Trang chủ » Blog » Hướng dẫn cách dùng 10 công cụ quản lý test case hiệu quả nhất hiện nay

Hướng dẫn cách dùng 10 công cụ quản lý test case hiệu quả nhất hiện nay

bởi Admin | 08/01/2024 12:03 | Blog

Quản lý kiểm thử là quá trình xác định phạm vi kiểm thử cần thực hiện trên hệ thống. Để kiểm thử đạt hiệu quả tốt không thể thiếu sự hỗ trợ của các công cụ quản lý. Tuy nhiên sử dụng công cụ quản lý test case nào để đạt hiệu quả nhất? Thì bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ cách dùng 10 công cụ bạn nên sử dụng.  

Test case là gì?

Test case là là một trường hợp cần kiểm thử, bao gồm các thao tác, hành động trên hệ thống, các giá trị đầu vào và kết quả mong đợi. Nhằm kiểm tra các tính năng của phần mềm trước khi đến với khách hàng. Một test case thì nên kiểm tra một trường hợp, một khía cạnh. 

Test case được phát triển trên Excel, World. Quy trình phát triển test case có thể giúp tìm lỗi trong quá trình thiết kế ứng dụng. Do đó, việc chuẩn bị test case càng sớm giúp phát hiện lỗi càng nhanh và giúp rút ngắn thời gian thiết kế phần mềm.

Vai trò của test case 

Đảm bảo tính năng ứng dụng hoặc ứng dụng được thiết kế, hoạt động đúng như mong đợi. Đây là bước đầu tiên trong quá trình test, nếu xây dựng test case không chất lượng có thể gây sai sót, ảnh hưởng các bước tiếp theo.

Đọc thêm: Các kỹ thuật thiết kế test case hiệu quả trong kiểm thử phần mềm

10 công cụ quản lý test case hiệu quả nhất 

 

Tổng hợp 10 công cụ quản lý testcase hiệu quả hiện nay

Tổng hợp 10 công cụ quản lý test case hiệu quả hiện nay

Google Sheets và MS Excel

Cả hai đều là dạng bảng tính, bạn có thể tùy chỉnh cách trình bày test case của mình theo bất kỳ mẫu nào. Dễ dàng thêm bớt cột tùy thích để ghi thông tin dữ liệu quản lý. Giao diện trực quan, hầu hết mọi người đều biết sử dụng. Chỉ cần có thêm chút kỹ năng về excel thì bạn có thể dễ dàng tổ chức bộ test case của mình một cách hiệu quả và tiện dụng.

  • Google Sheets bạn có thể sử dụng miễn phí, dung lượng lưu trữ miễn phí là 15GB. Nếu chỉ lưu trữ test case không thôi thì thoải mái về dung lượng. 
  • MS Excel, bạn phải mất phí mua bộ MS Office hoặc sử dụng Office 365 để sử dụng.

Tuy nhiên, công cụ quản lý này phải có nhiều điểm hạn chế cần lưu ý:

  • Phải thực hiện thủ công
  • Việc quản lý lịch sử thay đổi trong bảng tính gặp nhiều khó khăn. Tuy trên google Sheets có thể xem lịch sử thay đổi nhưng trong 1 dự án có 5 tester làm trên 1 sheet thì không quản lý được.
  • Không tự động cập nhật các liên kết với hệ thống khác như hệ thống quản lý bug, hệ thống quản lý yêu cầu để gắn test case với BugiD hoặc RequirementlD tương ứng.

Spiratest

Spiratest là một công cụ quản lý test case theo từng test cycle, lần build hoặc cho các giai đoạn riêng biệt. Nhằm cung cấp các báo cáo độ bao phủ liên quan đến yêu cầu (requirement coverage). Quản lý được yêu cầu người dùng và liên kết với test case tương ứng dễ dàng. Có dashboard và báo cáo cho mỗi đợt kiểm thử. Spiratest giúp quản lý người dùng dễ sử dụng

Tuy nhiên công cụ này cũng có nhiều điểm hạn chế:

  • Không hỗ trợ copy & paste (sao chép) các bước trong một test case sang test case khác
  • Không chia sẻ được test case giữa các test plan
  • Báo cáo không được linh hoạt, không cho tùy chỉnh, dashboard khó sử dụng

IBM Engineering Test Management

Có hai hình thức Saas (cloud) và bản cài đặt trên server riêng. IBM Engineering Test Management giúp tăng hiệu quả và chất lượng trong việc lập kế hoạch và quản lý test case. Kiểm soát quy trình làm việc, theo dõi và báo cáo số liệu. Ngoài ra còn cung cấp các báo cáo độ bao phủ liên quan đến yêu cầu và môi trường kiểm thử. Đồng thời Export được danh sách test case ra pdf.

Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ IBM Engineering Test Management cần lưu ý:   

  • Chi phí tương đối cao dành cho Enterprise (doanh nghiệp lớn)
  • Hạn chế trong việc liên kết hệ thống quản lý lỗi/bug
  • Có liên kết với test case tự động nhưng khó sử dụng

PractiTest

Công cụ quản lý Test case này có chi phí khá cao. Tùy vào số lượng Tester và Developer trong nhóm mà giá tiền khác nhau. Tuy nhiên bạn vẫn được sử dụng công cụ này miễn phí trong 14 ngày đầu dùng thử. 

PractiTest có các chức năng quản lý test case cơ bản như thêm – xóa – sửa test case. Quản lý tốt lịch sử thay đổi của test case. Cung cấp các báo cáo độ bao phủ liên quan đến yêu cầu. Ngoài ra còn hỗ trợ nhiều cách tiếp cận kiểm thử khác nhau. 

Tuy nhiên chức năng tìm kiếm không tốt, dashboard không phong phú. Các chức năng đính kèm video và screenshots khó khăn, không tiện lợi. Một số hạn chế của PractiTest thu thập trên internet thì UI không đẹp, các trường dữ liệu khi xem test case thì hẹp, bất tiện.

Test Collab

Test Collab có bản miễn phí với số lượng test case hạn chế dùng trong tháng (Không quá 200 test case). Tuy hiệu năng hơi chậm, UI không thân thiện với người dùng. Không có dashboard và báo cáo tùy chỉnh. Nhưng test collab giúp bạn tập trung mọi công việc của nhóm vào một nơi. Quản lý test case, kế hoạch kiểm thử, task và mọi trao đổi  của nhóm tester ở một nơi dễ dàng tìm kiếm. Nhờ công cụ test collab mà công việc test case đạt hiệu quả cho mỗi đợt kiểm thử.

Test Link

Test Link là một công cụ quản lý test case được nhiều Tester sử dụng. Test Link là công cụ miễn phí, dạng mã nguồn mở. Bạn phải có server (server hỗ trợ nền tảng PHP) để cài đặt và sử dụng.

Test Link hỗ trợ nhiều cho quá trình kiểm thử:

  • Tích hợp với một số hệ thống quản lý bug như Jira và Bugzilla
  • Quản lý từng đợt kiểm thử theo plan và build khác nhau, dễ dàng chọn test case cho từng build và plan.
  • Report cơ bản theo build, kế hoạch cho mỗi lần chạy kiểm thử
  • Hỗ trợ import test case từ xls và xml (test plan thì thêm định dạng CSV)

Tuy nhiên, Test Link chỉ hỗ trợ server PHP. UI không thân thiện, thông tin test case nằm rời khiến cho bạn khó nhìn. Ngoài ra khi test case nhiều thì hiệu năng không tốt. 

Test Rail

Test Rail là công cụ quản lý mất phí, bạn được dùng thử miễn phí 14 ngày. Đây là một dạng plugin “Sống cộng sinh” trên Jira, nên ngoài Test Rail thì bạn sẽ còn phải chịu phí cho Jira nữa.

Test Rail có UI trực quan, hiện đại và khá đẹp, bắt mắt. Có các chức năng tìm kiếm và lọc test case tốt, hiệu quả. Test Rail khá tiện lợi cho việc quản lý test case phục vụ mục đích kiểm thử hồi quy. Đây là công cụ phù hợp hỗ trợ các Tester mới tham gia vào nhóm dự án sẽ không phải đào tạo nhiều để sử dụng các công cụ hỗ trợ test case khác.

Tuy nhiên Test Rail không liên kết được test case với test case tự động. Không thể phục hồi lại test case đã bị xoá. Không có report, báo cáo, dashboard tùy chỉnh.

Nhưng nhìn chung công cụ Test Rail hỗ trợ khá tốt cho quy trình test case mà bạn nên tham khảo.

Tuskr

Tuskr là công cụ quản lý test case miễn phí nhưng bị hạn chế 5 dự án. 

Đây là công cụ phần mềm quản lý dựa trên nền tảng đám mây. Giúp quản lý test case, thực hiện chạy test và tích hợp các công cụ quản lý lỗi và quản lý thời gian làm việc. Tuskr giúp tối ưu hóa khối lượng công việc kiểm thử, cho phép sử dụng các nguồn lực của mình  cách hiệu quả và tăng ý thức trách nhiệm cá nhân của tester.

Tuy nhiên Tuskr chưa tích hợp với nhiều hệ thống quản lý lỗi khác như Jira và không hỗ trọ SSO.

Xray (Test Management for Jira)

Tương tự như công cụ Test Rail thì Xray cũng phải sử dụng Jira. Bạn được dùng thử miễn phí 30 ngày và sau cần trả phí để tiếp tục dùng.

Xray hỗ trợ cho quản lý test case chung chung và hỗ trợ cho exploratory testing, Agile testing. Ngoài ra hỗ trợ cho cả kiểm thử tự động và thủ công.

Tuy nhiên Xray là công cụ không hỗ trợ link sub-task. Sẽ khó sử dụng nếu bạn không hiểu biết về Jira.

Zephyr Scale (SmartBear)

Công cụ Zephyr Scale giúp quản lý test case hiệu quả trong Jira như chia sẻ bộ test case giữa các dự án. Nhiều báo cáo và dashboard giúp thể hiện và phân tích dữ liệu hiệu quả và tăng khả năng cộng tác giữa các thành viên trong nhóm. Giúp bạn dễ dàng kiểm tra và theo dõi kết quả test. 

Tuy nhiên để sử dụng công cụ này cần phải sử dụng UI theo Jira, không thân thiện với người dùng. Không tạo được nhiều test run, test build trong 1 test plan. Ngoài ra Zephyr Scale khó để bạn đính kèm file hình ảnh hoặc zip.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ TRỌN BỘ 10+ TÀI LIỆU HỌC TESTER CƠ BẢN – NÂNG CAO

Tạm kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về một số công cụ quản lý test case không thể bỏ qua. Tuy nhiên bạn phải biết lựa chọn công cụ quản lý nào cho phù hợp. Chúc bạn thành công và có những lựa chọn phù hợp.  

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

12 + 6 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM