Blockchain hay còn gọi là khối dữ liệu là nơi chứa các dữ liệu dưới dạng khối liên kết với nhau. Blockchain được ra mắt lần đầu tiên năm 1991 bởi hai nhà nghiên cứu là Stuart Haber và W.Scott Tornetta. Ban đầu mục đích họ đưa ra là để tránh việc sửa đổi nhằm bảo mật tài liệu, song phải tới năm 1009 khi đồng tiền ảo Bitcoin ra đời thì công nghệ này mới được ứng dụng.
Công nghệ Blockchain hiện nay đang là một xu hướng mới được mọi người quan tâm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ này nhé!
Nội dung
Ưu điểm công nghệ Blockchain
Tính toàn vẹn
Bởi vì được xây dựng trên tính đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu nên đây cũng được xem là một trong những ưu điểm lớn của công nghệ Blockchain. Các khối dữ liệu khi được thêm mới vào luôn tự động nằm bên cạnh khối khối cùng của chuỗi khối hiện tại, do đó khi muốn thay đổi dữ liệu của bất kì một khối nào trong chuỗi thì bạn sẽ phải sửa từ các khối liền trước cho tới khối đó.
Tính phi tập trung
Công nghệ Blockchain ứng dụng trong việc giao dịch tiền ảo nhờ vào việc lưu trữ các thông tin giao dịch lên các khối dữ liệu trong chuỗi. Trong khi đó các hệ thống dữ liệu truyền thống thì cần một server để lưu trữ thì Blockchain cần một tập hợp các máy tính để lưu trữ các khối thống tin.
Vì vậy nên các máy tính này có thể nằm bất cứ đâu trên trái đất này chứ không bắt buộc phải là một server tập trung. Mỗi một máy tính trong hệ thống lưu trữ Blockchain được gọi là Node. Mỗi khi truy cập vào mạng lưới chung, các Node có thể tự động tham chiếu với rất nhiều node khác để kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu.
Tính minh bạch
Bời vì có rất nhiều bản Node rải trên khắp thế giới và mỗi bản node là một bản sao của blockchain nên có thể thấy được tính minh bạch của công nghệ này là rất cao.
Mỗi khi có sự thay đổi trên các chuỗi, đồng loạt các Node sẽ thay đổi ngay lập tức. Đặc điểm này ứng dụng vào giao dịch tiền ảo giúp người giao dịch có thể cập nhật ngay lập tức các giao dịch và thông tin luôn được update liên tục.
>>>Đọc thêm: top 10 ứng dụng công nghệ Blockchain hiện nay
Nhược điểm công nghệ Blockchain
Khó khăn trong sửa đổi dữ liệu
Một nhược điểm chính của Blockchain là việc khó khăn trong sửa đổi dữ liệu. Một khi dữ liệu được đưa vào Blockchain thì việc sửa đổi dường như là rất khó khăn.
Như đã đề cập ở trên thì việc sửa đổi dữ liệu trong một khối bất kì thì bạn sẽ phải sửa từ khối cuối cùng trước đó dần cho tới khối đó. Đây là một lợi thế bào mật của Blockchain song không phải khi nào nó cũng mang lại hiệu quả.
Cá nhân hóa
Trong ứng dụng vào giao dịch tiền ảo, Blockchain hỗ trợ người dùng có được một chìa khóa để họ nắm quyền sở hữu các đơn vị tiền điện tử của họ.
Mỗi một tài khoản cá nhân sẽ có 2 chìa khóa bao gồm chìa khóa cá nhân và chìa khóa chung. một khi người dùng làm mất chìa khóa cá nhân thì họ sẽ bị mất đi số tiền đó và không có cơ sở nào để có thể lấy lại tài sản của mình.
Không hiệu quả
Một số Blockchain đang sử dụng Froof of work (một phương pháp bảo mật cho sổ cái tiền mã hóa) mang lại hiệu quả chưa thực sự cao. Lý giải cho việc này chính là vì sự cạnh tranh cao giữa các thợ đào sau 10 phút thì có một người chiến thắng. Việc này khiến cho công sức của các thợ khác là lãng phí.
Ngoài ra việc các thợ đào sử dụng hệ thống tiêu thụ năng lượng điện lớn cũng được xem là một gánh nắng về năng lượng điện tiêu thụ tại các quốc gia như Nigeria, Đan Mạch,…
Mạng lưới lưu trữ đang bị quá tải
Theo các chuyên gia, việc lưu trữ của Blockchain Bitcoin hiện tại cần rất nhiều dung lượng để có thể lưu trữ và tốc độ phát triển có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Chính vì vậy nó có thể vượt xa dung lượng lưu trữ của các Node dẫn đến mất các node nếu như kích thước sổ cái lớn hơn các Node.
DOWNLOAD NGAY TRỌN BỘ TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH TỔNG HỢP CƠ BẢN – NÂNG CAO
Kết luận
Sự bùng nổ thị trường tiền ảo kéo theo công nghệ Blockchain ngày càng được quan tâm hơn.
Vấn đề nào cũng có tính hai mặt và công nghệ Blockchain cũng vậy. Mặc dù những ứng dụng trong việc lưu trữ và giao dịch tiền ảo là rất lớn song nó cũng có những nhược điểm mà chúng ta có thể thấy như trên.
0 Lời bình
Trackbacks/Pingbacks