Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và hiện vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Kinh tế toàn cầu nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Thất nghiệp là hệ quả tất yếu, sớm muộn gì nhân loại cũng phải đối mặt. Năm 2021: Đã đến lúc tất cả chúng ta phải có sự định hướng, tính toán đúng đắn cho từng bước đi trên con đường sự nghiệp của mình. Vậy nghề gì bền vững, không lo thất nghiệp?
Bài viết dưới đây sẽ phân tích dựa trên số liệu thực tế, khách quan nhất để bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi “nghề gì bền vững?”.
Nội dung
4 ngành ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19
Theo số liệu từ cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố năm 2020, top 4 ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19 là Bất động sản, Nghệ thuật, vui chơi, giải trí, Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Giáo dục và đào tạo.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, có tới 15/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, đặc biệt đáng chú ý là các ngành: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 40,3%); Hoạt động dịch vụ khác (giảm 29,0%); Kinh doanh bất động sản (giảm 23,9%) và Giáo dục và đào tạo (giảm 15,4%).
Ngành du lịch thế giới “thụt lùi” 30 năm vì đại dịch Covid-19
Báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết, trong năm 2020, lượng du khách quốc tế đã giảm 74% so với năm trước. Theo đó, Covid-19 đã đẩy ngành du lịch toàn cầu thụt lùi về thời điểm năm 1990.
Theo ước tính của UNWTO, các lệnh hạn chế đi lại trên toàn cầu để phòng dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại khoảng 1.300 tỷ USD. Báo cáo cũng cho thấy khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành du lịch đã có nguy cơ mất việc làm.
Hầu hết chuyên gia nhận định ngành du lịch thế giới sẽ khó có thể phục hồi hoàn toàn trong năm 2021 khi mà nhiều quốc gia vẫn đang phải vật lộn với các làn sóng dịch bệnh mới.
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) bền vững giữa đại dịch COVID-19
Ngành CNTT vẫn bền vững giữa đại dịch 2021. Việc ứng dụng CNTT vào giải quyết công việc và phục vụ cuộc sống trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Thay vì phải trực tiếp gặp mặt, chúng ta có thể làm việc trực tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online, kinh doanh qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng khi thay toán…
Nhìn vào thực trạng hiện nay, có thể thấy ngành CNTT trở thành một ngành hot và được chú trọng phát triển. Mục tiêu của Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đến năm 2025 sẽ có 1.3 triệu lao động ngành CNTT. Cơn “khát” nhân lực CNTT chưa bao giờ hạ nhiệt, kể cả trong mùa Covid.
Trong tình hình khó khăn do Covid như hiện nay, việc theo đuổi một ngành học và trở nên thành công trong lĩnh vực chuyên môn là mơ ước của rất nhiều người. Lựa chọn nơi học tập và phát huy hết tiềm năng bản thân rất quan trọng. Học không chỉ là lý thuyết, mà còn là những kỹ năng làm việc, khả năng áp dụng thực tế… để tự tin, sẵn sàng bắt đầu ngay với công việc tại các doanh nghiệp.
Nghề gì bền vững: Tại sao lại chọn CodeGym
Trong năm 2020, hơn 1000 học viên CodeGym đã học tập và chuyển nghề lập trình thành công mặc dù phải đối mặt với những khó khăn từ 2 đợt bùng phát dịch Covid.
“Trở về Việt Nam do dịch Covid, mình dừng hẳn công việc cũ và tìm hướng đi mới, bền vững cho mình. Học CNTT, làm lập trình viên là một lựa chọn không thể đúng đắn hơn. Dù phải đánh đổi và trải qua những khó khăn bước đầu, mình đã có được công việc ổn định.”_ Bạn Trần Công Minh, cựu học viên CodeGym, hiện đang là lập trình viên tại VMO.
Bạn Nguyễn Văn Đức, cựu học viên CodeGym, hiện đang là lập trình viên tại IFI Solution chia sẻ: “Quyết định chuyển nghề ngay giữa thời điểm bùng dịch, vấp phải sự phản đối của gia đình… mình bắt đầu theo đuổi nghề lập trình từ con số 0. Đến hiện tại, khi đã có một công việc phù hợp hơn, mình thấy những công sức và nỗ lực bỏ ra trong 6 tháng vừa qua là hoàn toàn xứng đáng”.
Lựa chọn nghề gì bền vững? Có thể nói, theo đuổi ngành CNTT trong tình hình hiện nay là một sự lựa chọn khôn ngoan và đúng đắn cho những ai yêu thích công nghệ, đặc biệt trong thời kỳ hậu Covid và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem thêm các bài viết hữu ích về nghề lập trình của CodeGym tại đây.
0 Lời bình