Nếu bạn đang có định hướng theo đuổi sự nghiệp kiểm thử phần mềm trong thời gian sắp tới, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Để có thể phát triển trong ngành này thì nên ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của CodeGym Hà Nội để có góc nhìn chi tiết hơn nhé!
Nội dung
Tester là làm gì?
Trong một dự án của doanh nghiệp, kiểm thử viên hay còn gọi ngắn gọn là Tester chịu trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm phần mềm không có lỗi và được tối ưu trước khi đến tay khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc Tester sẽ cần phát hiện sự tồn tại của lỗi, đảm bảo chất lượng của phần mềm. Tùy thuộc vào từng quy mô của dự án mà đội ngũ kiểm thử viên sẽ đóng vai trò và có mức độ tham gia khác nhau.
Hiện nay, Tester tồn tại theo 2 hình thức chính:
Manual Testing: hay còn gọi là Test thủ công. Đối với hình thức này, không yêu cầu mức độ quá chuyên sâu vào kiến thức lập trình và ít sử dụng Code. Thay vào đó, bạn cần nắm chắc kiến thức liên quan, định nghĩa và các kỹ thuật Test thủ công.
Automation Testing: hiểu đơn giản thì thay vì Test bằng tay thì chúng ta sẽ dùng máy để kiểm tra hệ thống. Là quá trình quản lý tự động theo các Testcase, phương pháp này đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao hiệu suất kiểm thử và giảm thiểu lỗi.
>> Xem thêm: Các kỹ thuật kiểm thử phần mềm Tester phải nắm vững
Bước đầu để trở thành Tester chuyên nghiệp
Các ngành nghề liên quan đến phần mềm, trong đó có Tester thì đòi hỏi cần phải có nền tảng máy tính tốt. Vậy nên bắt đầu học kiểm thử phần mềm từ đâu?
Điều cần thiết trước tiên, bạn phải nắm được kiến thức chung, tư duy logic về phần mềm cơ bản và máy tính. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm những kiến thức chuyên sâu để đáp ứng được như cầu công việc thực tế.
Tester cần những kỹ năng gì?
Để hoàn thành tốt các công việc được giao thì kiểm thử viên cần nắm được những kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất
Biết tạo tài liệu Test
Trong quá trình kiểm thử, bạn cần ghi chú lại quy trình tư duy và quy trình kiểm tra của chính mình. Sẽ có tài liệu phục vụ và bạn phải nhanh chóng thích ích cũng như nắm bắt được mẫu này. Đa phần tài liệu cung cấp cho bạn lời giải thích và được xác định rõ ràng.
Chuẩn bị cho Test phần mềm
Bạn cần lên cho mình kế hoạch kiểm tra cụ thể, một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Thời điểm này bạn xác định những gì đang kiểm tra, ai chịu trách nhiệm cho bước nào và mục tiêu chính cho kiểm thử.
Quy trình kiểm tra
Tester sẽ chọn lựa và lựa chọn quy trình kiểm thử thích hợp nhất dựa theo:
- Thời gian phân bổ cho giai đoạn thử nghiệm
- Ngân sách dành cho thử nghiệm
- Loại ứng dụng
- Yêu cầu của khách hàng
Khả năng lập luận và phân tích logic
Dựa vào quy trình và kết quả mà sẽ thực hiện và báo cáo thử nghiệm
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng
Không chỉ đối với Tester mà kỹ năng giao tiếp cần thiết vô cùng trong cả các lĩnh vực khác. Bởi vì, trong những mục tiêu kiểm thử là khám phá hệ thống, tìm các vấn đề và truyền đạt vấn đề tới các bên quản lý liên quan trong dự án.
Xét về kỹ năng thuộc giao tiếp thì có rất nhiều, tuy nhiên điều bạn cần tập trung bao gồm:
- Report bugs: vấn đề xảy ra với hệ thống, điều bạn cần làm là báo cáo cho đầu mối phụ trách tương ứng. Việc báo cáo này đóng vai trò quan trọng nhất, nó không chỉ giúp quản lý nắm bắt được rủi ro mà còn đưa ra hướng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng đặt câu hỏi: thực tế cho thấy Tester là nghề chuyên gia phải đặt câu hỏi mỗi khi hế thống có vấn đề. Đặc biệt khi cần kiểm tra phần mềm khi bạn không hề có tài liệu liên quan đến hệ thống hoặc với tư cách là người dùng cuối.
Xem thêm: Con gái có nên học Tester hay không?
Việc cần làm đó là bạn cần trải nghiệm sản phẩm và tự đặt câu hỏi trong nhiều trường hợp. Nếu như sử dụng chức năng này thì điều gì sẽ xảy ra? Khi bạn chỉnh sửa thông tin và đóng ứng dụng mà không lưu dữ liệu thì sẽ như thế nào? Tính năng này được sử dụng để làm gì và tại sao cần tới nó?
Mức thu nhập liệu có cạnh tranh và cơ hội phát triển ra sao?
Theo báo cáo cho thây, mức lương của kiểm thử phần mềm đang tăng mạnh những năm gần đây. Không chỉ ngành công nghệ thông tin trong nước mà phạm vi Thế giới cũng đang có nhu cầu lớn đối với nghề Tester. Đồng nghĩa với việc ngân sách của mỗi doanh nghiệp dành cho vị trí cũng không hề nhỏ với tình trạng luôn được săn đón.
Kết luận
Có thể thấy rằng, xu hướng đối với ngành Tester chưa hề ngừng HOT và là vị trí luôn được các nhà tuyển dụng săn đón. Nếu như bạn đã có quyết tâm muôn theo đuổi nghề kiểm thử thì còn chần chờ gì nữa mà không bắt đầu ngay từ bây giờ. CodeGym Tester Hà Nội với khóa đào tạo dành cho người mới bắt đầu. Chương trình phù hợp với cả những bạn học trái ngành, hay định hướng chuyển việc sang ngành CNTT.
0 Lời bình