Trang chủ » Blog » Lập trình web full stack cần học những gì?

Lập trình web full stack cần học những gì?

bởi Admin | 08/01/2024 12:17 | Blog

Một người học lập trình web full stack có thể nói như là một người đa năng, có hiểu biết và kinh nghiệm từ mảng front end cho đến back end và cả phần cứng. Theo báo cáo thị trường IT 2021 của TopDev, vị trí lập trình viên web full stack đang đứng đầu trong danh sách các vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao. 

Vậy để trở thành một nhà phát triển web full stack đòi hỏi cần học những gì? Người học lập trình web full stack có thể làm được những gì? Bài viết dưới đây, CodeGym Đà Nẵng sẽ giúp bạn trả lời cho những băn khoăn này ngay nhé!

Lập trình web fullstack cần học những gì

Lập trình web fullstack cần học những gì

Lập trình web full stack là gì?

Thuật ngữ lập trình web full stack dùng chỉ vị trí làm hầu hết tất cả các bước trong lập trình web. Bao gồm từ front end đến back end, database, hệ thống, bảo mật,… Chịu trách nhiệm từ phần giao diện cho đến cấu trúc dữ liệu đằng sau. Đồng thời kể cả khâu để đảm bảo cuối cùng sản phẩm được hoàn thiện và vận hành trơn tru. 

Mặc dù vậy, một lập trình viên web full stack không nhất thiết phải là người giỏi tất cả các công nghệ. Nhưng họ có thể học hỏi nhanh chóng những công nghệ và áp dụng vào dự án và công việc họ làm khi cần thiết.

Trong đó, front end nói một cách đơn giản là phần giao diện của trang web. Nó là phần mà người dùng có thể nhìn thấy trực quan và tương tác được. 

Còn thuật ngữ backend dùng để mô tả phần ẩn đằng sau, chúng ta không nhìn thấy được. Nó bao gồm 3 phần chính gồm máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu.

Học lập trình web nên bắt đầu từ đâu?

Lập trình web full stack cần học những gì?

DOWNLOAD NGAY TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH TỔNG HỢP CƠ BẢN – NÂNG CAO

Mặc dù lập trình viên full stack làm rất rộng nhưng không nhất thiết phải thông thạo tất cả các công nghệ. Tuy nhiên việc nắm hầu hết về các công nghệ sẽ giúp hỗ trợ đáng kể cho vị trí công việc này.

Các kiến thức lập trình cơ bản

Bước đầu khi học lập trình, bạn nên trang bị các kiến thức về lập trình cơ bản trước. Nền móng vững chắc thì sau này khi chuyển sang học kiến thức nâng cao sẽ dễ dàng hơn.

Trong giai đoạn đầu này bạn nên học một số kiến thức sau:

  • Giải quyết vấn đề và thuật toán
  • Biến, kiểu dữ liệu và toán tử
  • Cấu trúc điều kiện
  • Cấu trúc lặp
  • Mảng
  • Hàm
  • Lập trình hướng đối tượng
  • HTML cơ bản

Kiến thức lập trình Front end

Bạn nên học các kiến thức về ngôn ngữ HTML, CSS và JavaScript. Đây là một trong những kiến thức nền tảng cần học khi mới học lập trình web.

Trong đó, HTML là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Nó được xem là khung sườn cơ bản nhất của một trang website. Các lập trình viên chỉ sử dụng HTML xây dựng giao diện cấu trúc cho phần nội dung. Còn để phát triển một trang web trở nên chuyên nghiệp hơn thì phải kết hợp với CSS và JavaScript.

CSS là ngôn ngữ định dạng. Trong phát triển web, nó hỗ trợ trong việc định dạng các siêu văn bản dạng thô được tạo ra từ HTML thành một website có bố cục, màu sắc, ảnh nền, hiệu ứng..

Javascript là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay (Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 Developers Recruitment State). Các công cụ, thư viện và framework mới của ngôn ngữ này được cập nhật và phát hành liên tục. Trong phát triển web, nó hỗ trợ trong việc tạo ra các tính năng để tương tác với người dùng. Chẳng hạn như chat, cập nhật nội dung hay các hiệu ứng slide,…

Kiến thức lập trình Back end

Sau khi học xong front end, bạn sẽ tiếp tục chọn học một ngôn ngữ lập trình bên back   end. Ở phần này, bạn có thể chọn một trong các ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, .NET,…Bạn sẽ học công nghệ phát triển ứng dụng web, xây dựng được các website hoàn thiện bằng một trong những ngôn ngữ trên.

Cùng với đó, bạn cũng sẽ phải học một vài các framework phổ biến như Spring Framework, Angular, Bootstrap,…Đồng thời cũng mở rộng thêm năng lực thông qua việc học các framework khác như Reactjs, jQuery, Vuejs,..

Một kiến thức khác mà bạn cũng nên học ở phần backend đó là database và bộ nhớ đệm (cache). Database đóng vai trò trong lưu trữ dữ liệu và lưu tải bộ nhớ máy chủ của trang web. Vì vậy nắm vững phần này sẽ hỗ trợ bạn trong việc tổ chức và lưu trữ dữ liệu như thế nào để việc quản trị database được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Top 7 lý do nên chọn học ngôn ngữ lập trình Java

Thiết kế

Đây là kỹ năng quan trọng nhưng các bạn lập trình viên full stack thường bỏ qua. Với những kiến thức UX, UI design,…sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong phát triển web. Chính các kiến thức về thiết kế giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng. Từ đó có thể giúp mở rộng hệ thống sau này. 

Và vì kỹ năng này có khá nhiều bạn bỏ qua nên nếu bạn sở hữu được kỹ năng này thì lại càng gia tăng giá trị bản thân trong vị trí công việc này nữa đấy.

Quà tặng: Bài test đánh giá mức độ phù hợp với ngành lập trình được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia của CodeGym Đà Nẵng

Học lập trình web full stack làm được gì?

Để trở thành một lập trình viên web full stack quả thật khá gian nan. Nhưng phía cuối con đường bạn sẽ nhận được “hào quang” sáng chói. Với khả năng có thể phụ trách cả front end và back end, những lập trình viên web full stack luôn được các doanh nghiệp săn đón cũng là điều dễ hiểu.

Một số công việc lập trình viên web full stack có thể đảm nhận

  • Các công việc liên quan về máy chủ, mạng và hosting về hệ điều hành.
  • Phân tích, thiết kế, xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu
  • Viết ứng dụng, phụ trách dịch vụ web thông qua sử dụng các ngôn ngữ lập trình
  • Tiếp nhận những yêu cầu, phản hồi của khách hàng để triển khai dự án
  • Kiểm tra, khắc phục các lỗi phát sinh trên web hay ứng dụng.
  • Cải tiến, hoàn thiện tối ưu cho giao diện, tốc độ xử lý của web, ứng dụng.

Một số sản phẩm người học lập trình web full stack có thể làm được

  • Tạo được các website để trình bày thông tin. Ví dụ như quảng bá sản phẩm, sự kiện, tạo profile trực tuyến…
  • Tạo được các newsletter để gửi qua email. Công cụ có thể phục vụ các chiến dịch marketing, chăm sóc khách hàng…
  • Tạo được các website để chia sẻ thông tin. Chẳng hạn như kiến thức chuyên ngành, giới thiệu các địa điểm,…
  • Phát triển được các ứng dụng web hoàn chỉnh. Ví dụ như website thương mại điện tử, website giải trí, website quản lý đơn đặt hàng.
  • Tạo được các website thương mại điện tử với các chức năng như quản lý sản phẩm, quản lý khách hàng, …
  • Tạo được các website giải trí, chẳng hạn như giới thiệu các bộ sưu tập, chia sẻ âm nhạc, chia sẻ video, chia sẻ tin tức.
  • Lấy được dữ liệu được cung cấp bởi các dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như: Youtube, Facebook, Gmail…
  • Tạo được các ứng dụng Angular phục vụ cho các hệ thống đòi hỏi một giao diện hiện đại, đáp ứng tốt các tương tác của người dùng. Trang web này sẽ tương tự như giao diện của Facebook, Youtube, Google+…

     Tìm hiểu khóa học lập trình web Java Full Stack có cam kết việc làm 100%

Tạm kết

Vị trí lập trình web full stack đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn và cả những kỹ năng. Không hẳn là phải thành thạo và sử dụng tất cả các công nghệ, kiến thức vào làm việc. Tuy nhiên biết nhiều và hiểu nhiều về các kiến thức liên quan sẽ giúp bạn có lợi thế hơn rất nhiều. Vì vậy nếu bạn mong muốn trở thành một lập trình viên full stack mảng website thì ngay từ bây giờ bạn nên nỗ lực trau dồi và rèn luyện ngay đi nhé!

 

0 Lời bình

Trackbacks/Pingbacks

  1. Khóa học lập trình web Full - Stack sẽ học những gì? - […] tâm dạy lập trình web, học tại trường Đại học/Cao đẳng, tự học… Vậy lập trình web Full –…

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

12 + 9 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM