JavaScript là ngôn ngữ lập trình được ứng dụng rất nhiều trong việc xây dựng những trang web hiện đại hiện nay. Những có lẽ rất nhiều bạn sẽ thắc mắc JavaScript là ngôn ngữ thông dịch hay biên dịch. Cùng CodeGym Online tìm hiểu kỹ hơn về điều này nhé!
Nội dung
1. Ngôn ngữ thông dịch và biên dịch có gì khác nhau?
Trong ngành lập trình có hai thuật ngữ hay được nhắc đến là biên dịch và thông dịch. Đặc điểm của chúng là gì?
a. Ngôn ngữ thông dịch
Ngôn ngữ thông dịch (hay còn gọi là trình thông dịch – Interpreter). Đây là loại ngôn ngữ lập trình thực thi các lệnh trực tiếp và tự do mà không cần biên dịch trước chương trình khi chuyển sang ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ thông dịch có thể hỗ trơ trên đa nền tảng. Nó thường được thực thi với các chương trình kích thước nhỏ và dễ thực hiện do bỏ qua việc kiểm tra lỗi và tối ưu code.
Ưu điểm
- Dễ thực hiện
- Hỗ trợ sử dụng trên đa nền tảng
- Kích thước chương tình thực thi nhỏ
Khuyết điểm
- Các chương trình có độ tin cậy thấp
- Source code hay bị dịch ngược
- Tốc độ thực thi chậm
- Dễ bị mắc lỗi
TẶNG Khoá học Online miễn phí “TRỞ THÀNH LẬP TRÌNH VIÊN” dành riêng cho sinh viên IT/newbie lập trình viên trang bị về TƯ DUY, ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP và KỸ NĂNG LÀM VIỆC tại doanh nghiệp. Khoá học thuộc Dự án Cộng đồng dành riêng cho các bạn sinh viên IT mà CodeGym Online hợp tác với các đối tác doanh nghiệp.
b. Ngôn ngữ biên dịch
Ngôn ngữ biên dịch (hay còn được gọi là trình biên dịch, phần mềm biên dịch – complier).
Trái ngược vi ngôn ngữ thông dịch, các ngôn ngữ biên dịch sẽ phải qua một bước biên dịch để chuyển đổi ngôn ngữ lập trình thành mã máy chư skhoong chạy trực tiếp thành mã máy. Trình biên dịch sau khi được chuyển đổi thành mã mámy thì sẽ được lưu vào ổ đĩa cứng và có thể được thực thi ở lần chạy sau.
Ngôn ngữ biên dịch có độ tin cậy khá cao và các chương trình sau cũng được tối ưu chạy nhanh hơn rất nhiều.
Ưu điểm
- Chương trình thực thi có tốc độ nhanh
- Đem lại độ tin cậy cao hơ trình thông dịch
- Không bị hiện tượng dịch ngược mã nguồn
Khuyết điểm
- Do mã máy của mỗi nền tảng khác nhau mà việc thực hiện đa nền tảng rất khó
- Khó xây dựng complier có tính chính xác cao mà có thể chuyển chương trình sang mã máy
>> Đọc thêm: Khoá học Javascript Online cho người mới bắt đầu
2. JavaScript là ngôn ngữ thông dịch hay biên dịch?
Ngôn ngữ JavaScript là ngôn ngữ thông dịch hay biên dịch.
JavaScript do Brendan Eich tạo ra vào những năm 1995 nhằm xây dựng một ngôn ngữ chạy trên trình duyệt tốt nhất vào thời điểm đó. Nó được thực hiện bằng câu lệnh mà không cần phải biên dịch. JavaScript được tạo ra có thể chạy trực tiếp với các câu lệnh HTML hay thậm chí ngay trên web page. Một đoạn Script cũng có thể sử dụng cho nhiều nơi khác nhau.
Sau một thời gian phát triển thì độ ứng dụng của JavaScript vào lập trình ngày càng rộng rãi và hiệu suấ của ngôn ngữ này cũng ngày càng được cải tiến để đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng và chúng ta gần như là đang sống trong kỷ nguyên của ngôn ngữ JavaScript.
Kết luận
JavaScript khởi đâu là một ngôn ngữ thông dịch, nhưng do yêu cầu của người dùng ngày một nâng cao mà có dần được cải tiến thành ngôn ngữ biên dịch. Hiện nay, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà có thể linh động sử dụng loại ngôn ngữ này là thông dịch hay biên dịch. Vậy có thể thấy rằng, với sự linh hoạt của JavaScript thì ngôn ngữ này là ngôn ngữ thông dịch và cũng là ngôn ngữ biên dịch.
——————
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về ngành CNTT, vui lòng liên hệ với CodeGym Online qua Fanpage: CodeGym Online – Học lập trình từ xa
Đừng quên join group của CodeGym Online: Chuyện nghề gõ Code để được khám phá thêm nhiều điều thú vị trong ngành lập trình nhé!
0 Lời bình