Đối với nhiều người, cụm từ Công nghệ thông tin đã khá quen thuộc. Tuy nhiên, bản chất thực sự của ngành này là gì? Tại sao Công nghệ thông tin lại quan trọng. Bài viết này CodeGym sẽ giải đáp các thắc mắc đó cùng câu hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Hãy đọc hết bài để hiểu thêm về ngành này.
Nội dung
Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Tại sao công nghệ thông tin lại quan trọng?
Theo xu hướng phát triển, mỗi doanh nghiệp muốn lớn mạnh đều cần có công nghệ thông tin. Chính vì thế ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng về vấn đề phát triển công nghệ để nâng cao vị thế và tính cạnh tranh. Hãy cùng xem xét các nhu cầu mà các chuyên gia CNTT hiện tại và tương lai sẽ làm việc:
- Quá tải dữ liệu: Doanh nghiệp cần xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này yêu cầu sức mạnh xử lý hệ thống, phần mềm phức tạp và kỹ năng phân tích của con người.
- Sử dụng di động và không dây: Nhiều doanh nghiệp đang cung cấp các dịch vụ điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay có điểm phát sóng không dây và khả năng chuyển vùng.
- Điện toán đám mây: Hầu hết các doanh nghiệp không còn vận hành “trang trại máy chủ” của riêng họ để lưu trữ lượng lớn dữ liệu. Nhiều doanh nghiệp hiện làm việc với dịch vụ điện toán đám mây — các nền tảng lưu trữ của bên thứ ba duy trì dữ liệu.
- Băng thông cho lưu trữ video: Các giải pháp hội nghị truyền hình ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, cần nhiều băng thông mạng hơn để hỗ trợ đủ.
Tham khảo: Việc làm công nghệ thông tin gồm những nghề nào và cơ hội nghề nghiệp
Những chuyên ngành của công nghệ thông tin
Hiện nay có 9 ngành chính thức trong khối ngành công nghệ thông tin
- Ngành Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia: Sử dụng phần mềm đồ họa, các ứng dụng để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm sẽ là những hình ảnh biết nói, truyền tải thông điệp một cách độc đáo, tạo ấn tượng với người xem.
- Ngành Big Data & Machine Learning: Đưa ra các giải pháp xử lý nguồn dữ liệu khổng lồ của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
- Hệ thống thông tin quản lý: Công việc yêu cầu là thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin. Bên cạnh đó phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức
- Ngành công nghệ phần mềm: Xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình. Đánh giá, phân tích, đưa ra các giải pháp tiếp cận công nghệ mới.
- Kỹ thuật mạng: Thiết kế hệ thống mạng phù hợp từng nơi. Phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc quản trị mạng.
- Kĩ thuật máy tính: Nghiên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính. ( Ví dụ: mạch điện tử, chip,….)
- Máy tính và truyền thông dữ liệu: Hiểu và làm chủ những công nghệ mạng phổ biến. ( Ví dụ: truyền tải tập tin,điện toán đám mây,..)
- Công nghệ thông tin: sử dụng các hệ điều hành, ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong hệ thống.
- Khoa học máy tính: Nhận biết và thấu hiểu ngôn ngữ, lý do đằng sau các chương trình máy tính. Tìm ra các cách thức mới để thao tác và truyền tải thông tin. Có thể lập trình riêng hệ điều hành mới.
Con gái học công nghệ thông tin có vất vả không?
Câu trả lời là có! Bất kì ngành nghề hay công việc nào đều cũng có sự khó khăn riêng. Không chỉ nữ giới. Bất kì ai khi theo ngành công nghệ thông tin đều sẽ phải trải qua khó khăn. Ngành IT là một ngành khó, thậm chí rất khó. Nó yêu cầu sự tư duy, nhanh nhạy cao, khả năng phán đoán chính xác. Vì thế, ngành này có xu hướng hơi thiên về nam giới. Tuy nhiên, nữ giới nếu đam mê với ngành công nghệ vẫn hoàn toàn có thể theo đuổi nghề nghiệp bằng chính thực lực của mình. Bởi trong ngành này còn một yếu tố quyết định khác đó là sự tỉ mỉ, cần cù. Về điểm này, nữ giới sẽ hợp hơn rất nhiều.
Trên thế giới có không ít những nữ CEO về công nghệ. Có thể kể đến những tượng đài như bà Peggy Johnson – Phó chủ tịch điều hành phát triển kinh doanh của Microsoft. Hay như bà Regina Dugan – Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Facebook. Con gái theo học công nghệ thông tin cũng là thể hiện sự bình đẳng giới. Thậm chí còn được giúp đỡ rất nhiều và nhận được sự nể phục từ mọi người.
Nói tóm lại, nữ giới theo đuổi ngành công nghệ thông tin sẽ vất vả hơn so với nhiều ngành nghề khác. Yêu cầu phải học hỏi không ngừng, cần mẫn rèn luyện thêm nhiều kỹ năng. Cơ hội việc làm của nam và nữ là như nhau. Thế nên bạn hoàn toàn tự tin khi theo học. Hãy nhớ rằng, những công ty tốt họ sẽ nhìn vào thực lực chứ không phải giới tính.
0 Lời bình