Trang chủ » Blog » Full Stack là gì? Trở thành một lập trình viên Full Stack như thế nào?

Full Stack là gì? Trở thành một lập trình viên Full Stack như thế nào?

bởi Trần Duy Khánh | 23/10/2023 16:06 | Blog

Khi tìm hiểu về lập trình không ít người nghe nói đến “Full Stack” nhưng thực sự không hiểu rõ chính xác Full Stack là gì, lập trình viên Full Stack có gì đặc biệt. Vậy hãy cùng CodeGym tìm hiểu như thế là lập trình viên Full Stack hay Full Stack là gì nhé!

1. Full Stack là gì? Lập trình viên Full Stack là gì?

Có thể hiểu Full Stack hay lập trình viên Full Stack là người có khả năng code cho mọi thành phần của hệ thống nhờ sự hiểu biết trực quan và sâu sắc về cả Front-end và Back-end cũng như nắm vững các phương pháp tốt nhất và khái niệm cơ bản liên quan đến lập trình.

Lập trình viên Full Stack (Full Stack Developer) sẽ làm mọi thứ một cách tốt nhất từ những điều đơn giản nhất. Nhưng để làm được như vậy bạn phải trải qua một quá trình học hỏi một lượng lớn kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm.

Full Stack

Lập trình viên Full Stack hiểu biết về cả Front-end và Back-end

Lập trình viên Full Stack được biết đến từ những ngày đầu của Web, khi các trang web còn nhỏ và không phức tạp để cho phép một người giải quyết mọi khía cạnh của việc xây dựng trang web.

Nhưng trong nhiều thập kỷ kể từ những ngày đầu đó, web ngày càng trở nên phức tạp hơn. Sự phát triển của học máy, điện toán dự đoán và thiết kế đáp ứng đã khiến điều này trở nên khó khăn nhưng không phải là không thể để một nhà lập trình viên duy nhất xử lý mọi khía cạnh của việc xây dựng và thiết kế một trang web hoặc ứng dụng.

2. Một số công việc của lập trình viên Full Stack

Nói rằng con đường học tập của Full Stack Developer là rất gian nan. Nhưng “quả ngọt” phía sau chính là vị trí công việc cũng như mức lương họ nhận được thực sự xứng đáng. Theo thống kê của Glassdoor, mức lương trung bình của một lập trình viên Full Stack khoảng 17.1 – 37.1 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 6 triệu đồng/tháng và cao nhất là 80.5 triệu đồng/tháng.

Một lập trình viên Full Stack Web là người có thể đảm nhận vị trí trên cả Front-end và Back-end của một ứng dụng, web. Họ luôn là người hiểu điều gì đang xảy ra khi xây dựng chúng. Một số công việc của lập trình viên Full Stack bạn có thể tham khảo như sau:

  • Công việc về máy chủ, mạng, và hosting về phần cứng, hệ điều hành
  • Phân tích, thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu
  • Giúp thiết kế và phát triển hệ thống: phần mềm, ứng dụng
  • Kiểm tra và gỡ lỗi để giúp cho hệ thống được tối ưu hóa
  • Sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình cho cả phần Front-end và Back-end của hệ thống
  • Thiết kế, hiệu chỉnh tương tác của người dùng hệ thống
  • Tạo máy chủ và cơ sở dữ liệu Back-end cho hệ thống
  • Đảm bảo khả năng tương thích và tối ưu hóa trên đa nền tảng
  • Kiểm tra và duy trì thiết kế giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng
  • Làm việc với thiết kế để thiết kế các tính năng mới
  • Phát triển các API và các dịch vụ RESTful
  • Cập nhật xu hướng thường xuyên
Lập trình viên Full Stack

Lập trình viên Full Stack có khả năng kiểm soát mọi thứ xảy ra trên hệ thống mà họ xây dựng

Thực sự họ không cần thành thạo tất cả nhưng cần học và biết để vận dụng khi cần thiết. Do đó các Startup rất mong muốn tìm kiến được những anh Code “Super” như vậy. Nhưng không dễ dàng để chiêu mộ họ vì mức lương họ mong muốn nhận được khá cao cùng với đó là môi trường phát triển chuyên nghiệp.

Xem thêm: 10 cách hay để trở thành một lập trình viên giỏi

3. Học gì để trở thành Full Stack Developer

Nếu quyết tâm trở thành một lập trình viên Full Stack bạn phải sẵn sàng ngay bây giờ bởi có rất nhiều thứ bạn cần học đây. Cùng tìm hiểu những điều một lập trình viên Full Stack cần học ngay dưới đây nhé!

3.1. Ngôn ngữ lập trình ứng dụng Front-end và Back-end

Xác định là một Full-stack bạn sẽ cần phải thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình. Bao gồm: Java, PHP, Ruby, C#, Python…Bên cạnh việc sử dụng các cú pháp của ngôn ngữ. Bạn còn phải hiểu rõ về khái niệm và chức năng, cấu trúc, nguyên tắc thiết kế. Để có thể dễ dàng kiểm soát dự án bằng ngôn ngữ đó.

Với các công việc liên quan đến Front-end bạn cần học một số ngôn ngữ sau:

  • HTML (viết tắt của từ HyperText Markup Language, hay còn gọi là “Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản”): Sử dụng để chi phối sự xuất hiện của văn bản/hình ảnh trên màn hình.
  • CSS (Cascading Style Sheets): Là một biểu định dạng cho phép thay đổi và tạo kiểu nhiều thành phần web khác nhau.
  • JavaScript: là ngôn ngữ lập trình phía máy khách, chủ yếu được sử dụng để tăng cường tương tác của người dùng với ứng dụng.

Còn với Back-end thì có một số ngôn ngữ tương ứng:

  • Các môi trường của JavaScript như NodeJS và ExpressJS được sử dụng khá thông dụng.
  • Java được xây dựng từ đầu để chạy ở phía máy chủ.
  • Python là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất, linh hoạt và dễ sử dụng.
  • C# dành cho nhiều kiến trúc được ưa thích nhất khi nói đến lập trình phụ trợ trong môi trường Windows.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số ngôn ngữ khác để bổ sung kiến thức như: PHP, Perl và Ruby.

Xem thêm:

3.2. Framework

Sử dụng Framework như một nền móng sẵn để lập trình viên tiết kiệm thời gian và công sức khi xây dựng ứng dụng. Tuy nhiên có nhiều loại Framework khác nhau phục vụ cho Web hoặc Mobile.

Mỗi ngôn ngữ lại sử dụng framework riêng: Java thì có Spring, Python có Django, Nodejs có Express, PHP có Hibernate. Lập trình viên sẽ vận dụng chúng trong công việc giúp tối giản công việc hơn.

3.3. Database và cache

Database là nơi để lưu trữ dữ liệu, cùng với đó là kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu và kỹ năng Code các câu lệnh tương tác tìm nạp dữ liệu. Các loại cơ sở dự liệu phổ biến hiện tại bạn có thể tham khảo là: MySQL, SQL SERVER và PostgreSQL, MongoDB và Oracle.

Khi hệ thống dữ liệu dự án của bạn lớn dần thì việc phải cache làm sao để hệ thống không bị quá tải, sập dữ liệu. Có nhiều kỹ thuật bạn nên tìm hiểu kỹ là cache DB, Redis, hoặc memcache.

3.4. Kiểm soát phiên bản

Hệ thống kiểm soát phiên bản hỗ trợ lập trình viên Full Stack quản lý các tệp dự án và theo dõi toàn bộ lịch sử thay đổi của người dùng hiệu quả. Những hệ thống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phải kể đến như Git, Github và Subversion.

Tìm hiểu thêm: GIT là gì? Cách thức hoạt động của GIT!

3.5. Thiết kế

Đây là một kỹ năng quan trọng nhiều lập trình Full stack thường bỏ qua nhưng nó thực sự quan trọng. Bao gồm Prototype design, UI design, UX design… tất cả đều góp phần cải thiện trải nghiệm nghiệm người dùng. Do vậy đừng dại mà không ngó ngàng tới thiết kế nhé nó sẽ là vũ khí tiềm ẩn cho bạn phát triển.

3.6. Kỹ năng mềm

Ngoài các kỹ năng trên việc có thêm kỹ năng mềm là điều không thể thiếu đối với lập trình viên Full Stack. CodeGym sẽ gợi ý cho bạn 5 kỹ năng mềm mà bạn nên lưu ý trang bị cho mình trong hành trang để nhanh chóng trở thành một lập trình viên Full Stack chất lượng:

  • Sáng tạo: Lập trình viên phải hiểu mục tiêu của dự án và tạo ra một sản phẩm thu hút đối tượng mục tiêu.
  • Hoạch định chiến lược: Hoạch định là một giai đoạn quan trọng trong bất kỳ quá trình xây dựng sản phẩm nào. Full Stack Developer phải có khả năng lập kế hoạch chiến lược các giai đoạn thiết kế, phát triển và triển khai. Điều này giúp hợp lý hóa quy trình tạo ra ứng dụng.
  • Kỹ năng phân tích: Kỹ năng này giúp lập trình viên Full Stack phân tích thông tin một cách chính xác và đưa ra các quyết định hợp lý, dựa trên dữ liệu giúp tối đa hóa quá trình thiết kế sản phẩm.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình lập trình không ai chắc chắn rằng phần mềm sẽ chạy trơn tru và không có lỗi. Vậy nên, nếu lỗi phát sinh trong quá trình phát triển sản phẩm thì kỹ năng giải quyết vấn đề đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vấn đề sẽ được xử lý một cách trơn tru.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này sẽ giúp lập trình viên Full Stack đảm bảo khả năng hoàn thiện sản phẩm đúng thời hạn.

Để trở thành lập trình viên Full Stack hay để CodeGym đồng hành với bạn bằng cách để lại thông tin để nhận tư vấn ngay bên dưới cho CodeGym nhé:

Đăng ký ngay

Như vậy, bài viết trên đã giải thích cho bạn chi tiết Full Stack là gì để bạn có thể hiểu về lập trình viên Full Stack. CodeGym hy vọng có thể mang lại những thông tin thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

1 + 7 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM