Trang chủ » Blog » Unit Test là gì? Unit Test có bao nhiêu loại?

Unit Test là gì? Unit Test có bao nhiêu loại?

bởi CodeGym | 26/12/2023 11:54 | Blog

Unit Test là gì? Unit Test có bao nhiêu loại? Unit Test được thực hiện ở đâu và khi nào cần kiểm thử Unit Test? Đấy là những câu hỏi xoay quanh vấn đề kiểm thử đơn vị được nhiều bạn quan tâm hiện nay. Dưới đây là những thông tin mà CodeGym muốn chia sẻ đến quý các bạn, những người đang mong muốn tìm hiểu về nghề kiểm thử phần mềm nói chung là Unit Test nói riêng.

Unit Test là gì?

Unit Test là gì

Unit Test hay còn gọi là kiểm thử đơn vị, đây là một quá trình quan trong trong quy trình kiểm thử phần mềm. Kiểm thử đơn vị hay còn được hiểu là kiểm tra những đơn vị nhỏ nhất bên trong của một phần mềm hoặc ứng dụng. Unit Test được thực hiện trong quá trình phát triển phần mềm kết hợp với nhân viên QA. Kiểm thử đơn vị với mục đích chính là kiểm tra riêng từng mã đơn vị xem chúng có hoạt động đúng với mục tiêu đề ra ban đầu hay không?

Các giai đoạn của Unit Test

Có ba giai đoạn của kiểm thử đơn vị Unit Test là: Lên kế hoạch kiểm thử. Lên các trường hợp kiểm thử và viết kịch bản kiểm thử. Ở bất cứ một phương pháp kiểm thử nào thì việc lập kế hoạch là vô cùng quan trọng, bởi chúng sẽ định hướng quá trình kiểm thử phần mềm.

Bước tiếp theo đấy chính là lên các trường hợp kiểm thử, và viết các kịch bản kiểm thử phần mềm. Môi trường thử nghiệm của Unit Test phải là môi trường cô lập để đảm bảo các mã không bị thiếu trong trường thử nghiệm.

Kiểm thử đơn vị là kiểm tra riêng lẻ từng đơn vị bên trong của phần mềm. Vì thế khi từng đơn vị có lỗi và phải viết mã mới thì không ảnh hưởng đến các đơn vị khác hay phải sửa toàn bộ mã trong cả chương trình. Sau khi các đơn vị được kiểm tra hoàn chỉnh thì bước tiếp theo sẽ là kiểm thử tích hợp.

Mục đích của kiểm thử Unit Test

Kiểm thử Unit Test

Mục tiêu chính của kiểm thử đơn vị đấy chính là:
– Để cô lập từng mã đơn vị trong phần mềm
– Để xác minh đơn vị mã đấy không có lỗi
– Đánh giá và kiểm tra từng chức năng riêng lẻ của từng đơn vị.
– Để sửa lỗi sớm nhất trong từng đơn vị và giúp không ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phát triển phần mềm.
– Giúp các nhà phát triển phần mềm thực hiện sửa lỗi một cách nhanh nhất.
– Để giúp sử dụng lại các mã.

Unit Test có bao nhiêu loại?

Kiểm thử đơn vị có hai loại chính là kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động.
– Kiểm thử thủ công: Thực hiện các giai đoạn kiểm thử bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên ở trong kiểm thử đơn vị phương pháp thủ công không được sử dụng nhiều.
– Kiểm thử tự động: Kiểm thử tự động là loại kiểm tra được ưu tiên trong Unit Test.

Các kỹ thuật trong kiểm thử đơn vị

Có 3 loại kỹ thuật hay phương pháp trong kiểm thử đơn vị là: Kiểm thử hộp đen, Kiểm thử hộp trắng và Kiểm thử hộp xám.

– Kiểm thử hộp đen: Kiểm thử hộp đen trong Unit Test bao gồm các bài kiểm tra từ đầu vào, giao diện người dùng cuối cũng như đầu ra.
– Kiểm thử hộp trắng: Chức năng của loại kỹ thuật này đấy chính là kiểm tra chức năng của phần mềm hoặc ứng dụng. Kiểm tra chức năng bao gồm cấu trúc thiết kế bên trong và các mã bên trong của đơn vị.
– Kiểm thử hộp xám. Kỹ thuật này sử dụng trong thực thi các trường hợp kiểm thử đơn vị. Kiểm tra chức năng, và phân tích hiệu suất của từng đơn vị trong phần mềm hoặc ứng dụng.

Ưu điểm của Unit Test là gì?

– Cho phép các nhà phát triển phần mềm tái cấu trúc lại các đoạn mã mà modun vẫn hoạt động ổn định và chính xác. Quy trình này phải viết kịch bản kiểm thử để sử dụng cho tất cả chức năng, và giúp cho các lỗi nhanh chóng được sửa chữa.
– Tính chất môđun của Unit Test đấy kiểm tra các đơn vị riêng lẻ của phần mềm thế nên không cần đợi người khác hoàn thành thì mới kiểm tra được từng đơn vị.

Nhược điểm của Unit Test là gì?

Do tính chất là kiểm tra riêng lẻ từng mã, thế nên đôi khi đến phần kiểm thử tích hợp phần mềm có thể bị xung đột và lỗi.

Các công cụ trong kiểm thử Unit Test

Unit Test

Có 5 công cụ chính được sử dụng trong kiểm thử đơn vị là:

– Công cụ Junit: Đây là công cụ kiểm thử miễn phí phù hợp nhất với các phần mềm và ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Java. Công cụ này giúp xác định và xác nhận các phương pháp kiểm tra. Junit kiểm tra dữ liệu đầu tiên và cho phép chèn vào các đoạn mã trong đơn vị của phần mềm.
– NUnit: Công cụ này phù hợp trong kiểm thử đơn vị với các phần mềm và ứng dụng viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Công cụ mã nguồn NUnit cho phép viết code theo cách thủ công nhất.
– JMockit: Công cụ này sử dụng trong kiểm tra đơn vị mã nguồn mở. JMockit là một công cụ Java để kiểm tra các nhà phát triển bao gồm API và các công cụ bảo vệ mã. Chức năng của công cụ này là kiểm tra những giả mạo và tích hợp với các công cụ để bảo vệ các mã.
– EMMA: là công cụ kiểm thử mã nguồn mở để phân tích và báo cáo. Phù hợp nhất với các phần mềm và ứng dụng viết bằng ngôn ngữ lập trình Java.
– PHPUnit: Công cụ kiểm thử PHPUnit phù hợp với các phần mềm và ứng dụng viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP.

Đây là những công cụ kiểm thử phần mềm hỗ trợ rất tốt trong kiểm tra đơn vị. Tùy thuộc vào phần mềm hoặc ứng dụng viết bằng ngôn ngữ lập trình nào để sử dụng công cụ phù hợp nhất.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã trả lời những câu hỏi liên quan đến “Unit Test là gì? “. Để trở thành một chuyên gia tester các bạn hãy đăng ký ngay các khóa học tester chuyên nghiệp tại CodeGym.

>> Tham khảo: Chương trình đào tạo Tester chuyên nghiệp

 

 

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

13 + 4 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM