JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, đã góp phần xây dựng hàng triệu Website khác nhau. NodeJS lại là một trường runtime cung cấp những thành phần cần thiết để thực hiện chương trình viết JavaScript. Nếu vẫn còn đang thắc mắc khái niệm về NodeJS? NodeJS dùng để làm gì và ưu – nhược điểm của nó ra sao? Bạn có thể đọc kỹ càng nội dung phân tích phía dưới
Nội dung
NodeJs là gì?
NodeJs là môi trường runtime của Javascript đa nền tảng có mã nguồn mở, được sử dụng để chạy các ứng dụng Web, có thể mở rộng nhanh và ít tốn chi phí. Nền tảng do Ryan Dahl phát triển vào năm 2009, được đánh giá là giải pháp khá hoàn hảo dành cho các ứng dụng nhiều dữ liệu nhờ mô hình event-driven (mô hình hướng sự kiện) không đồng bộ.
Ý nghĩa đằng sau tên gọi của NodeJS
Tên được đặt đầu tiên là web.js với mục đích chỉ sử dụng như ứng dụng Web thay cho Apache hay các server khác. Sau đó, nhờ sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ vượt qua khả năng của một Webserver. Được xem như nền tảng đa tiện ích nên dự án đã được đổi tên thành Nodejs và sử dụng đến hiện nay.
NodeJs dùng để làm gì?
Câu hỏi mà bất kỳ ai có mong muốn hay nhu cầu tìm hiểu về Nodejs đều quan tâm và thắc mắc. Trong bài viết này, cùng CodeGym Hà Nội làm sáng tỏ cho các bạn những điều còn chưa rõ ràng!
Node dùng để thiết kế cũng như xây dựng ứng dụng mạng mở rộng. Nói dễ hiểu hơn, trong ngôn ngữ Java và PHP thì mỗi kết nối tạo ra luồng mới. Tương ứng với mỗi luồng có thể đạt dung lượng 2MB phù hợp bộ nhớ. Đối với lượng kết nối đồng thời tối đa theo lý thuyết là 4000 user sẽ được áp dụng trên hệ thống RAM 8GB.
Nếu muốn ứng dụng web của mình hỗ trợ nhiều người dùng hơn khi cơ sở khách hàng phát triển thì bạn cần thêm nhiều máy chủ. Điều này có nghĩa chi phí máy chủ, lưu lượng truy cập và nhân công sẽ đều tăng. Ngoài ra, vấn đề kỹ thuật tiềm ẩn tồn tại, đó là người dùng có thể sử dụng các máy chủ khác nhau cho mỗi yêu cầu. Bởi vậy, tài nguyên giữa các máy chủ được chia sẻ đều.
Chính vì vậy, Node đã thay đổi khái niệm “Thay đổi cách kết nối với máy chủ”. Tức là mỗi kết nối tạo ra một sự kiện đang chạy trong tiến trình của công cụ thay vì tạo một chuỗi hệ điều hành mới cho từng kết nối.
Ưu và nhược điểm của NodeJS
Một số ưu điểm và nhược điểm của NodeJS bạn nên biết
Ưu điểm:
– IO hướng sự kiện không đồng bộ, đồng thời cho phép xử lý nhiều yêu cầu cùng lúc
– Sử dụng ngôn ngữ lập trình dễ học: JavaScript
– Chia sẻ Code ở cả 2 phía: Client và Server
– Được phép stream các file có kích thước lớn
– Node Package Manager và module Node đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nhược điểm:
– Được viết bằng C++ và JavaScript nên xử lý sẽ cần thông qua quá trình biên dịch.
– Không thể tận dụng lợi thế mô hình đa lõi trong các phần cứng cấp server, bởi không có khả năng mở rộng
– Không phù hợp với các ứng dụng tốn tài nguyên CPU
– Quá trình thao tác với các cơ sở dữ liệu quan hệ khá khó
Những ứng dụng nên viết bằng NodeJS
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất được xây dựng trên nền tảng của NodeJS đó là:
– Truyền dữ liệu: Phù hợp với các nền tảng nhẹ, tốc độ cao vì có thể cung cấp API chuyên dùng để stream. Netflix là một trong những công ty lớn nhất sử dụng NodeJS cho mục đích truyền dữ liệu. Ngoài ra, còn rất nhiều nền tảng lớn khác: Twitter, Spotify, eBay, Linkedin, Reddit..
– Ứng dụng trò chuyện thời gian thực: NodeJS thích hợp cho mục đích xử lý giao tiếp trong thời gian thực bởi cấu trúc không đồng bộ đơn luồng. Quy mô của nền tảng này sẽ dễ dàng mở rộng quy mô và thường dùng để tạo ra chatbot.
– IoT (Internet of Things): đây là sự lựa chọn lý tưởng để xử lý các yêu cầu đồng thời với tốc độ cực nhanh khi các ứng dụng IoT thường bao gồm nhiều bộ cảm biến phức tạp để gửi hàng loạt phần dữ liệu nhỏ.
– SPA phức tạp: Toàn bộ ứng dụng trong SPA được load vào một trang duy nhất, sau đó sẽ có request được thực hiện trên nền. Event loop (vòng lặp sự kiện) của NodeJS sẽ cho phép sử lý những yêu cầu đó theo non-blocking.
– Ứng dụng REST dựa vào API: JavaScript được sử dụng trong frontend và backend trong trang. Vậy nên một server dễ dàng giao tiếp với frontend qua REST API bằng NodeJS. Hơn thế nữa, Nodejs còn cung cấp Package như Express.js hoặc Koa để có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng Web.
> Liên quan: Khóa học JavaScript (NodeJS/ReactJS)
Tài liệu học lập trình NodeJs
Để có thể nhanh chóng lựa chọn cho bản thân hình thức học tập giúp cảm thấy hứng thú và hiệu quả ngay từ ban đầu, dưới đây sẽ là những tài liệu học NodeJS được trình bày dưới dạng tutorial
- Learn NodeJS in 1 hour
Tutorial dành cho người mới bắt đầu, vô cùng uy tín và đảm bảo bạn sẽ không hề tốn thời gian vô ích. Kênh Youtube của tác giác bao gồm rất nhiều những kiến thức hay ho vệ lập trình bên cạnh NodeJS
- NodeJS Advanced tutorials
Trang Web này nổi tiếng với các tutorial về lập trình, đương nhiên không thể thiếu NodeJS. Tutorial này chia sẻ tất tần tật cách thức làm việc với phần chủ đạo của NodeJS, cung cấp những tài liệu hữu ích và liên quan
Nếu như chỉ muốn tìm hiểu ở mức cơ bản về NodeJS mà không đi vào chi tiết thì đây chính là tutorial phù hợp nhất dành cho bạn, chỉ với thời lượng là 3 ngày. Bên cạnh những điều cần phải nằm được như: module, Express hay MongoDB… Bạn sẽ được hướng dẫn các kiến thức:
- NodeJS Promise và Bluebird Promises.
- Trình tạo NodeJS và Callbacks.
- Kiểm tra NodeJS với Jasmine.
Tổng kết:
NodeJS là môi trường lập trình phổ biến được sử dụng để xây dựng các ứng dụng quy mô lớn cần xử lý lượng request đồng thời lớn. Hi vọng thông qua bài viết trên, CodeGym Hà Nội sẽ giúp ích cho bạn hiểu được những khái niệm cơ bản về NodeJS. Nếu có bất cứ chia sẻ hay góp ý nào hãy để lại ở phần bình luận nhé!
Bài viết liên quan:
0 Lời bình