Trang chủ » Blog » Nghề nào tuyển nhiều trong năm 2024?

Nghề nào tuyển nhiều trong năm 2024?

bởi CodeGym | 25/09/2024 17:34 | Blog | Tin Tức & Sự Kiện

Nghề nào tuyển nhiều trong năm 2024

? Một số ngành đang có nhu cầu cắt giảm lao động tuyển mới như kế toán, kỹ thuật xây dựng, xử lý nước thải ở trình độ trung cấp và kế toán, lâm sinh, CNTT ở trình độ cao đẳng.

TS Nguyễn Quang Việt – viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp – cho biết theo kết quả điều tra, khảo sát mới nhất của viện, thời gian tới nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo các nghề trọng điểm (từ trình độ cao đẳng trở xuống) có sự khác biệt giữa các cấp trình độ.

Ông Việt nói: Theo nghiên cứu của chúng tôi, dự kiến nhu cầu tuyển mới của thị trường lao động năm 2021 là khoảng 815.000 người. Trong đó, nhu cầu lao động trình độ cao đẳng là cao nhất.

Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong năm tới rơi vào nhóm trình độ nào, thưa ông?

– Trong năm tới, tùy vào thực tế của doanh nghiệp mà nhu cầu lao động tuyển mới theo nghề ở từng trình độ đào tạo sẽ khác nhau. Ở góc độ khác, một số ngành đang có nhu cầu cắt giảm lao động tuyển mới như kế toán, kỹ thuật xây dựng, xử lý nước thải ở trình độ trung cấp và kế toán, lâm sinh, CNTT ở trình độ cao đẳng.

Theo ông, xu hướng chọn ngành học của học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay có gì đáng chú ý?

– Trong nghiên cứu, nhóm chúng tôi nhận thấy vào năm 2018, nghề có học viên theo học nhiều nhất ở trình độ sơ cấp là điện công nghiệp, khoảng 4.120 người theo học. Công nghệ ô tô xếp thứ hai với 3.380 học viên.

Với trung cấp, nghề điện công nghiệp dẫn đầu với 25.500 học viên, tiếp đó là công nghệ ôtô với 16.400 người. Còn ở trình độ cao đẳng, nghề điện công nghiệp có người theo học nhiều nhất khoảng 28.100 người. Các ngành công nghệ ôtô (21.500 người), kế toán (10.800 người) và cắt gọt kim loại (6.000 người) đứng sau.

Chúng tôi thấy rằng các ngành quản trị mạng máy tính, điều dưỡng, công nghệ kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật ôtô, hộ sinh, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử có quy mô đào tạo lớn nhưng nhu cầu không cao.

Nghiên cứu của viện có đề cập việc làm của học viên, sinh viên khi tốt nghiệp từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

– Hiện nay, tỉ lệ học viên có việc làm sau sáu tháng kể từ khi tốt nghiệp tương đối cao. Ước tính gần 60% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tỉ lệ học viên tốt nghiệp có việc làm trên 90%. Thu nhập bình quân/tháng của lao động trình độ cao đẳng là cao nhất, khoảng 7,3 triệu đồng/tháng năm 2019, tăng 4,4% so với năm 2018.

Với trình độ sơ cấp, nghề có thu nhập bình quân cao nhất là công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (gần 9,2 triệu đồng/tháng), kỹ thuật xây dựng (8,1 triệu đồng/tháng), kỹ thuật thiết bị điện tử (8,06 triệu đồng/tháng).

Ở trình độ trung cấp, các nghề dẫn đầu bao gồm quản lý khai thác công trình thủy lợi (12,2 triệu đồng/tháng), kỹ thuật sơn mài và khảm trai (9,75 triệu đồng/tháng), chế tạo thiết bị cơ khí (9,15 triệu đồng/tháng).

Với cao đẳng, nghề có thu nhập bình quân cao nhất là điều dưỡng với 15,5 triệu đồng/tháng. Những nghề theo sau lần lượt là quản lý khai thác công trình thủy lợi (14,1 triệu đồng/tháng), kỹ thuật sơn mài và khảm trai (10,3 triệu đồng/tháng).

Đáng chú ý, điện công nghiệp là nghề trong tốp 20 có thu nhập cao nhưng cũng nằm trong tốp doanh nghiệp dự kiến cắt giảm ở cả ba cấp trình độ. Hay công nghệ ôtô là nghề trong tốp 20 có thu nhập cao nhưng nằm trong tốp doanh nghiệp dự kiến cắt giảm ở trình độ cao đẳng.

Từ các dữ liệu trên, ông có những đề xuất gì để nâng cao chất lượng của giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện tại?

– Chúng tôi nhận thấy một số tên nghề trọng điểm chưa phản ánh đúng vị trí việc làm tại doanh nghiệp. Vì vậy cần phải thường xuyên rà soát, cập nhật lại danh mục đào tạo nghề trọng điểm. Các tiêu chí để xác định nghề đào tạo trọng điểm phải được làm rõ hơn, đặc biệt là nghề trọng điểm cấp độ ASEAN và quốc tế.

Với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, điều quan trọng là cần chủ động tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nhiều hơn trong việc xây dựng chương trình đào tạo, giới thiệu việc làm, nâng cao chất lượng thực tập đạt chuẩn đầu ra năng lực từ khâu thiết kế đến kiểm tra đánh giá kết quả học tập…

Về quản lý hệ thống, chúng tôi cho rằng cần quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ phù hợp nhu cầu của thị trường lao động phạm vi quốc gia và vùng, miền.

Ngoài ra cũng cần xây dựng hệ thống thông tin về dự báo nhu cầu lao động theo địa phương, vùng, ngành và kết nối thông tin thị trường lao động quốc gia, thu hút lao động đã qua đào tạo từ nơi dư thừa đến làm việc ở nơi có nhu cầu…

Doanh nghiệp cần gì ở người lao động?

Học viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần làm gì để tăng sức hút của mình với nhà tuyển dụng?

– Cũng theo nghiên cứu của chúng tôi, ở tất cả 11 hạng mục năng lực – kỹ năng làm việc trong khảo sát của chúng tôi thì yêu cầu của doanh nghiệp đều cao hơn so với mức độ đáp ứng hiện có của người lao động. Trong đó, những hạng mục mà người lao động cần phải cải thiện nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp bao gồm chuyên môn – nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy sáng tạo, tính chủ động, kỹ năng giải quyết vấn đề…

Theo: Tuổi Trẻ

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

7 + 6 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM