp án đúng nhưng chưa đủ. Bởi code được viết theo công thức nhưng người viết cần phải có tư duy linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu của cấp trên, đảm bảo code tốt. Bạn cần có ý tưởng hoàn chỉnh trước khi thực sự viết code.
III. Phân tích nghiệp vụ
Tại các doanh nghiệp lớn, việc phân tích nghiệp vụ sẽ có một bộ phận chính chuyên đảm nhận. Còn tại các công ty vừa và nhỏ, các lập trình viên đôi khi sẽ phải “đá” chéo sân sang cả vai trò này.
Khi đó, bạn là người đứng giữa khách hàng và team phát triển sản phẩm gọi là BA (Business Analyst). Nhiệm vụ của bạn là thu thập mong muốn của khách hàng thông qua các câu hỏi sau:
- Yêu cầu của khách hàng có khả thi không?
- Có nên làm tính năng đó hay không? Nếu không thì BA cần phân tích được và mất để chỉ ra cho khách hàng.
Ngoài ra, BA còn có một số công việc điển hình khác như:
- Chuyển các yêu cầu của khách hàng thành công việc cụ thể
- Phân tích rủi ro khi sửa đổi, bổ sung các tính năng vào hệ thống
- Đưa ra các lời khuyên cho khách hàng
IV. Review Code
Review code cũng là công việc quan trọng trong một ngày làm việc của lập trình viên. Các mã code nên được đánh giá kịp thời để có những chỉnh sửa đảm bảo hiệu quả công việc. Công việc này thường được thực hiện bởi leader hay những người có kinh nghiệm code. Đôi lúc các developer cũng có thể review chéo code của nhau.
So với việc viết code, review code khó khăn hơn bởi:
- Code được viết bởi người khác và bạn cần phải hiểu vì sao họ lại viết như vậy.
- Sau khi review mà vẫn có lỗi thì bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Người review code cần suy nghĩ “sâu xa” hơn để tìm ra các trường hợp mà đoạn code đó không xử lý được.
V. Thử nghiệm
Tương tự như công việc BA phía trên, tại các công ty lớn sẽ có bộ phận Tester chính chuyên. Họ là người thử nghiệm và đảm bảo phần mềm chạy đúng và mượt mà. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc lập trình viên thường phải kiêm luôn vai trò của một tester. Họ sẽ test chéo chức năng và trả kết quả cho nhau.
Tuy nhiên các kết quả này thường không đáng tin cậy vì developer rất tin tưởng đồng nghiệp. Họ cho rằng trường hợp này quá cơ bản nên chắc chắn đồng nghiệp của họ đã xử lý rồi, nhưng kết quả thường không như vậy.
VI. Họp cùng các phòng ban liên quan
Ngoài các bộ phận truyền thông, hành chính cần phải họp giao ban thường xuyên. Các lập trình viên cũng phải tham gia rất nhiều các cuộc họp khác nhau:
- Khi có dự án mới
- Hoàn thiện một dự án
- Khi cần thảo luận lại một business không rõ ràng
- Thảo luận với đối tác
- Tổ chức training công nghệ mới
- Khi team có member mới
Tần suất diễn ra các cuộc họp sẽ khác nhau tùy vào công ty và team của bạn. Thế nhưng đây là việc bắt buộc và diễn ra khá thường xuyên khi bạn là một lập trình viên. Tùy vào vị trí và sự tín nhiệm mà các developer còn có thể kiêm một số vai trò trong cuộc họp như người làm chủ, người nêu ý kiến, thư ký …
VII. Cập nhật và bảo trì website
Nếu hỏi lập trình viên làm những công việc gì, chắc chắn không thể không kể đến những hoạt động trên website. Thông thường, Developer có nhiệm vụ viết code, quản lý backend của một trang web. Thế nhưng trong một số công ty, Developer còn được yêu cầu thiết kế frontend cho website. Họ sẽ theo dõi hiển thị các bài đăng trên website mỗi ngày để đảm bảo ấn tượng tốt cho các khách hàng.
VIII. Một số công việc khác
Bên cạnh những công việc chính quan trọng trong ngày như đã kể trên, các lập trình viên còn phải thực hiện một số công việc khác trong ngày như:
- Kiểm tra email để đảm bảo không sai sót từ phía công ty lẫn clients
- Cài đặt ổ cứng cho máy tính nhân viên công ty
- Cài đặt phần mềm, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động máy tính
- Thực hiện các buổi seminar công nghệ hàng tháng do công ty tổ chức
- Cập nhật xu hướng phát triển website mới để bắt kịp xu hướng
Trên đây chính là review chi tiết về một ngày làm việc của lập trình viên. Nếu bạn muốn được trải nghiệm thực tế các công việc thú vị này thì hãy đăng ký ngay khóa học đảm bảo việc làm tại CodeGym Online ngay từ hôm nay nhé!
>>> Xem thêm
0 Lời bình