Nội dung
- PHP 7.3 cải thiện cơ chế nhúng mã C và tốc độ xử lý
- Các ngôn ngữ lập trình có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2018
- Thử nghiệm AI mới nhất của Google cho phép bạn điều khiển cả dàn giao hưởng ngay trong trình duyệt
- Firefox “quan ngại sâu sắc” về việc Microsoft khai tử EdgeHTML chuyển sang dùng Chromium
- Cựu kỹ sư thực tập trong dự án Edge: Google đã phá hoại trình duyệt của Microsoft
- Lo ngại bị lạm dụng, Google tuyên bố không bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt
PHP 7.3 cải thiện cơ chế nhúng mã C và tốc độ xử lý
Phiên bản PHP 7.3 là phiên bản mới nhất của ngôn ngữ lập trình phổ biến PHP được tung ra vào đầu tháng 12.2018. Phiên bản này được cập nhật với các tính năng mới và cải thiện về tốc độ xử lý. Một trong số các cải tiến lớn nhất đó là việc hỗ trợ Giao diện Hàm Ngoại (FFI – Foreign Function Interface), cho phép lập trình viên viết mã C bên trong mã PHP. Mặc dù tính năng ngày không mang lại hiệu năng xử lý như khi làm việc với mã PHP thuần nhưng trong một số tình huống cụ thể thì nó có thể giúp giảm được dung lượng bộ nhớ cần để xử lý một tác vụ.
Các ngôn ngữ lập trình có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2018
Trong năm 2018, theo thống kê của GitHub, sự tăng trưởng của các ngôn ngữ lập trình được tập trung vào các ngôn ngữ có cú pháp kiểu dữ liệu cố định (statically typed). Đứng đầu danh sách là ngôn ngữ Kotlin, trong khi TypeScript và Rust cũng có được tốc độ tăng trưởng đáng kể. Ngoài ra, HCI – ngôn ngữ được sử dụng cho DevOps cũng ghi nhận số contributor tăng gấp đôi so với năm 2017. Ngôn ngữ Python – ngôn ngữ phổ biến được sử dụng trong học máy (machine learning) thì vững vàng ở vị trí số 8. Số lượng contributor của ngôn ngữ Go tăng lên 1,5 lần so với năm ngoái.
Xem thêm tại: https://fossbytes.com/fastest-growing-languages-in-2018-github/
Thử nghiệm AI mới nhất của Google cho phép bạn điều khiển cả dàn giao hưởng ngay trong trình duyệt
Theo đó, Semi-Conductor là một AI có khả năng theo dõi chuyển động của bạn như thể bạn đang vẫy tay trước mặt một dàn nhạc giao hưởng thực thụ và tạo ra những tác phẩm âm nhạc trong thời gian thực. Để thử AI thú vị này, bạn hãy vào trang Semi-Conductor trên trình duyệt Google Chrome, cho phép nó truy cập webcam, đứng lùi lại cho đến khi hai tay bạn dang rộng ra vừa với khung hình trên trang web, và bắt đầu chỉ huy dàn nhạc thôi. Bạn không nhất thiết phải sử dụng các động tác vung tay thông thường, nhưng AI của Google sẽ đưa ra đề nghị giúp bạn điều khiển dàn nhạc tốt hơn.
Firefox “quan ngại sâu sắc” về việc Microsoft khai tử EdgeHTML chuyển sang dùng Chromium
Edge chưa bao giờ là một trình duyệt phổ biến và tại thời điểm hiện tại nó chỉ chiếm 4,34% thị phần. Và trong khi Google hoan nghênh hành động của Microsoft, Mozilla lại tỏ ra không hài lòng. Mozilla, tổ chức phi lợi nhuận đứng đằng sau trình duyệt Firefox, tỏ ra vô cùng lo lắng về động thái gần đây của Microsoft cũng như viễn cảnh Google ngày càng thâu tóm internet toàn cầu. Sau tất cả, chính Google là công ty đảo ngược thế độc quyền của Microsoft trên thị trường trình duyệt đầu những năm 2000.
Xem thêm tại: http://genk.vn/firefox-quan-ngai-sau-sac-ve-viec-microsoft-khai-tu-edgehtml-chuyen-sang-dung-chromium-20181218140912902.chn
Cựu kỹ sư thực tập trong dự án Edge: Google đã phá hoại trình duyệt của Microsoft
Họ có thể bắt đầu tích hợp các công nghệ mà họ độc quyền, hay ít nhất là có quyền truy cập ‘đặc biệt’. Bạn có thể tưởng tượng được không, khi mà bất chợt các ứng dụng của Google bắt đầu thực thi tốt hơn hẳn mọi ứng dụng khác? Điều này đã xảy ra rồi. Mới đây tôi đã làm việc trong nhóm phát triển Edge, và một trong những lý do chúng tôi quyết định chấm dứt EdgeHTML là bởi Google liên tục thay đổi các trang web khiến chúng không hoạt động tốt trên các trình duyệt khác, và chúng tôi không thể theo kịp được. Ví dụ, mới đây họ thêm một thẻ div rỗng ẩn trên các video YouTube khiến tính năng tăng tốc phần cứng của chúng tôi gặp vấn đề (đã được khắc phục trong Windows 10 October 2018 Update).
Lo ngại bị lạm dụng, Google tuyên bố không bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Google không muốn bán công nghệ nhận dạng khuôn mặt vì sợ nó sẽ bị lạm dụng cho những mục đích xấu. Trong một bài đăng blog về trí tuệ nhân tạo, SVP Kent Walker của Google cam kết sẽ không bán các API liên quan đến công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Vị giám đốc điều hành này trích dẫn mối quan tâm về cách công nghệ có thể bị lạm dụng cho các mục đích xấu.
0 Lời bình