Thời gian này, các bạn học sinh lớp 12 đang gấp rút chuẩn bị kiến thức cho kì thi sắp tới. Nhiều bạn đang quan tâm đến khối ngành công nghệ thông tin. Vì nhận thấy đây đang là ngành Hot và xu hướng phát triển chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ngành này. Vậy công nghệ thông tin gồm những môn nào? Làm gì? Nên học ở đâu? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
>> Xem ngay Devworld – Cẩm nang giúp lập trình viên phát triển bền vững với nghề lập trình
Nội dung
Công nghệ thông tin gồm những môn nào?
Công nghệ thông tin là gì?
Ngành Công nghệ thông tin, (tiếng Anh: Information technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ngành CNTT gồm nhiều lĩnh vực như: phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, ngôn ngữ lập trình, khoa học máy tính,..
Công nghệ thông tin gồm những môn nào?
CNTT là ngành rất rộng, chia là nhiều chuyên ngành. Một số ngành chính như:
- Khoa học máy tính.
- Kỹ thuật máy tính.
- Kĩ thuật phần mềm.
- Hệ thống thông tin.
- Truyền thông và mạng máy tính.
Các môn học trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các trường đại học gồm hai mảng lớn: môn đại cương và môn chuyên ngành. Các môn đại cương giúp sinh viên xây dựng nền tảng, tư duy, toán học… Tới năm 3,4, sinh viên sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành liên quan trực tiếp đến công việc sẽ làm sau này.
Công nghệ thông tin thi thi môn gì? Học khối nào?
Khá nhiều bạn lầm tưởng học CNTT sẽ thi những môn của khối khoa học tự nhiên tuy nhiên hiện nay, có 5 tổ hợp môn đủ điều kiện xét duyệt ngành CNTT:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Anh
- D01: Toán – Văn – Anh
- D10: Toán – Địa – Anh
- D07: Toán – Hóa – Anh
Việc mở rộng thêm tổ hợp thi giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn phù hợp với bản thân.
Học công nghệ thông tin ra làm gì?
Cơ hội cho sinh viên theo học ngành IT là rất lớn. Thậm chí, sinh viên đã có cơ hội làm thêm cọ sát với nghề ngay từ những năm cuối. Sau đây sẽ là list việc làm sau khi ra trường:
Sinh viên ngành an toàn thông tin:
- Chuyên viên bảo mật máy chủ và mạng
- Nhân viên phân tích dữ liệu
- Nhân viên bảo mật cơ sở dữ liệu
- Chuyên viên rà soát lỗ hổng, tìm và khắc phục sự cố trong an toàn thông tin
- Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính
Sinh viên ngành truyền thông và mạng máy tính
- Nhân viên kỹ thuật phần cứng máy tính
- Quản trị hệ thống mạng, thiết lập hệ thống truy cập từ xa
- Chẩn đoán, giám sát, theo dõi và khắc phục các sự cố mạng máy tính
- Lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống mạng máy tính
Sinh viên ngành khoa học máy tính
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin
- Lập trình viên phát triển ứng dụng
- Kỹ sư hệ thống
- Phát triển web
- Chuyên gia hỗ trợ máy tính
Có nên theo học ngành khoa học máy tính hay công nghệ thông tin?
Sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm
- Nhà sáng tạo và phát triển game
- Kỹ sư chất lượng phần mềm
- Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
- Xây dựng và bảo trì hệ thống phần mềm
Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính
- Lập trình viên
- Kỹ sư thiết kế mạch điện-điện tử
- Viết chương trình và chế tạo các hệ thống nhúng
- Chuyên viên quản trị hệ thống máy tính
- Giảng viên ngành kỹ thuật máy tính
Nên học công nghệ thông tin ở đâu?
Hệ đại học, cao đẳng chính quy
Miền Bắc:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học viện kỹ thuật mật mã
- Đại học công nghệ Hà Nội – ĐHQGHN
- Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
- Đại học FPT
- Học viện kỹ thuật quân sự
Miền Trung:
- Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
- Trường đại học Phú Xuân – Huế
- Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học FPT – Đà Nẵng
- Đại học Vinh
Miền Nam:
- Đại học Bách khoa TP HCM
- Trường Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
- Đại học Công nghiệp Thông tin TPHCM
- Đại học FPT TP. HCM
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Hoa Sen
CodeGym – Hệ thống đào tạo lập trình hiện đại
CodeGym là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình Coding Bootcamp với nhiều ưu điểm!
Nếu như trước kia, sinh viên phải dành rất nhiều để học những môn đại cương khô khan. Điều đó tốn rất nhiều thời gian và dễ gây chán nản. Thì với mô hình đào tạo hiện đại của CodeGym, học viên chỉ mất 6 tháng, “thực chiến” để nắm vững kiến thức. Học viên dành toàn bộ thời gian cho lịch học tập và huấn luyện dày đặc, liên tục, đến mức chỉ “code và code”. Với sự tập trung cao độ này, học viên sẽ hoàn thành khối lượng công việc lớn và đạt được sự tiến bộ với tốc độ nhanh chóng.
CodeGym cam kết 100% việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp bằng hợp đồng khi nhập học, nếu không tìm được việc làm thì sẽ hoàn lại toàn bộ học phí. Hiện nay, hơn 50 doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT đang là đối tác đáng tin cậy của CodeGym. Có được điều này nhờ vào việc đào tạo chất lượng, đảm bảo đầu ra cho học viên. Họ có thể làm việc ngay mà không cần học việc lại tư đầu.
0 Lời bình
Trackbacks/Pingbacks