Trang chủ » Blog » Java hay Python? Lựa chọn nào cho sự khởi đầu?

Java hay Python? Lựa chọn nào cho sự khởi đầu?

bởi CodeGym | 24/07/2024 11:37 | Blog

Java hay Python? Lựa chọn nào cho sự khởi đầu?

“Công nghệ 4.0”, “Thời đại công nghệ”, “Kỷ nguyên số”… đó là những cụm từ bạn có thể nghe hoặc đọc được ở bất cứ đâu trong cái xã hội mà công nghệ đang dần tạo nên sức ảnh hưởng quá to lớn lên cuộc sống của mỗi con người, cũng như sự vận động của toàn nhân loại. Có không ít người bị dòng công nghệ đó cuốn đi, và một trong những con đường nhiều người nghĩ đến là LẬP TRÌNH và lấy lập trình làm bệ phóng cho tương lai.

Để bắt đầu với lập trình, việc lựa chọn một ngôn ngữ để “cháy hết mình” với nó và làm nền tảng – nhất là với những “newbie” nhảy ngang – chắc chắn là một đại sự…. Java là một sự lựa chọn đẹp đẽ. Nhưng Python đang trỗi lên mạnh mẽ trên bảng xếp hạng các ngôn ngữ thịnh hành.

Hãy cùng nhìn qua những so sánh sau và đưa ra sự lựa chọn cho riêng minh khi quyết định theo con đường này, có thể là Java, là Python hay là một ngôn ngữ mà bạn tin tưởng. Ở bài viết này, hãy lấy ra một kỳ cựu (Java) và một tiềm năng đang lên (Python) để so sánh:

Sơ lược

Java

Java ra đời năm 1995, là một ngôn ngữ lập trình đa mục đích, kiểu tĩnh (Statically-typed – có nghĩa là các biến, hàm, hay phép toán đều được xác định trước kiểu dữ liệu để có thể kiểm tra ngay tại thời điểm compile (biên dịch)) và đồng thời nó là ngôn ngữ hướng đối tượng. Java được biết đến với phương châm “WORA” (Write Once Run Anywhere – viết một lần chạy ở bất cứ đâu), nó được thiết kế để chạy trên mọi nền tảng và với càng ít phụ thuộc càng tốt, dưới sự trợ giúp của Máy ảo Java (Java Virtual Machine – JVM).

Python

Python xuất hiện từ năm 1991 nhưng tới gần đây, nó mới tạo sức ảnh hưởng của mình rõ rệt. Là một ngôn ngữ lập trình đa mục đích, kiểu động (Dynamically-typed – có nghĩa chúng ta không cần phải chỉ định kiểu dữ liệu của biến hay hàm khi khai báo chúng, và kiểu dữ liệu được tự động chuyển đổi khi cần thiết trong quá trình thực thi). Python là ngôn ngữ có hình thức rất sáng sủa, cấu trúc rõ ràng và được thiết kế với ưu điểm mạnh là dễ đọc, dễ học và dễ nhớ. Cấu trúc của Python còn cho phép người sử dụng viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu.

Những điểm khác biệt chính giữa Java và Python

1/ Về hiệu năng

Cả Java và Python đều biên dịch mã nguồn thành bytecode và chạy nhờ sự trợ giúp của các máy ảo. Điều này làm cho 2 ngôn ngữ này trở nên đa nền tảng. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng như đã nhắc ở trên: Python thường biên dịch mã nguồn trong thời gian chạy (runtime), còn Java lại biên dịch trước runtime. Máy ảo của Java sẽ thực hiện biên dịch “Just-in-time” cho tất cả hoặc một phần chương trình thành native code, điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu năng của các chương trình Java. Ngược lại, trong bản phổ biến nhất của Python là CPython lại không làm điều này, gây ảnh hưởng đến hiệu năng của năng của nó.

(* Giải thích thêm về CPython: Python là một ngôn ngữ lập trình, tức là nó chỉ là một bộ quy tắc ngôn ngữ, khi viết phải tuân theo các quy luật. Python không phải là một chương trình chạy được. Để “chạy” được, người ta cần đến Python interpreter. Bản (implementation) Python phổ biến nhất là CPython, là Python interpreter viết bằng ngôn ngữ C. Ngoài ra còn có Jython: Python interpreter để chạy trên nền tảng Java, PyPy: Python interpreter từng được viết bằng Python, IronPython: Python interpreter để chạy trên nền tảng .NET)

Ngôn ngữ không có tốc độ, chúng chỉ có ngữ nghĩa. Nếu muốn so sánh hiệu năng, chúng ta phải chọn ra một triển khai cụ thể để so sánh với nhau. Trong một số trường hợp, hiệu năng giữa Python và Java có cách biệt khá đáng kể. Ví dụ trong một thử nghiệm binary tree đơn giản, nếu chạy trong Java có thể nhanh gấp 10 lần trong Python. Tham khảo bảng thống kê dưới đây:

(Ref : https://benchmarksgame-team.pages.debian.net/benchmarksgame/fastest/python3-java.html)

2/ Độ phổ biến 

Vậy Java hay Python sẽ là ngôn ngữ chiếm ưu thế và độ ưu tiên hơn?

Mức độ phổ biến luôn là một trò chơi giữa hai ngôn ngữ này, vì chúng từng là đối thủ cạnh tranh gần gũi trong 3 vị trí phổ biến hàng đầu. 

Hãy tham khảo Bảng xếp hạng mức độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình như sau:

Dù là theo thống kê nào, có thể thấy Java và Python đều đang là những ngôn ngữ “HOT” hiện nay, tuy vẫn có khoảng cách giữa 2 ngôn ngữ này nhưng khoảng cách đó đang dần được thu hẹp nhanh chóng.

3/ Cú pháp 

Hãy xem cách mà Python và Java triển khai code với cùng một mục đích chương trình:

Python là một ngôn ngữ định kiểu động, có thể thấy khi viết Python, bạn không cần xác định kiểu dữ liệu của biến lúc khai báo vì trình thông dịch sẽ suy ra các kiểu này và việc kiểm tra sẽ được thực hiện khi chạy chương trình. Điều này dẫn đến cú pháp của Python trở lên dễ dàng hơn và khá giống với Ngôn ngữ tiếng Anh. Thêm vào đó, Python không sử dụng dấu ngoặc nhọn và cũng không tuân theo các quy tắc lùi đầu dòng, điều này làm cho mã code khá dễ đọc và thân thiện hơn với người mới bắt đầu.

Với Java, người dùng cần tuân theo các quy tắc cú pháp nghiêm ngặt và cần xác định rõ ràng kiểu dữ liệu ngay lúc khai báo. Nó gây ra không ít khó khăn và sự phiền phức cho người mới bắt đầu khi mà chương trình không chạy vì những lỗi nhỏ như thiếu dấu “;” ở cuối dòng lệnh,… Một số nhà phát triển ưa thích sự quy củ, rõ ràng, họ cảm thấy thật sự thoải mái vì điều này, nhưng ngược lại, cũng có nhiều nhà phát triển không thấy thế, đặc biệt khi họ ở trong các dự án lớn.

4/ Cơ hội Việc làm và Mức lương

Dường như không có sự khác biệt hoặc so sánh khách quan giữa cơ hội để có việc làm  hoặc mức lương của nhà phát triển đi theo Python so với Java. Cả hai đều rất phổ biến vì vậy nếu bạn có được chuyên môn tốt, bạn có thể bắt đầu ngay làm việc như một nhà phát triển phần mềm hoặc một vị trí thực tập khiêm tốn hơn để bắt đầu sự nghiệp của mình và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Sự sẵn có của Cơ hội có được việc làm hoặc Mức lương, không nên là tiêu chí của bạn để chọn một trong hai ngôn ngữ lập trình, hãy chọn ngôn ngữ phù hợp và gần gũi nhất với bạn để phát triển nó được tốt hơn.

5/ Ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau

  • Game Development

Chúng ta sẽ không nói về phát triển trò chơi PC nói chung vì cả Python và Java đều không thể thực sự cạnh tranh với C ++ / C # – những ngôn ngữ với hệ sinh thái khổng lồ. Hơn nữa, phát triển trò chơi là một lĩnh vực đòi hỏi hiệu suất cao nhất có thể để cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người chơi. Java và Python không chậm, nhưng chúng cũng chưa phải là ngôn ngữ cung cấp hiệu suất tốt nhất để phát triển trò chơi. Tuy vậy, cả Java và Python đều có những công cụ hữu hiệu để giúp ích trong quá trình phát triển như JMonkeyEngine (với Java) và Cocos, Panda3d, Pygame (với Python).

  • Web Development

Cả hai ngôn ngữ đều được sử dụng trong Backend Web Development – nhánh phát triển liên quan đến việc tạo ra các phần mềm để chạy trên Server. Đây là lĩnh vực phổ biến nhất theo khảo sát từ các nhà phát triển của StackOverflow.

Viết một chương trình không chỉ khó, mà còn rất khó để đáp ứng tất cả các yêu cầu thiết kế từ bảo mật đến độ tin cậy và tính hiệu quả. Đây là lý do tại sao các nhà phát triển đã tạo ra các frameworks trừu tượng trong phần mềm cho phép bạn sử dụng mà không tốn quá nhiều công sức.

Python có 2 frameworkes nổi bật là Django và Flask, vừa cung cấp các chức năng cơ bản cần thiết lại vừa hiệu quả và bảo mật. Còn với Java, Spring có lẽ là framework nổi tiếng nhất với hệ sinh thái rộng lớn và cộng đồng rộng lớn xung quanh nó. Các frameworks trên giúp cho Java hay Python vô cùng mạnh mẽ trong việc phát triển web của các nhà phát triển.

  • Machine Learning

Vì cú pháp của Python rất dễ dàng, hơn nữa là ngôn ngữ lập trình đa năng hoàn chỉnh, nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người thuộc các ngành khác nhau muốn thử nghiệm Machine Learning và đưa sức mạnh của AI vào các lĩnh vực tương ứng. Đó là lý do tại sao rất nhiều nhà phát triển trong lĩnh vực AI và Machine Learning chọn Python – ngôn ngữ với một hệ sinh thái và thư viện khổng lồ.

Java cũng được coi là một lựa chọn tốt khi nói đến Machine Learning với tính năng dễ dàng trong việc gỡ lỗi và sử dụng. Nó đã được sử dụng cho các ứng dụng quy mô lớn và cấp doanh nghiệp. Trong số các thư viện của Java, bạn có thể sử dụng Weka, Mallet, DeepLearning4 và MOA như những công cụ đắc lực.

Tóm tắt

Java hay Python? Hãy cùng nhìn lại các điểm chính của bài viết trên trong bảng tóm tắt sau:

Kết luận

“Java hay Python? Lựa chọn nào cho sự khởi đầu?”

Cả Python và Java đều là các ngôn ngữ hướng đối tượng với các thư viện có sẵn khổng lồ, có thể chạy trên hầu hết bất kỳ hệ điều hành nào. Tuy nhiên, cách thực thi của chúng lại rất khác nhau nhưng hãy tin rằng sẽ không thiếu tài nguyên, môi trường khi bạn lựa chọn một ngôn ngữ và bắt đầu cuộc hành trình của mình.

Nếu bạn chưa quen với lập trình, tốt hơn là nên gắn bó với Python chỉ vì nó thực sự dễ dàng và sử dụng cú pháp giống tiếng Anh, nó được sử dụng trong nhiều khóa học giới thiệu về Khoa học Máy tính trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là xây dựng các ứng dụng với nền tảng đến từ thế giới của C / C ++, thì Java có thể sẽ cảm thấy khá quen thuộc với bạn. 

Tất cả đi vào những gì bạn dự định xây dựng và nơi bạn cảm thấy muốn phát triển kỹ năng mới của mình.

Author: Hoàng Mạnh Linh

THAM KHẢO KHÓA HỌC JAVA CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU TẠI ĐÂY.

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

4 + 1 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM