Trang chủ » Blog » Kiểm thử phần mềm là gì? Tổng quan về nghề kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm là gì? Tổng quan về nghề kiểm thử phần mềm

bởi Admin | 08/01/2024 12:05 | Blog

Kiểm thử phần mềm là một bước không thể thiếu trong quá trình sản xuất và cho ra đời sản phẩm mới. Vậy kiểm thử phần mềm là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi vì nó cung cấp cho bạn các kiến thức liên quan mà bạn đang tìm kiếm.

 

Kiểm thử phần mềm là gì

Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm (Software testing) là khâu cuối cùng trong việc ra mắt một sản phẩm công nghệ. Đây là phương pháp kiểm tra xem sản phẩm đó đã phù hợp với yêu cầu đặt ra hay chưa, có lỗi gì hay không, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng chưa…

Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester) sẽ thực hiện kiểm tra, phân tích, quan sát, đánh giá sản phẩm công nghệ. Việc này sẽ giúp sản phẩm công nghệ tới bước hoàn thiện, hạn chế lỗi nhất khi ra mắt khách hàng. 

Với các công ty sản xuất và phát triển phần mềm thì kiểm thử phần mềm có vai trò cốt yếu. Bởi nó đảm bảo uy tín của công ty. Giúp tránh những trường hợp xuất hiện lỗi trong quá trình sử dụng sản phẩm và bị khách hàng khiếu nại.

Tuy nói rằng kiểm thử phần mềm là khâu cuối cùng trong các khâu sản xuất phần mềm, nhưng trong khâu này còn nhiều khâu nhỏ khác. Nó chạy theo 1 trình tự từ việc phân tích yêu cầu sản phẩm, tiến hành viết testcase, kiểm thử, báo cáo,… Và nó có thể được thực hiện bởi nhiều người khác nhau. Bởi vì kiểm thử phần mềm thường làm việc theo team.

Tổng quan về kiểm thử phần mềm

Nếu bạn đang có ý định theo đuổi nghề kiểm thử phần mềm, mình nghĩ bạn cần biết nhiều kiến thức hơn ngoài “kiểm thử phần mềm là gì?”. Dưới đây mình sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại kiểm thử phần mềm, mục tiêu của ngành kiểm thử này nhé!

Đọc thêm: Bật ngửa với mức lương của chuyên viên kiểm thử phần mềm hiện nay

Các loại kiểm thử phần mềm

2 loại kiểm thử phần mềm mà bất kì người nào muốn theo đuổi nghề kiểm thử phần mềm cũng nên biết là Manual Tester và Automation Tester.

Manual Tester

Là phương pháp kiểm thử thủ công, được thực hiện hoàn toàn bởi các Tester mà không dùng tới bất kỳ công cụ tự động nào. 

Tester sẽ từng bước thực hiện các bước trong quy trình kiểm thử. Vì vậy nên khi thực thi sẽ có một vài lỗi không mong muốn do sai sót của Tester. Ngoài ra, phương pháp này sẽ gặp hạn chế với các lỗi khó xử lý nếu thực hiện bằng sức người. Kiểm thử thủ công sẽ rơi vào các tình trạng chán nản vì phải kiểm thử 1 lỗi nhiều lần trong nhiều dự án.

Tuy nhiên, Manual Testing không yêu cầu Tester phải biết lập trình. Bên cạnh đó, nó giúp cho các Tester tăng khả năng tư duy, sáng tạo, phân tích các lỗi mới của phần mềm. Điều này giúp các Tester nâng cao trình độ của mình hơn trong sự nghiệp làm nghề kiểm thử.

Automation Tester

Là phương pháp kiểm thử tự động, được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ các công cụ tự động mà không cần dùng quá nhiều tới sức người. Phương pháp này tiết kiệm được nhiều công sức và giúp doanh nghiệp tốn ít tiền thuê nhân lực hơn. Mặc dù tốn ít tiền thuê nhân lực hơn Manual Tester, kiểm thử tự động lại yêu cầu các doanh nghiệp tốn tiền vào đầu tư công cụ kiểm thử tự động.

Nhưng với loại kiểm thử này, nó lại tốn ít thời gian kiểm thử hơn và kết quả kiểm thử đáng tin cậy hơn so với làm thủ công. 

Mục tiêu của kiểm thử phần mềm

Đối với các doanh nghiệp chuyên về các sản phẩm phần mềm mà nói, kiểm thử phần mềm là khâu vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo cho sản phẩm đó hạn chế lỗi nhất có thể, đáp ứng được yêu cầu ban đầu đặt ra và làm hài lòng khách hàng. Có như vậy thì uy tín doanh nghiệp đó mới được duy trì và nâng cao.

Khi kiểm thử phần mềm hoạt động hiệu quả, nó sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích sau đây:

  • Tiết kiệm chi phí: Giả sử các lỗi phần mềm không được phát hiện, thì việc tìm ra và sửa lỗi sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Và việc xác định lỗi trong giai đoạn đầu trước khi ra mắt sản phẩm sẽ giúp quá trình sửa chữa tốn ít chi phí hơn.
  • Bảo mật: Kiểm thử phần mềm sẽ hạn chế được các rủi ro về bảo mật sản phẩm, kéo được sự tin cậy từ khách hàng về doanh nghiệp.
  • Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo được chất lượng sản phẩm nếu kiểm thử kỹ càng.
  • Sự hài lòng của khách hàng: Kiểm thử nếu hiệu quả sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đây là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp khi ra mắt 1 sản phẩm công nghệ.

Trên đây chỉ là một số kiến thức tổng quan chung để bạn có thể hiểu cơ bản về lĩnh vực này. Ngoài ra còn nhiều kiến thức sâu hơn trong lĩnh vực này mà mình không thể chia sẻ hết trong cùng một bài viết này được. Vì vậy với những kiến thức sâu hơn về ngành mình sẽ chia sẻ trong các bài tiếp theo. Như các kỹ thuật kiểm thử phần mềm mà mọi Tester nên biết. Hay tổng hợp bộ các câu hỏi phỏng vấn về kiểm thử phần mềm

Tổng kết

Nếu thực sự muốn theo đuổi nghề kiểm thử phần mềm, các bạn có thể tham gia các khóa học online, học tại nhà hoặc theo học tại các trung tâm. Nếu bạn vẫn chưa biết tham gia khóa học nào, hãy thử tìm hiểu khóa đào tạo Tester tại CodeGym Đà Nẵng. Chỉ với 3 tháng, bạn sẽ dễ dàng trở thành chuyên viên kiểm thử. CodeGym cam kết 100% có việc làm sau khóa học và hoàn toàn bộ học phí nếu không có việc làm trong vòng 90 ngày.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về kiểm thử phần mềm. Hy vọng có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi của mình và có cái nhìn tổng quát về kiểm thử phần mềm. Chúc các bạn thành công!

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

2 + 8 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM