Trang chủ » Blog » Học nghề » [Học nghề] Đừng giấu dốt

[Học nghề] Đừng giấu dốt

bởi CodeGym | 04/12/2023 17:32 | Blog | Học nghề

Ngày mai tôi trông có vẻ ngu dốt hơn nhưng lại cảm thấy tốt hơn về điều đó. Giữ im lặng và cố đoán xem xem điều gì đang diễn ra không phải là cách làm tốt.
—Jake Scruggs in “My Apprenticeship at Object Mentor”  – [Học nghề] Đừng giấu dốt

[Học nghề] Đừng giấu dốt – Bối cảnh

Đối với những người trả tiền để thuê một lập trình viên như bạn, họ cần bạn cho họ biết là bạn đang làm được gì.

[Học nghề] Đừng giấu dốt – Vấn đề

Người quản lý và các thành viên trong nhóm cần có niềm tin là bạn làm được việc, nhưng bạn lại chưa quen thuộc với những công nghệ đang sử dụng. Điều này không chỉ xảy ra với các nhà tư vấn, nó xảy ra với tất cả mọi người. Có thể bạn đã được lựa chọn vào nhóm bởi vì bạn có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh hoặc một số khía cạnh khác trong các công việc liên quan đến kỹ thuật mà nhóm đang sử dụng.Hoặc có thể đơn giản là vì bạn là người duy nhất còn rảnh để làm việc này.

[Học nghề] Đừng giấu dốt – Giải pháp

Hãy thể hiện cho mọi người thấy rằng việc học tập cũng là một phần của quá trình phát triển phần mềm. Hãy chứng tỏ cho họ thấy bạn đang tiến bộ.

Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Carol Dweck, nhu cầu thể hiện bản thân ăn sâu vào hầu hết tất cả mọi người trong phần lớn các nền xã hội công nghiệp hóa. Xã hội này ngày càng phụ thuộc vào khả năng lập trình của bạn, vì phần mềm ngày càng gắn liền với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, vì bạn còn thiếu kinh nghiệm nên có nhiều thứ bạn chưa biết. Bạn đang kẹt trong một tình huống khó khăn. Những người xung quanh bạn – quản lý, khách hàng và đồng nghiệp của bạn, chưa kể chính bạn -cũng đang phải chịu áp lực rất lớn để có thể cung cấp phần mềm. Bạn có thể thấy sự kỳ vọng trong con mắt của mọi người khi họ hỏi xem bạn sẽ hoành thành tính năng X trong bao lâu. Có thể bạn sẽ nhận lấy nhiều áp lực trong việc trấn an họ và đảm bảo với họ rằng bạn biết chính xác những gì họ muốn, bạn biết lúc nào và làm cách nào để hoàn thành nó.

Các thợ gia công phần mềm xây dựng danh tiếng của họ thông qua các mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Chấp nhận những áp lực, không nói ra và chỉ nói với mọi người những gì họ muốn nghe không phải là một cách tốt để xây dựng mối quan hệ tốt. Hãy nói cho mọi người biết sự thật. Hãy cho họ biết rằng bạn đang bắt đầu hiểu những gì họ muốn và bạn đang học cách để có thể bàn giao nó cho họ. Nếu bạn trấn an họ, hãy trấn an họ bằng khả năng học hỏi của bạn chứ đừng giả vờ biết điều mình không biết. Bằng cách này, bạn sẽ xây dựng được danh tiếng dựa trên khả năng học tập của mình chứ không phải từ những gì bạn đã biết.

Cách rõ ràng nhất để thể hiện bạn chưa thật sự hiểu vấn đề là đặt câu hỏi. Điều này nói thì dễ hơn là làm, đặc biệt khi người bạn hỏi lại cho rằng bạn đã biết câu trả lời. Hãy cố gắng! Bạn hoàn toàn có thể giữ thể diện cho mình bằng cách đi đường vòng để có được những kiến thức cần thiết, nhưng hãy nhớ rằng con đường trở thành thợ lành nghề sẽ được rút ngắn nếu bạn đi theo đường thẳng. Theo thời gian cùng với sự luyện tập, bạn sẽ thấy viêc đặt câu hỏi trực tiếp cho những người có kiến thức uyên thâm nhất trong nhóm trở nên dễ dàng hơn. Song song với việc mạnh dạn bày tỏ sự thiếu hiểu biết của mình thì bạn cũng đang thể hiện với nhóm về khả năng học tập của bạn. Và đôi khi họ cũng sẽ hiểu rõ hơn về kiến thức của mình trong khi trả lời câu hỏi của bạn.

Lập trường “không biết”

Với tư cách là một nhà trị liệu gia đình, tôi đã được đào tạo để bỏ ý niệm rằng tôi có kiến thức chuyên môn về cuộc sống của người khác, qua đó tôi có thể tiếp cận với mọi người nhờ lập trường “không biết”. Đây là một việc khó có thể dễ chấp nhận cho dù bạn là một nhà trị liệu mới vào nghề hoặc một lập trình mới. Thường thì bản năng sẽ thôi thúc bạn giấu đi sự thiếu hiểu biết củacủa mình và giả vờ là có kiến thức chuyên môn về nó, nhưng điều này chỉ cản trở sự phát triển và hạn chế công việc bạn đang cố gắng đạt được mà thôi. Áp dụng bài học này đã giúp tôi rất nhiều trong các ngành nghề khác nhau. Tôi thực sự đã phát triển nhờ áp dụng sử dụng lập trường “không biết”hàng ngày; nó cho tôi thấy rằng tôi đã ở đúng nơi. Và tôi đã phát triển.

—David H. Hoover

Hãy làm quen với cách học này. Đây chính là học nghề. Có những người cảm thấy không thoải mái với việc này. Thay vì trở thành thợ gia công, những người này trở thành chuyên gia – những người đạt được kiến thức chuyên sâu trên một nền tảng hoặc trong một lĩnh vực và gắn bó với nó. Nhờ tập trung sâu, họ khả năng cao hơn người khác trong một lĩnh vực cụ thể. Các chuyên gia trong ngành là điều cần thiết và không thể tránh khỏi, nhưng đó không phải là mục tiêu của học nghề.

Các lĩnh vực chuyên môn thì phụ thuộc vào từng sản phẩm trên con đường mà chúng ta đang đi, nhưng nó không phải là đích đến của chúng ta. Trong hành trình của mình, thợ gia công sẽ làm việc với vô số công nghệ và lĩnh vực khác nhau. Nếu vì yêu cầu công việc hoặc sở thích riêng mà họ đào sâu và phát triển một hoặc một vài kỹ thuật trên thì càng tốt. Điều này là hoàn toàn bình thường, giống như việc luyện tập cho một cuộc chạy marathon thì sẽ giúp phát triển các cơ bắp chân. Cô ấy không luyện tập để có đôi chân khỏe, cô ấy luyện tập để chạy. Cũng giống như một nhà phát triển phần mềm tâm huyết đã đạt được kiến thức sâu về Python sau khi làm việc trong một dự án Python trong hai năm, các cơ bắp chân của vận động viên chạy marathon phát triển chỉ là phương tiện chứ không phải là mục tiêu cuối cùng.

Vài chuyên gia sẽ làm mọi việc có thể để duy trì gắn bó với duy nhất một lĩnh vực, thu hẹp phạm vi học tập, thực hành và các dự án. Trái lại, thợ thủ công, cần có lòng can đảm và khiêm tốn để gạt sự hiểu biết mình sang một bên và khoác lên mình chiếc đai trắng (White Belt) khi họ học một kỹ thuật hoặc miền mới.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất mà một thợ gia công có thể sở hữu là khả năng học hỏi, xác định một lĩnh vực mà mình còn kém và làm việc để cải thiện điều đó. Giống như những khoảng trống trong vườn, sự thiếu hiểu biết có thể được giảm đi bằng cách gieo trồng hạt giống hạt giống tri thức. Hãy tưới cho hạt giống bằng cách thử nghiệm, thực hành và đọc sách. Bạn có thể chọn cách giấu những chỗ trống, xấu hổ bởi kích thước của chúng, che đây chúng để không làm mất thể diện của bạn. Hoặc bạn có thể chọn cách phơi bày chúng, trung thực với bản thân và những người đang tin tưởng bạn, và yêu cầu được trợ giúp.

Khi kết thúc khóa học nghề, bạn sẽ có kiến thức sâu về một vài chủ đề về công nghệ. Với những chủ đề này bạn có thể tạo ra một số ít ứng dụng phần mềm mạnh mẽ trên một số nền tảng và lĩnh vực. Người thợ bậc thầy có khả năng dệt một tấm thảm từ vô số chủ đề. Không có gì đáng nghi ngờ khi họ có một vài đề tài và tổ hợp yêu thích nhưng số lượng các chủ đề sẽ lớn, cho phép họ thích ứng với một loạt các môi trường công nghệ. Đây là nơi The Long Road sẽ đưa bạn đến. Bằng cách bày tỏ và đối mặt với sự thiếu hiểu biết củamình, bạn sẽ nắm được các chủ đề còn thiếu nhanh hơn nhiều so với bạn cách giả vờ biết nó để trông có vẻ có đủ khả năng.

[Học nghề] Đừng giấu dốt – Hành động

Viết ra một danh sách năm thứ mà bạn thực sự không hiểu trong công việc của bạn. Đặt danh sách đó nơi người khác có thể nhìn thấy nó. Sau đó, tạo thói quen làm mới danh sách này mỗi khi công việc của bạn thay đổi.

Bài tiếp: [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

Bài trước: [Học nghề] Giải phóng lòng nhiệt huyết trong bạn

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

10 + 14 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM