Trang chủ » Blog » Các Giai Đoạn Kiểm Thử Phần Mềm Tester Cần Nắm Vững

Các Giai Đoạn Kiểm Thử Phần Mềm Tester Cần Nắm Vững

bởi Admin | 14:41 | Blog

Kiểm thử là quá trình nhằm đánh giá các chức năng của phần mềm đã đáp ứng được yêu cầu của hệ thống hay chưa? Và xác định các lỗi (Bugs) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm trước khi đến tay của người dùng cuối và khách hàng. Các giai đoạn kiểm thử phần mềm bao gồm:

  • Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)
  • Kiểm thử tích hợp (Intergration Testing)
  • Kiểm thử hệ thống (System Testing)
  • Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing)
cac-giai-doan-kiem-thu

Các giai đoạn kiểm thử phần mềm

Unit Testing – Kiểm thử đơn vị

Khái niệm

Kiểm tra các module riêng lẻ từ mã nguồn liệu hoạt động có đúng hay không. Từng đơn vị (unit) của ứng dụng được kiểm tra riêng biệt bởi nhà phát triển trong các môi trường, và đây cũng là cách thử nghiệm các module. Unit Testing thuộc kiểu kiểm thử hộp trắng (white box testing)

Chức năng

  • Mục tiêu trong giai đoạn kiểm thử này, nhằm xác định mọi đơn vị phần mềm được thực hiện đúng như thiết kế.
  • Gia tăng tính hiệu quả trong thay đổi Code. Nếu như kiểm thử đơn vị được thực hiện tốt, thì nếu như có bất kỳ mã nào được thay đổi, chúng ta đều có thể dễ dàng nắm bắt kịp thời lỗi trong quá trình thay đổi.
  • Trong khi kiểm tra đơn vị, mà phát hiện lỗi thì chi phí sửa chữa sẽ nhỏ hơn. Xét về cả thời gian, nguồn lực, rủi ro..) mỗi lỗi phát hiện trong quá trình kiểm thử chấp nhận (Appceptance Testing) hoặc phần mềm đang trong quá trình hoạt động.
Unit-Testing-kiem-thu-don-vi

Unit Testing – Kiểm thử đơn vị

Intergration Testing – Kiểm thử tích hợp

Khái niệm

Cấp độ kiểm thử phần mềm này giúp cho các đơn vị riêng lẻ được kết hợp và thử nghiệm theo hình thức nhóm. Dự án sẽ bao gồm nhiều module và được Code mới nhiều thành viên khác nhau trong dự án. Kiểm thử tích hợp sẽ chủ yếu tập trung vào kiểm tra đường truyền dữ liệu giữa các module.

Xem thêm: Vai trò của kiểm thử phần mềm là gì?

Chức năng

Tìm lỗi trong quá trình tích hợp các thành phần module lại với nhau. Điều khiển, thử nghiệm các yếu tố thử nghiệm được sử dụng để hỗ trợ kiểm thử tích hợp.

Áp dụng phương pháp

  • BigBang: Các Module riêng lẻ trong kiểm thử tích hợp BigBang sẽ không được tích hợp cho đến khi các module sẵn sàng. Trong phương pháp này sẽ kiểm thử một số nhược điểm có thể xảy ra, các lỗi được tìm thấy ở những giai đoạn sau. Trong giao diện hay Module thì sẽ rất khó để tìm ra lỗi.
intergration-testing-kiem-thu-tich-hop

Intergration Testing – Kiểm thử tích hợp

  • Top Down: Các Module mức cao sẽ được tích hợp và kiểm tra trước trong kiểm thử Top Down. Các Module chính sẽ được kiểm tra trước rồi tới Module phụ.
  • Button Up: Các Module cấp thấp sẽ được tích hợp và kiểm tra đầu tiên, tức là ngược lại so với Top Dowm. Các Module phụ sẽ được kiểm tra rồi tới Module chính.

System Testing – Kiểm thử hệ thống

Khái niệm

Là mức độ kiểm thử phần mềm, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau tích hợp. Cho phép kiểm tra tính chính xác và tuân thủ của hệ thống theo yêu cầu. System Testing sẽ kiểm tra sự tương tác tổng thể của các thành phần, liên quan tới tải, hiệu suất và độ bảo mật.

Chức năng

Đánh giá tính chính xác và tuân thủ của hệ thống theo yêu cầu được chỉ định. Kiểm thử hệ thống diễn ra sau kiểm thử tích hợp (Intergration Testing), giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh.

Acceptance Testing – Kiểm thử chấp nhận

Khái niệm

Acceptance Testing là mức độ kiểm thử trong một hệ thống được kiểm tra tính chấp nhận. Tiến hành kiểm tra hành vi hệ thống thông qua sử dụng dữ liệu so với thực tế, có tên gọi là thử nghiệm người dùng doanh nghiệp.

kiem-thu-chap-nhan-va-kiem-thu-he-thong

Kiểm thử chấp nhận và Kiểm thử hệ thống

Giai đoạn này sẽ được thực hiện bởi người dùng cuối nhằm kiểm tra hệ thống, xây dựng phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Chức năng

  • Đánh gia tính tuân thủ của hệ thống với yêu cầu kinh doanh và xác định xem việc phân phối có được chấp nhận hay không.
  • Mục tiêu chính của Acceptance Testing là xác nhận với hệ thống các thuộc tính, chức năng hay phi chức năng của hệ thống. Trong giai đoạn kiểm thử phần mềm này thì chức năng chính không phải là tìm lỗi, mà kiểm thử chấp nhận chỉ đánh giá sự sẵn sàng của hệ thống để triển khai và sử dụng.

Phân loại

Kiểm thử chấp nhận bao gồm 2 loại: Alpha Testing và Beta Testing

  • Alpha Testing: là một hình thức của kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing). Sẽ được thực hiện Test tại nơi sản xuất phần mềm, áp dụng trước khi thực hiện Beta Testing
  • Beta Testing: sau khi kiểm thử Alpha Testing chúng ta sẽ tiến hành Beta Testing, và được thực hiện trong điều kiện thực tế để xác định và loại bỏ các lỗi và khuyết điểm còn sót lại.

Kết luận

Thông qua bài viết trên, CodeGym Hà Nội đã cung cấp tới bạn những kiến thức về các giai đoạn trong quy trình kiểm thử phần mềm. Hi vọng mọi thông tin chi tiết về định nghĩa cũng như chức năng của từng giai đoạn đã giúp bạn có được hiểu biết cơ bản.

Xem thêm: Tìm hiểu thuật ngữ Fresher Tester

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

2 + 3 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM