Trang chủ » module » Automation Tester Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Auto Tester?

Automation Tester Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Auto Tester?

bởi Admin | 12:03 | Blog

Những bạn đang muốn tìm hiểu về tester thì Automation Testing là nội dung mà bạn không thể bỏ qua. Trên thực tế vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ được khái niệm này. Bài viết dưới dây CodyGym Hà Nội sẽ phân tích kỹ hơn. Từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện cho người đọc về Automation tester là gì?

>>> Xem thêm: Học lập trình nên học ngôn ngữ nào trước?

Automation tester là gì?

Đây chính là một quá trình xử lý tự động các bước thực hiện một Testcase và được thực hiện bởi phần mềm là Automation Testing Tool. Có một cách để hiểu đơn giản về automation tester là thay vì test bằng tay, bạn có thể để máy thực hiện việc testing, Tester sẽ không phải làm theo các kỹ thuật như Test thủ công.

Đặc biệt phải kể đến, như khi nhập dữ liệu đầu vào, khởi động hệ thống, kiểm tra so sánh với dữ liệu đầu ra và ghi kết quả. Theo đó, automation testing đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao năng suất kiểm thử. Đồng thời giảm thiểu lỗi cũng như sự nhàm chán với việc kiểm thử bằng tay trong một quá trình dài hoặc lặp đi lặp lại.

automation-testing-la-gi

Automation Testing là gì

Automation testing là gì?

Ưu nhược điểm của auto tester là gì?

Ưu điểm

  • Độ tin cậy cao: Công cụ kiểm thử tự động có sự ổn định cao vì được hoạt động dựa trên một quy trình sẵn có. Đặc biệt, trong trường hợp nhiều test case sẽ tránh được tình trạng lỗi do con người tạo ra khi tiến hành kiểm tra thủ công. 
  • Khả năng lặp: Bạn có thể dễ dàng test các phần mềm xử lý (tính năng/ hiệu năng) khi gặp tình huống chạy lặp đi lặp lại nhiều lần trên cùng script test. Điều này giúp các tester xử lý được trường hợp lặp lại các thao tác như nhập dữ liệu, check kết quả, click,… Đây còn được gọi là performance hoặc Load testing.
  • Khả năng tái sử dụng: Với automation testing bạn có thể tái sử dụng ứng dụng trên nhiều phiên bản ngay cả khi có sự thay đổi giao diện. Có thể test ở nhiều môi trường khác như như: beta, production,..
  • Tốc độ cao: Automation test giúp chạy test với tốc độ nhanh hơn ít nhất 10 lần so với chạy thủ công bằng tay. Bạn chỉ cần mất khoảng 30s để thực thi việc này một cách tự động thay vì mất 5 phút cho test tay thủ công.
  • Chi phí thấp: Nếu biết áp dụng kiểm thử tự động đúng cách, đúng mục đích thì bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cả về thời gian và nhân lực. Bởi kiểm thử tự động nhanh hơn nhiều so với thủ công. Hơn nữa, nhân lực cần để thực hiện và bảo trì scripts không nhiều.

    so-sanh-automation-testing-va-manual-testing

    So sánh Automation Testing và Manual Testing

Nhược điểm

Bên cạnh những nhược điểm nêu trên thì automation testing vẫn còn tồn đọng một số các hạn chế sau:

  • Khó mở rộng, khó bảo trì: Để mở rộng phạm vi cho kiểm thử tự động khó hơn nhiều so với thủ công trong cùng một dự án. Nguyên nhân là bởi vì cập nhật hay chỉnh sửa yêu cầu nhiều công việc như debug, thay đổi dữ liệu đầu vào và cập nhật code mới.
  • Khả năng bao phủ thấp: Do đòi hỏi nhiều kỹ năng lập trình và khó mở rộng, nên độ bao phủ của kiểm thử tự động khi xét trên góc nhìn toàn dự án sẽ thấp hơn
  • Đối với vấn đề công cụ và nhân lực: Hiện nay, mặc dù có rất nhiều công cụ kiểm thử tự động nhằm hỗ trợ được đánh giá cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, nhân lực đạt yêu cầu cũng không nhiều.
  • Tốn thời gian: Để có thể áp dụng một cách thành thạo các công cụ kiểm thử đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài, thiết kế, cài đặt kỹ càng trước khi chạy dự án.

Khi nào nên sử dụng automation testing?

khi-nao-nen-su-dung-automation-testing

Khi nào nên sử dụng Automation Testing

Các trường hợp nên áp dụng kiểm thử tự động như:

  • Các trường hợp thử nghiệm test case quan trọng trong kinh doanh, dễ xảy ra rủi ro.
  • Những trường hợp cần thực thi nhiều lần.
  • Trong các trường hợp kiểm tra rất khó thực hiện thủ công hoặc tẻ nhạt
  • Những trường hợp kiểm tra mất nhiều thời gian

Đối với kiểm thử tự động, các trường hợp kiểm thử sau đây là không phù hợp:

  • Đối với những trường hợp kiểm thử mới ( new testcase) được thiết kế và nhưng chưa được kiểm tra thủ công ít nhất một lần
  • Trường hợp kiểm thử mà thường xuyên phải thay đổi các yêu cầu
  • Các trường hợp kiểm thử được kiểm tra trên cơ sở đặc biệt hoặc một mục đích cụ thể nào đó.

Định hướng phát triển công việc cho automation

dinh-huong-phat-trien-cong-viec-automation-testing

Định hướng phát triển công việc Automation Testing

Khi học tập tại các trường đại học thì kỹ năng testing được dạy với mục đích hướng đến vị trí tester trong tương lai. Tuy nhiên, bạn có thể tham gia một khóa học ngắn hạn để định hướng kỹ hơn nếu muốn theo đuổi ngành nghề này. Bạn có thể tham khảo 2 hướng phát triển sau đây:

  • Phát triển theo hướng quản lý là phát triển lên làm tester lead sau đó trở thành tester manager.
  • Hoặc đi theo hướng kỹ thuật trở thành một nhân viên tester.

>>> Xem thêm: 4 Cấp Độ Kiểm Thử Phần Mềm Bạn Cần Biết

Trên đây là những chia sẽ hữu ích của CodeGym Hà Nội để giải đáp thắc mắc automation testing là gì? Hy vọng rằng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích để giải đáp các phân vân của bạn!

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

10 + 14 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM