Trang chủ » Blog » Blockchain Developer là gì? Trở thành Blockchain Developer cần gì?

Blockchain Developer là gì? Trở thành Blockchain Developer cần gì?

bởi CodeGym | 26/12/2023 11:52 | Blog

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên vị trí lập trình viên Blockchain với mức thu nhập hấp dẫn. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ Blockchain, Blockchain Developer là gì và điều mà một Blockchain Developer cần có để phát triển tốt, CodeGym đã tổng hợp thông tin chi tiết qua bài viết! 

1. Blockchain là gì?

Blockchain (còn được gọi là chuỗi khối), dùng để chỉ hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép bạn lưu trữ và truyền tải các block (khối thông tin). Các block được liên kết với nhau thông qua mã hóa, chúng hoạt động độc lập và có xu hướng mở rộng theo thời gian. 

Các block không chịu sự chi phối của các đơn vị trung gian, thay vào đó chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có thể bổ sung thêm block khi đạt được sự đồng thuận cùng lúc của tất cả mọi người và không thể thay đổi thông tin của một block đã được ghi vào hệ thống Blockchain. 

Nhìn chung, Blockchain được tạo ra với mục đích chống lại việc cố ý can thiệp và thay đổi dữ liệu. Vì vậy, hệ thống Blockchain đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho dữ liệu để phòng ngừa nguy cơ bị đánh cắp. Một số đặc tính nổi bật của Blockchain là:

  • Không thể phá hủy và không thể làm giả.
  • Bất biến khi tất cả dữ liệu không thể sửa chữa hoặc sửa chữa nhưng lưu lại dấu vết mãi mãi. 
  • Bảo mật tuyệt đối.
  • Minh bạch khi tất cả người tham gia đều có thể nhìn thấy đầy đủ các thông tin.
  • Hợp đồng thông minh bằng cách tự thực thi mà không cần bên thứ ba. 
Blockchain Developer là một chuỗi khối

Blockchain Developer là một chuỗi khối

2. Cấu trúc của Blockchain

Cấu trúc của khối Block

Cấu trúc của Blockchain đúng như tên gọi của nó, bao gồm Block và Chain. Điều này đồng nghĩa với việc Blockchain có cấu trúc gồm nhiều khối (Block) liên kết lại với nhau thành chuỗi (Chain). Trong đó, cấu trúc của một khối bao gồm 3 thành phần: Data (dữ liệu), Hash (Mã hàm băm), Previous Hash (mã Hash của khối trước đó), trong đó:

  • Data: Thể hiện bản ghi các cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi thuật toán mã hóa và được xác thực qua cơ chế đồng thuận. 
  • Hash: Là một chuỗi gồm số và các ký tự ngẫu nhiên, không giống nhau. Mỗi Block sẽ có các Hash riêng và được mã hóa bằng thuật toán mã hóa. Các Hash này giúp phát triển các thay đổi trong các khối.
  • Previous Hash: Dùng để nhận biết về vị trí trước và sau của khối liền kề và liên kết với  nhau. 

=>>> Xem thêm bài viết: Học lập trình có cần giỏi Toán không?

Đặc tính cơ bản của công nghệ Blockchain

Chuỗi khối (The Blockchain)

Chuỗi khối Blockchain hoạt động tương tự như một cơ sở dữ liệu, chỉ riêng phần header và thông tin được lưu trữ mã hóa là công khai. Các dữ liệu lưu trữ của Blockchain có thể ở nhiều định dạng thông tin như: hình ảnh, video, văn bản, tiền mã hóa. 

Một chuỗi khối hoạt động tương tự như một hệ thống lưu chuyển giá trị thay thế mà không bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba. Chuỗi khối kiểm soát bí mật và thể hiện công khai. 

Chuỗi khối Blockchain hoạt động tương tự như một cơ sở dữ liệu

Chuỗi khối Blockchain hoạt động tương tự như một cơ sở dữ liệu

Thuật toán đồng thuận (Distributed)

Thuật toán đồng thuận (Distributed), còn được gọi là cơ chế phân tán đồng đẳng. Thuật toán này dựa trên cơ chế phi tập trung, đảm bảo các nút (node) đều đạt được sự đồng thuận trong mạng lưới Blockchain. 

Hợp đồng thông minh (Smart Contracts)

Hợp đồng thông minh (Smart Contracts) là những chương trình tự động, ẩn danh được chạy trên nền tảng Blockchain theo một điều kiện chụ thể nào đó. Nó giúp mang lại tính linh hoạt, bảo mật, tốc độ và tự động hóa. Điều này giúp Blockchain được tin tưởng tuyệt đối. 

Bằng chứng công việc (Proof of work)

Bằng chứng công việc là khối then chốt xây dựng nên mạng lưới Blockchain vì nó không thể chỉnh sửa và được bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm hash mã hóa.

3. Trở thành Blockchain Developer cần những gì? 

Kiến thức cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Khi một hợp đồng thông minh được chạy trên Blockchain đồng nghĩa với việc nó cần được thực thi bởi từng máy tính (node) trong Blockchain. Thêm vào đó, bạn sẽ cần trả một khoản phí nhỏ cho mỗi giao dịch được thực hiện do môi trường phi tập trung. 

Vì vậy, các chương trình Blockchain sẽ tốn kém. Các lập trình viên cần đảm bảo hợp đồng thông minh được tối ưu hóa cao để có độ phức tạp tính toán thấp nhất. Điều này đòi hỏi lập trình viên cần hiểu rõ về cấu trúc dữ liệu cũng như các thuật toán liên quan đến lập trình và Blockchain. 

Kiến trúc Blockchain

Kiến trúc blockchain là nền tảng quan trọng mà Blockchain Developer cần phải nắm vững. Nó giúp lập trình viên hiểu các nguyên tắc cơ bản và hoạt động bên trong của Blockchain, với các chủ đề như:

  • Các cơ chế đồng thuận (consensus mechanisms): PoW (Proof of Work), PoS (Proof of Stake), DPoS (Delegated Proof of Stake),…
  • Cơ chế đồng bộ, ví (wallet) & SPV (Simplified Payment Verification).
  • Các nguyên tắc phân quyền, transactions và mô hình UTXO (Unspent Transaction Output),…
  • Cơ chế forks và nhiều kiến thức về Blockchain khác.

Kiến thức Cryptography

Để phát triển Blockchain đòi hỏi lập trình viên cần có kiến thức về Cryptography. Bởi công nghệ chuỗi khối Blockchain dựa trên Cryptography để ký và xác minh giao dịch. Ngoài ra, các khối cũng được băm thông qua sử dụng thuật toán băm để tạo ra hàm băm (hash function) duy nhất nhằm đảm bảo cho các giao dịch/bản ghi dữ liệu được lưu trữ và không bị làm giả.

Ngoài ra, Cryptography cũng quan trọng trong việc bảo mật các ứng dụng phi tập trung trước rất nhiều mối đe dọa. Vì vậy, các lập trình viên Blockchain cần phải có kiến thức vững chắc về Cryptography này.

Ngôn ngữ lập trình

Các Blockchain Developer đều cần hiểu về ngôn ngữ lập trình và sử dụng nó trong phát triển Blockchain. Một số ngôn ngữ quan trọng mà bạn cần chú ý trong phát triển chuỗi khối là: C++, C#, Python, Java, Simplicity, Solidity…

Để trở thành một Blockchain chuyên nghiệp bạn cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình

Để trở thành một Blockchain chuyên nghiệp bạn cần có kiến thức về ngôn ngữ lập trình

Tài chính và kinh doanh 

Các ứng dụng trong thế giới thực của Blockchain liên kết chặt chẽ với tài chính và thanh toán. Vì Blockchain được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực fintech, nên ngoài các kỹ năng kỹ thuật bạn cũng cần có hiểu biết sâu rộng về cách thế giới tài chính vận hành

Ngoài những kỹ năng này, một số kỹ năng nội tâm khác như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và cộng tác tốt luôn rất cần thiết đối với một blockchain developer.

Trên đây là những thông tin về Blockchain Developer là gì và cách trở thành một lập trình viên Blockchain. Để con đường trở thành một Blockchain Developer ngắn nhất, được thực hành chuyên sâu và các công ty chào đón, hãy tham gia ngay các khóa đào tạo lập trình cho người mới bắt đầu, khóa đào tạo chuyên sâu,… tại CodeGym ngay từ bây giờ bạn nhé! Hãy liên hệ với CodeGym theo Hotline: 098 953 44 58 để được tư vấn nhanh nhất!                                                                                                                  

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

13 + 4 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM