Chọn chọn Flutter hay React Native? Liệu đâu sẽ là lựa chọn framework tối ưu khi thực hiện các dự án lập trình? Nếu bạn đang tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình và chưa thực sự hiểu về Flutter và React Native, CodeGym sẽ giúp bạn tìm câu trả lời tổng quát nhất qua bài viết!
Nội dung
1. Flutter là gì? Ưu và nhược điểm
Flutter là gì?
Flutter là UI Framework mã nguồn mở miễn phí dành cho di động được tạo bởi Google, phát hành tháng 05/2017. Nói cách khác, Flutter là một công cụ giúp bạn tạo ra một ứng dụng di động, cho phép bạn tạo một ứng dụng gốc (native app) với một codebase.
Ưu điểm của Flutter
Flutter được đánh giá tốt nhờ tốc độ chạy nhanh giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Flutter cho phép bạn sử dụng cùng một cơ sở mã để xây dựng các ứng dụng Android và iOS riêng biệt. Nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình phát triển mà không cần phân tích hai cơ sở mã khác nhau cho cùng nền tảng.
- Mạnh về animation (hoạt họa), hiệu suất hoạt động của ứng dụng (performance app) rất cao.
- Giao tiếp gần như trực tiếp với native.
- Ngôn ngữ tĩnh (Static language) nhưng với cú pháp (syntax) hiện đại, trình biên dịch linh động giữa AOT (for archive, build prod) và JIT (for development, hot reload)
- Có thể chạy được giả lập mobile ngay trên web nhờ đó tiện cho quá trình phát triển và cập nhật. Các số liệu đo lường hiệu suất (metric measure performance) được hỗ trợ sẵn giúp lập trình viên kiểm soát tốt công việc (performance) của app.
- Có thể dùng để xây dựng các bundle/framework gắn và app native để tăng performance.
Nhược điểm của Flutter
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng Flutter vẫn có một số nhược điểm nhất định như:
- Flutter vẫn còn mới và chưa thật hoàn thiện: Cụ thể, nhiều tính năng nâng cao của Flutter vẫn chưa được hỗ trợ hoặc còn nhiều hạn chế khi so với các bản sao gốc (như Google Maps).
- Dart (ngôn ngữ lập trình cho Flutter) có ít tính năng: Về cơ bản Dart khá giống với Swift và Kotlin, tuy nhiên nó có ít tính năng hơn, hoặc những tính năng hiện tại chưa được toàn diện.
- Các ứng dụng Flutter đòi hỏi nhiều dung lượng lưu trữ và mất nhiều thời gian để tải xuống hoặc cập nhật.
- Hướng dẫn phát triển ứng dụng Flutter chưa được đồng nhất, điều này có thể gây nhiều khó khăn khi xây dựng các phần mềm mang tính phức tạp.
- Framework thay đổi nhanh chóng gây khó khăn cho việc duy trì mã. Thêm vào đó, Flutter chưa chắc sẽ được ứng dụng trong tương lai khi Google liên tục loại bỏ các dự án của ứng dụng này.
=>>> Xem thêm bài viết: Tester cần những kỹ năng gì?
2. React Native là gì? Ưu và nhược điểm?
React Native là gì?
React Native do Facebook phát triển với mục đích giải quyết bài toán hiệu năng của Hybrid và chi phí thay vì phải viết nhiều loại ngôn ngữ native cho từng nền tảng di động. React Native là một framework JavaScript cho phép lập trình viên xây dựng các ứng dụng Cross-platform tương tự như ứng dụng native.
Nhờ có React Native giúp các đơn vị có thể build được ứng dụng native một cách đa nền tảng chứ không phải là mobile web app, HTML5 app, hybrid app và không chỉ xây dựng trên iOS hay Android mà có thể chạy được trên cả hai hệ sinh thái.
React Native sử dụng Hot-Loading giúp giảm chi phí biên dịch lại của native. Nhờ đó, lập trình viên có thể thấy được những chỉnh sửa của họ một cách trực quan, không cần mất nhiều thời gian xây dựng và chạy ứng dụng.
Ưu điểm của React Native
Có thể tái sử dụng code
React Native cho phép các lập trình viên có thể tái sử dụng code trong khi phát triển các ứng dụng đa nền tảng. Thêm vào đó, lập trình viên có thể tái sử dụng hầu như 80-90% các đoạn code thay vì phải viết và tạo các ứng dụng riêng biệt cho các nền tảng khác nhau.
Ưu điểm này của React Native giúp người dùng:
- Tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho việc phát triển của một ứng dụng.
- Tận dụng nguồn nhân lực lập trình tốt hơn.
- Duy trì ít code hơn, ít các Bug hơn.
- Các tính năng trong cả 2 platforms cũng tương tự nhau.
Cộng đồng người dùng lớn
React Native được đánh giá là một trong những Framework có cộng đồng người yêu thích lớn. Nhờ cộng đồng người dùng React Native rất lớn trên toàn thế giới, lập trình viên có thể tìm sự hỗ trợ nếu gặp phải các Bug.
Tính ổn định và tối ưu
- Được phát triển bởi Facebook, React Native có hiệu năng ổn định khá cao.
- Mã React Native giúp đơn giản hóa quá trình xử lý dữ liệu.
- Xây dựng ứng dụng ít Native code nhất cho nhiều hệ điều hành khác nhau.
- Trải nghiệm người dùng tốt hơn khi so sánh với ứng dụng Hybrids.
Nhược điểm của React Native
- Yêu cầu Native code.
- Hiệu năng kém hơn so với Native App.
- Bảo mật chưa thật sự tốt do dùng JavaScript. Do sử dụng JavaScript, người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm của JavaScript: dễ làm dễ sai, dẫn đến khó duy trì về sau.
- Quản lý bộ nhớ.
- Tùy biến chưa thật sự tốt ở một số module.
- Không thích hợp cho các app cần năng lực tính toán cao (hash, crypto,…).
3. Chọn Flutter hay React Native: Framework nào tốt nhất hiện nay?
Để đưa ra quyết định chọn Flutter hay React Native, bạn nên đánh giá về những điểm tương đồng và khác biệt của hai framework này.
Về điểm tương đồng:
- Cả Flutter và React Native đều có nền tảng lâu dài nhờ hỗ trợ từ những “gã khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ là: Google cho Flutter và Facebook cho React Native.
- Cả Flutter và React Native đều là mã nguồn mở và đều miễn phí.
- Hai framework này đều có tính năng Hot Reload giúp thay đổi giao diện nhanh mà không cần chạy lại ứng dụng.
Về điểm khác biệt
- Ngôn ngữ: React Native dễ học hơn do sử dụng ngôn ngữ JavaScript quen thuộc với lập trình viên. Trong khi đó Flutter sử dụng ngôn ngữ Dart “kén” người học hơn.
- Hiệu năng: Flutter sở hữu công cụ C++ và thư viện đồ họa Skia cho hiệu năng tốt hơn React Native, quá trình viết mã nhanh hơn.
- APIs và UI: React Native phải sử dụng thư viện của bên thứ ba, trong khi đó Flutter có các render tích hợp sẵn.
- IDE: Flutter có ít sự lựa chọn hơn do công nghệ còn mới trong khi React Native có thể chọn hầu hết IDE.
Đây chỉ là những so sánh các điểm nổi bật riêng giữa hai framework này. Thực tế, chọn Flutter hay React Native phụ thuộc vào quyết định của bạn. Nhìn chung, cả hai framework này đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó, bạn nên căn cứ vào tính năng phù hợp với dự án để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, hiểu sâu và đưa ra lựa chọn framework phù hợp, bạn hãy tham gia ngay khóa học lập trình viên ngắn hạn với lịch khai giảng được cập nhật liên tục tại CodeGym. Thay vì 4-5 năm học, chỉ 5-6 tháng với lộ trình đào tạo thực chiến, tiết kiệm học phí tối đa tại CodeGym, bạn có thể tự tin phát triển nghề lập trình viên rõ ràng. Liên hệ ngay CodeGym 0989 534 458 để được tư vấn chi tiết!
0 Lời bình