Trang chủ » Blog » Vai trò của kiểm thử phần mềm

Vai trò của kiểm thử phần mềm

bởi Admin | 08/01/2024 12:03 | Blog
Các vai trò của kiểm thử phần mềm

Các vai trò của kiểm thử phần mềm

 

Kiểm thử phần mềm là một trong những ngành hot trong cụm từ khóa của Công nghệ thông tin. Vậy vai trò của kiểm thử phần mềm là gì? Liệu các Tester đã thực sự hiểu hết về những vai trò của nó hay chưa?

Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các kiến thức về mục đích của kiểm thử phần mềm mà bạn đang theo đuổi.

Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm là việc tìm kiếm, phát hiện, phân tích, đánh giá các lỗi xuất hiện trong hệ thống một sản phẩm. Kiểm thử được xem là công đoạn cuối cùng trong thiết kế một sản phẩm phần mềm trước khi tung ra thị trường. Thực tế, công đoạn này là để kiểm tra xem phần mềm đó đã đáp ứng được các yêu cầu ban đầu của khách hàng chưa. Từ đó tiến hành hoàn thiện để sản phẩm phần mềm hạn chế tối đa các lỗi trong quá trình sử dụng.

Các kỹ sư kiểm thử phần mềm ( hay thường biết đến dưới tên gọi phổ biến khác là Tester) là những người thực hiện kiểm thử trên. Họ đóng vai trò là người thử nghiệm đầu tiên để đánh giá khách quan phần mềm và tiến hành sửa lỗi (nếu có). 

Đọc thêm: Tìm hiểu quy trình kiểm thử phần mềm chuẩn nhất hiện nay

Vai trò của kiểm thử phần mềm

Trước tiên, với vai trò là Tester, bạn phải hiểu được tầm quan trọng và vai trò của kiểm thử phần mềm. Thực tế hiện nay, có rất nhiều người hiểu sai về nghề kiểm thử. Họ cho rằng kiểm thử là công đoạn không quá quan trọng và nhất thiết cần có. Tuy nhiên, cách hiểu này lại làm cho các doanh nghiệp công nghệ mắc phải nhiều “tai họa” khi phát triển sản phẩm. Với kiểm thử, bạn sẽ dễ dàng phát hiện và khắc phục các lỗi trong phần mềm trước khi bàn giao cho khách hàng. 

Nhiều doanh nghiệp công nghệ có quy mô nhỏ thường bỏ qua giai đoạn kiểm thử vì không đủ chi phí để tuyển các Tester. Thay vào đó, các Dev mà họ tuyển sẽ kiêm luôn vị trí Tester. Nhưng một rủi ro thường xảy ra đó là các Dev không thể tìm thấy các bug trong chính sản phẩm của mình. Họ nghĩ sản phẩm của họ hoàn thiện và không thể đánh giá các bug trên cơ sở khách quan được. Điều này làm các sản phẩm phần mềm chưa thực sự hoàn thiện và bị trả lại khi bàn giao cho khách hàng.

Vì vậy mục tiêu của kiểm thử phần mềm là để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Cũng như tạo được sự tin cậy, uy tín của doanh nghiệp. Một sản phẩm hạn chế được tối đa lỗi trước khi bàn giao cho khách hàng thì bắt buộc phải kiểm thử. Vậy nên, nói kiểm thử phần mềm có vai trò rất quan trọng là không hề nói điêu. 

Ngoài ra, kiểm thử phần mềm cũng có nhiều vai trò quan trọng sau đây:

 

Tóm tắt 6 vai trò phổ biến của kiểm thử phần mềm

Tóm tắt 6 vai trò phổ biến của kiểm thử phần mềm

Tiết kiệm thời gian và chi phí bảo trì

Kiểm thử phần mềm được hoàn tất một cách hiệu quả thì sẽ hạn chế được rất nhiều lỗi xuất hiện trong trải nghiệm khách hàng. Bất kỳ sản phẩm phần mềm nào cũng sẽ phải tiến hành nâng cấp và bảo trì theo thời gian. Sẽ rất tốn chi phí sửa chữa, bảo trì nếu giao cho khách hàng sản phẩm chưa qua kiểm thử hoặc kiểm thử qua loa. 

Ngoài ra, trong quá trình kiểm thử và tạo test case cho phần mềm, test case đó cũng sẽ được ứng dụng với một vài phần mềm tương đương. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí trong kiểm thử nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Bảo mật – một trong những vai trò quan trọng của kiểm thử phần mềm

Trong quá trình thiết kế và phát triển phần mềm, các Dev không thể đảm bảo rằng sản phẩm đó không có lỗ hổng. Khách hàng sẽ gặp nhiều nguy hiểm và rủi ro khi bị tấn công bởi các hacker khi đang sử dụng phần mềm. Các hacker luôn rình mò các lỗ hổng công nghệ để đánh cắp thông tin người dùng từ các phần mềm. Điều này gây nguy hại và ảnh hưởng tới lợi ích của người dùng. Vì vậy bảo mật là yếu tố cần thiết rất quan trọng khi tiến hành kiểm thử.

Kiểm thử sẽ giúp phát hiện ra các lỗ hổng nguy hiểm, loại bỏ các vấn đề rủi ro sớm và tăng tính bảo mật. Vì vậy nó có vai trò quan trọng đối với sản phẩm phần mềm. Điều này sẽ tránh được các lỗ hổng bảo mật và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Ở  giai đoạn kiểm thử, doanh nghiệp sẽ đánh giá được sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu ban đầu do khách hàng yêu cầu hay không. Kiểm thử giúp doanh nghiệp đi đúng định hướng trong thiết kế phần mềm ban đầu. Ngoài vấn đề bảo mật, phát hiện lỗi, nó còn đảm bảo được độ tin cậy, hiệu suất và tính năng sản phẩm. 

Đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên thị trường. Chất lượng sản phẩm mà tốt thì sẽ được nhiều người lựa chọn. Vì thế đây cũng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong kiểm thử phần mềm.

Giảm thiểu rủi ro

Các nhà cung cấp luôn lo lắng về vấn đề này khi nhân viên của mình báo cáo đã hoàn thành sản phẩm. Nếu quá trình kiểm thử không kỹ càng thì nguy cơ gặp rủi ro là rất cao. Và việc giải quyết rủi ro lại tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí của doanh nghiệp. Nếu việc kiểm thử được thực hiện kỹ càng và đạt hiệu quả, tất nhiên sẽ giảm thiểu được mức tối đa các rủi ro trong phát hành sản phẩm.

Mang lại sự hài lòng cho khách hàng

Mục đích và yêu cầu của một sản phẩm phần mềm là đều hướng về khách hàng. Họ là đối tượng cuối cùng quyết định sự thành công của phần mềm đó. 

Hãy tưởng tượng việc bạn giao cho khách hàng một sản phẩm mà việc kiểm thử chưa thực sự kỹ càng. Bạn sẽ bị khách hàng phản hồi tiêu cực và chê trách khi sử dụng một sản phẩm lỗi. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt là các khách hàng lần đầu dùng sản phẩm của bạn. Có thể họ sẽ bỏ đi và không quay lại sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của bạn nữa.

Khách hàng mà hài lòng trong trải nghiệm ngay từ lần đầu tiên thì việc giữ chân được khách hàng là điều không khó. Bên cạnh đó, khách hàng hài lòng cũng tăng được độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt các khách hàng tiềm năng khác.

Thúc đẩy phần mềm phát triển 

Trong quá trình kiểm thử, nếu linh hoạt và có tư duy sáng tạo, các Tester sẽ tìm được các lỗi mới. Qua những lỗi mới đó, việc phát triển phần mềm cũng được thúc đẩy và nâng cao. Ngoài ra, nếu biết sáng tạo, các Tester cũng có thể phát triển các tính năng mới dựa trên các lỗi đó. Từ đó mở ra hướng phát triển mới cho ứng dụng và phần mềm.

Mục tiêu của kiểm thử phần mềm

Mục tiêu của kiểm thử phần mềm là điều các mà Tester hướng đến khi thực hiện một quy trình kiểm thử trong bất kỳ sản phẩm phần mềm nào.

Sau đây là một vài mục tiêu của kiểm thử phần mềm để bạn tham khảo và định hướng đạt được khi làm việc trong lĩnh vực này:

  • Tìm kiếm, phân tích và phát hiện các lỗi trong quá trình thiết kế phần mềm của Dev.
  • Đạt được yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
  • Hạn chế được tối đa các lỗi, rủi ro trong sản phẩm khi trao cho khách hàng.
  • Đạt được sự tin cậy và tạo cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ 20+ TÀI LIỆU TESTER CƠ BẢN – NÂNG CAO

Tổng kết

Trong thời đại hiện nay, ngành kiểm thử đang thu hút nhiều nhân tài trẻ. Do vai trò của kiểm thử phần mềm trong sản xuất sản phẩm phần mềm là vô cùng quan trọng. Vì vậy nó dần khẳng định vị thế đặc biệt của mình trong việc đảm bảo chất lượng của một sản phẩm. Bài viết trên là tất cả nội dung mà mình đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn. Và bạn cần hiểu rằng chỉ khi bạn hiểu rõ được vai trò của giai đoạn này thì khi thực hiện bạn mới đặt hết tâm huyết vào để làm tốt nhất có thể. 

 

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

2 + 1 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM