Khi bắt đầu tìm hiểu về lập trình web, bạn sẽ bắt gặp 3 thuật ngữ phổ biến gồm frontend, backend và fullstack. Vậy những thuật ngữ này là gì? Trong bài viết này CodeGym Đà Nẵng sẽ tập trung chia sẻ về backend. Giúp bạn hiểu được lập trình backend là gì? Mảng này làm được những gì? Và để theo mảng này thì cần phải học những gì?
Riêng về front end và full stack CodeGym Đà Nẵng đã có bài viết chia sẻ chi tiết về 2 thuật ngữ này. Bạn có thể đọc lại tại đây.
Không dài dòng nữa, mình sẽ đi thẳng vào để giúp bạn lần lượt giải đáp từng thắc mắc trên luôn nhé.
Nội dung
Lập trình backend là gì?
Trong lập trình, người ta chia thành frontend và backend. Trái với frontend tức là những phần liên quan đến giao diện, trực quan có thể nhìn thấy được thì backend thuộc về những phần “ngầm”mà người dùng không thấy trực tiếp được.
Ví dụ như khi bạn tìm kiếm một trang web, lúc này máy chủ của trang web gửi thông tin tới thiết bị bạn dùng truy cập và điều hướng bạn tới trang web bạn muốn. Quá trình này chính là kết quả làm việc của backend.
Lập trình web backend cần học những gì?
DOWNLOAD NGAY TRỌN BỘ TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH TỔNG HỢP CƠ BẢN – NÂNG CAO
Kiến thức về Frontend
Mặc dù bạn đi chuyên sâu bên backend nhưng bạn cũng cần nắm những kiến thức cơ bản về frontend để là việc với kỹ sư lập trình front end. Vì một sản phẩm cần sự kết hợp giữa frontend và backend nên nếu bạn trang bị cả kiến thức cơ bản của frontend thì bạn sẽ hiểu được cách thức vận hành để kết hợp ăn ý và làm việc sẽ hiệu quả hơn.
Ngôn ngữ lập trình backend
Có khá nhiều ngôn ngữ lập trình dùng cho backend. Tuy nhiên bạn chỉ cần chọn ra ít nhất một ngôn ngữ phổ biến để học.
Một số ngôn ngữ lập trình backend phổ biến như:
- Java
Hầu hết các nhà phát triển web ưa chuộng và lựa chọn ngôn ngữ Java. Mặc dù so với Python hay Ruby việc học Java có thể sẽ khó hơn nhưng nó vẫn thu hút một số đông những người muốn theo học mảng lập trình web. Để hiểu hơn về lý do tại sao Java hiện nay lại phổ biến như vậy các bạn có thể tìm đọc lại bài chia sẻ ủa CodeGym Đà Nẵng tại đây.
2. PHP
So với Java thì PHP dễ học hơn. Ngôn ngữ này có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Unix, Linux, Mac OS X…Đồng thời nó cũng cung cấp khả năng tương thích với nhiều máy chú như Apache, IIS,…PHP hỗ trợ rất nhiều cơ sở dữ liệu và là mã nguồn mở nên có thể download miễn phí. Một điểm cộng nữa cho PHP là nó cun cấp sẵn công cụ để báo cáo lỗi mã nguồn một cách hiệu quả.
3. Python
So với PHP và Java, với những người mới bắt đầu sẽ dễ dàng hơn. Ngôn ngữ lập trình Python được biết đến là ngôn ngữ thông dịch cấp cao. Nó cho phép làm việc trên nhiều nền tảng. Cú pháp rất dễ hiểu, việc chính sửa mã nguồn cũng dễ dàng. Ngôn ngữ này rất thân thiện với các cơ sở dữ liệu, backend và cung cấp các giao diện cơ sở dữ liệu cho các hệ thống DBMS thương mại. Ngoài ra Python có tính năng tự động dọn dẹp các tệp rác giúp cải thiện hiệu suất làm việc.
4. Ruby
Hiện nay, Ruby cũng trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình backend phổ biến. Một trong những điều khiến nó được lựa chọn vì Ruby có một framework tuyệt vời mang tên Rails được đánh giá là ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và hoàn hảo để phát triển website.
Framework lập trình
Để hỗ trợ trong lập trình backend, bạn cũng cần biết sử dụng ít nhất một framework phổ biến của ngôn ngữ lập trình.
Để lựa chọn được framework nên học thì cũng tuỳ vào project và ngôn ngữ lập trình mà bạn chọn học. Mỗi ngôn ngữ có rất nhiều lựa chọn framework tuy nhiên nên chọn framework đang được sử dụng phổ biến.
Ví dụ như với ngôn ngữ Java thì bạn nên chọn học framework Spring Boot, PHP thì bạn có thể dùng Laravel hoặc Symfony. Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ Python thì có thể tham khảo học framework Django hoặc Flask, Ruby thì dùng framework Rails như mình có đề cập ở trên.
Kiến thức về Cơ sở dữ liệu (Database)
Trong lập trình backend, Cơ sở dữ liệu (Database) chịu trách nhiệm lưu trữ và truy xuất dữ liệu phát sinh từ ứng dụng.
Việc chọn học hệ thống cơ sở dữ liệu nào phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình bạn chọn theo. Ví dụ nếu chọn ngôn ngữ lập trình PHP, Java bạn sẽ cần học cách sử dụng MySQL hoặc các hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên SQL khác. Hoặc bằng dùng JavaScript với Node.js thì bạn nên học cách làm việc với cơ sở dữ liệu MongoDB.
Ngoài cơ sở dữ liệu nếu bạn có thêm kiến thức về các cơ chế bộ nhớ đệm (cache) như Memcached, Redis thì càng tốt
Kiến thức về bảo mật
Vấn đề bảo mật trong lập trình rất quan trọng và luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là sau những cuộc tấn công của các hacker gây ra tổn thất hàng tỷ đồng cho các công ty và quốc gia. Vì vậy để hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp bạn cũng cần trang bị những kiến thức về bảo mật.
Lập trình viên web backend làm những gì?
Một số công việc của một lập trình viên Back end bao gồm:
- Hiểu rõ mục tiêu của trang web và đưa ra các giải pháp tối ưu tốc độ và hiệu suất để các ứng dụng được vận hành hiệu quả.
- Cộng tác với các thành viên khác trong nhóm như lập trình viên Frontend để phát triển web.
- Lưu trữ dữ liệu và cũng đảm bảo rằng nó được hiển thị chính xác cho người dùng.
- Quản lý tài nguyên API hoạt động trên các thiết bị.
- Tham gia vào kiến trúc của hệ thống và các phân tích Khoa học dữ liệu.
Học lập trình back end ở đâu?
Tại CodeGym Đà Nẵng, khoá học lập trình ngắn hạn 6 tháng Java Fullstack sẽ cung cấp cho bạn kiến thức fullstack từ cả front end đến back end. Chương trình đào tạo theo mô hình Coding Bootcamp và được thiết kế lộ trình dành cho người mới bắt đầu từ con số 0. Đặc biệt khoá học còn cam kết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp khoá học. Vì vậy bạn có thể yên tâm khởi đầu trong ngành lập trình và có cơ hội làm việc trong lĩnh vực này nhé!
Tạm kết
Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu lần lượt một số các khía cạnh về lập trình web back end. Hi vọng các bạn đã có thể hiểu thêm về mảng lập trình web back end và cảm thấy bớt “mơ hồ” về nó hơn.
Ngoài ra để giúp bạn đánh giá được năng lực và mức độ phù hợp với lĩnh vực lập trình, bạn có thể làm bài Test Online
tại đây thử nhé.
0 Lời bình