Mấy năm gần đây, ngành IT được “gắn mắc” là một ngành rất “hot” với mức lương cao, nhu cầu tuyển dụng lớn lại không yêu cầu bằng cấp. Do vậy, có rất nhiều bạn nảy sinh mong muốn trở thành lập trình viên, các bạn “cắm đầu” vào học ngành này! Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp theo ngành này. Trước khi bạn hạ quyết định trở thành 1 lập trình viên, bạn cần phải hiểu về những khó khăn của lập trình viên ẩn sau những sự hào nhoáng của nó nhé. Trong bài này, CodeGym sẽ chia sẻ về 4 “nỗi khổ” của lập trình viên mà có thể sẽ khiến bạn cân nhắc lại quyết định của mình.
Nội dung
1/ Sự cập nhật quá nhanh của CNTT
Việc kiến thức về công nghệ thông tin được update với tốc độ nhanh đến chóng mặt đã khiến cho ngành này có nhu cầu tuyển dụng lớn hơn các ngành khác. Tuy nhiên, đó mới chỉ là 1 mặt của vấn đề. Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường thì bạn sẽ rất vui khi có rất nhiều lựa chọn để ứng tuyển đúng không. Còn nếu bạn là một người đã có tuổi nghề rồi thì sao? Với sự update liên tục của CNTT, nếu bạn cứ “khư khư” giữ những thứ mà bạn biết, bạn sẽ thành đối tượng bị đào thải, nhường chỗ cho những người trẻ hơn.
- Cách đây 10 năm, làm web chỉ cần biết sơ về server, biết HTML CSS.Tuy nhiên, để lập trình 1 web “hẳn hoi” bây giờ lại cực kì phức tạp với đủ thứ phải học: từ front-end, back-end, API, framework.
- Ngày xưa lập trình di động là viết cho Symbian OS, chạy trên Java ME. Bây giờ lập trình di động là viết Android, iOS, với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau như Flutter, Swift
- Bản thân các framework cũng có thay đổi, tiến hoá. Angular 2 khác hoàn toàn Angular 1 (AngularJS)
Có thể nói, ngành CNTT là minh hoạ cho câu “Học, học nữa, học mãi” rất rõ ràng. Vì vậy, không hề có chuyện tốt ngiệp xong là sẽ đủ vốn kiến thức đến cuối sự nghiệp. Mà bạn sẽ nhanh chóng phải update lại kiến thức định kỳ mỗi vài tháng đến 1 năm. Nếu không, bạn sẽ dần dần bị lạc hậu, không theo kịp với yêu cầu công việc
2/ Áp lực công việc cao
Có thể nói, một trong những khó khăn của lập trình viên chính là việc OT (làm quá giờ) sẽ là việc diễn ra như cơm bữa.
- Ở những công ty outsource, đôi khi để giảm giá thành, đấu thắng dự án, đội sales phải estimate thời gian ngắn, chi phí thấp, dẫn tới việc nhân sự phải OT liên tục trong thời gian ngắn để bàn giao được công việc.
- Ở một số công ty start-up, product, ngày ra mắt sản phẩm đã được định trước. Nếu gần tới lúc đó mà sản phẩm vẫn chưa hoàn thành, còn nhiều bug hay cải thiện thì mọi người cũng phải ráng OT
Việc OT nhiều hiển nhiên sẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, tâm trạng, năng suất làm việc của mọi người, không chỉ riêng ngành lập trình, ngành nào cũng không thích OT. Chưa kể là do mất thời gian OT, chúng ta sẽ ít đi thời gian lo cho gia đình, người thân, vv…
3/ Mức lương không cao như các bạn tưởng
Đúng là trong rất nhiều báo cáo, thống kê số liệu đều cho thấy mức lương trung bình của 1 lập trình viên khá cao so với mặt bằng chung. Cũng có rất nhiều bài báo “giật tít” làm lập trình viên lương “nghìn đô”, lương trăm triệu. Chắc bạn cũng biết đến trường hợp lập trình viên đóng thuế 23 tỷ/năm hay việc đa phần những người giàu nhất thế giới phần lớn đều là tỷ phú công nghệ.
Rất nhiều yếu tố xảy ra khiến những ai chưa tìm hiểu kỹ lầm tưởng rằng làm lập tìnhh viên là sẽ giàu. Mức lương cao chót vót kia là có thật nhưng không nhiều, đa phần là của các bậc tiền bối với nhiều năm kinh nghiệm, hoặc làm các mảng Data/AI/ML có bằng thạc sĩ, hoặc làm việc nước ngoài,…
Còn lại, lương của các lập trình viên phổ thông cũng chỉ cao hơn lương mặt bằng chung chút đỉnh: Junior sẽ rơi vào khoảng 10-15 triệu, senior/team lead khoảng 20 – không giới hạn tuỳ năng lực và trình độ.
Do vậy, làm lập trình thì lương nói chung là sẽ khiến bạn đủ trang trải cuộc sống, cao hơn mặt bằng chung. Còn nếu bạn muốn nuối giấc mộng làm giàu thì bạn sẽ phải trau dồi rất nhiều kiến thức khía cạnh khác nữa, hay bạn cần phải trở thành người tiên phong cho một lĩnh vực công nghệ mới nào đó.
4/ Những khó khăn của lập trình viên có thể sẽ khiến bạn chán nản
Nếu bạn từng có nhiều hoài bào trong việc tạo ra những ứng dụng tầm cỡ, có hàng trăm triệu người dùng như hệ Window hay gây nên một cơn sốt như app Flappy Bird thì đó là một điều rất tốt. Bạn có rất nhiều ý tưởng trong đầu chỉ mong được hiện thực nó. CodeGym chúc bạn thành công trong con đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, số liệu những start-up công nghệ nổi lên rồi chìm nghỉm đã chỉ ra rằng việc một ý tưởng được hiện thực hoá và được mọi người đón nhận là khó, gian nan, ngoại lệ đến mức nào.
Đa phần những công việc lập trình mà bạn được giao khi bắt đầu đi làm sẽ là làm các ứng dụng CRUD “thêm bớt xoá sửa”, ghi dữ liệu, đọc dữ liệu, hiển thị dữ liệu. Nếu làm các ứng dụng doanh nghiệp, bạn sẽ quen đến mức nhàm vì suốt ngày chỉ có tạo form, sửa form, update CSV/Excel, xuất reports. Hoặc đôi khi bạn sẽ mất 1-2 ngày chỉ để sửa 1 con bug, tìm hiểu lý do tại sao thư viện/config của mình không chạy.
Đa phần mọi người làm trong nghành nào sẽ trở thành 1 “thợ code”, còn những ai có thể làm việc một cách sáng tạo, theo ý tưởng của mình thì đó là những ngoại lệ trong ngoại lệ.
Kết luận
Phía trên là 4 “nỗi khổ” của lập trình viên mà khi chưa tìm hiểu kĩ sẽ khiến nhiều người lầm tưởng. Dù rằng làm lập trình viên có nhiều khăn nhưng bạn đọc hãy nhớ rằng, muốn kiếm tiền chưa bao giờ là công việc dễ dàng, dù là ngành nghề nào cũng như vậy cả thôi. Những “nỗi khổ” của lập trình như OT xảy ra ở rất nhiều ngành nghề chứ không phải chỉ có ở ngành lập trình.
Nếu như bạn đã thích lập trình thì những khó khăn như việc phải code liên tục hay update công nghệ mới sẽ có thể là niềm vui chứ không phải nỗi khổ. Suy cho cùng, việc mà mình thành công trong một công việc nào đó có có 1 phần nhỏ là do sở thích, còn phần lớn là trách nhiệm của bạn với công việc. Nếu đã thích tạo ra sản phẩm, dù có làm chức năng lớn hay nhỏ, ít người dùng hay không, bạn đều sẽ thấy vui khi mình mang lại giá trị cho người dùng.
Tham khảo thêm: Lập trình viên là gì? Những điều bạn cần biết về lập trình viên
0 Lời bình