Khoảng 5 năm gần đây, nghề lập trình viên luôn có tốc độ phát triển rất tốt. Năm 2003, có khoảng 50.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Và đến nửa đầu năm 2019, con số đó vào khoảng 260.000, gấp hơn 5 lần (theo Zing). Do đó, tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành CNTT là một bài toán khó. Nhu cầu nhân sự lập trình viên trong năm 2020 rơi vào khoảng 350.000 – 400.000 kỹ sư. Như vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ phải cạnh tranh khốc liệt để tuyển dụng được những nhân tài thực sự có thể làm việc cho các bộ phận.
Theo ý kiến Phó vụ trưởng vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin – truyền thông, chỉ có khoảng 30% sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp đại học đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. ”Công nghệ thông tin như một ngành đại trà, trường nào cũng có thể dạy và học”. Một doanh nghiệp từng trải lòng: “ Chúng tôi trả mức lương thấp cho các sinh viên mới ra trường do phải tốn công đào tạo lại, ít nhất trong 6 tháng”. Vậy, tại sao nhân sự ngành lập trình khó đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp? Hãy cùng CodeGym Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết về nghề lập trình và các đặc trưng trong nghề lập trình viên.
Đọc thêm: Tổng hợp những kiến thức cơ bản về lập trình nhất định phải nắm vững
Nội dung
Nghề lập trình viên là gì?
Khái niệm lập trình viên
Lập trình viên là người viết ra các chương trình máy tính. Ok, nghe dễ đúng không? Họ là người thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp các chương trình phần mềm máy tính. Để dễ dàng hình dung hơn, chúng ta sẽ lấy một ví dụ thực tế. Hầu hết chúng ta đều đã tiếp cận với Internet, máy tính để tìm kiếm, truy cập các thông tin trên các trang web, mua bán các sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử hay đơn giản chỉ là đọc báo, lướt Facebook, Zalo, … Các trang web, ứng dụng đó chính là sản phẩm của các lập trình viên.
Chương trình máy tính là gì?
Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh thực hiện một tác vụ cụ thể khi được máy tính thực thi. Ví dụ, tác vụ thêm món hàng vào giỏ hàng khi bạn mua sắm tại Tiki, Shopee,… Hoặc tác vụ thanh toán trên các ứng dụng mua hàng. Hay tác vụ click vào đường link liên kết tới một bài viết hay một trang website khác…. Những gì được diễn ra sau một tác vụ của bạn trên một phần mềm, ứng dụng hay website được các lập trình viên lập trình sẵn. Và khi có lỗi nào xảy ra, các lập trình viên sẽ là người sửa lỗi cho chúng hay nâng cấp các tính năng mới khi cần thiết.
Lập trình viên làm gì?
Như đã giới thiệu về khái niệm lập trình viên, họ sẽ dùng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra một chương trình máy tính. Công việc của họ có thể được chia ra thành các lĩnh vực. Ví dụ: lập trình web, lập trình game, lập trình mobile, lập trình database, lập trình hệ thống, lập trình mobile.
Các lập trình viên có thể trở thành một thành viên trong một nhóm chuyên gia công phần mềm cho khách hàng. Họ cũng xây dựng các ứng dụng mới cho doanh nghiệp, sửa chữa nâng cấp một ứng dụng có sẵn. Hoặc xây dựng thêm các chức năng khác của một phần mềm, nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới,….
Lập trình viên cần học những gì?
DOWNLOAD NGAY TÀI LIỆU HỌC LẬP TRÌNH TỔNG HỢP CƠ BẢN – NÂNG CAO
Muốn trở thành một lập trình viên, bạn cần trang bị cho bản thân mình rất nhiều kiến thức và kỹ năng.
Kiến thức chuyên ngành
Lập trình là một ngành kỹ thuật, điều này chắc không cần nói cũng biết. Vì thế, mọi người cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất định để có thể đi đường quyền trong lĩnh vực này.
Lập trình viên có nhiều loại: lập trình mobile (hiện có 2 hệ điều hành nổi trội là IOS và Android, nên học ngôn ngữ Java). Lập trình nhúng (ứng dụng trong các thiết bị điện từ như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,…C, C++ hoặc Java là những ngôn ngữ lập trình nên học nếu theo đuổi mảng này).
Lập trình web (cái này thì không cần nói nhiều, nó có hàng loạt website trên Internet). Mảng web có 3 hướng chính để theo đuổi. Thứ nhất là backend (xử lý bên máy chủ, dữ liệu, …). Thứ hai, frontend dùng để xử lý bên máy khách hay còn gọi là người dùng như giao diện, trình duyệt. Và cuối cùng là full stack (cả backend và frontend đều chơi được). Lập trình web có rất nhiều ngôn ngữ để chọn như Java, PHP, .NET, Python, Ruby,…
Tham khảo khóa học Java Fullstack của CodeGym Đà Nẵng.
Các bạn có thể lựa chọn nhiều ngôn ngữ lập trình để theo học nghề lập trình viên, nhưng theo mình thì bạn nên lựa chọn ngôn ngữ Java. Xem thêm Lý do nên học ngôn ngữ Java.
>>> Làm thử bài TEST đánh giá mức độ phù hợp của bạn với nghề lập trình viên tại đây.
Kỹ năng mềm
Thứ hai, ngoài việc học các kiến thức về kỹ thuật, một kỹ năng mà các lập trình viên nên theo học là kỹ năng mềm. Bạn phải thuyết trình được các dự án, thuyết phục khách hàng. Và quan trọng nhất, bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm. Đây là điều cần thiết bởi hiện tại các công ty phần mềm gia công cho Nhật Bản hoặc thị trường châu Âu thường làm việc theo nhóm dự án. Bạn cũng cần trang bị kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp. Thậm chí là văn hóa văn nghệ (bạn không thể sống một mình trong một tổ chức được đâu).
Ngoài ra, ngoại ngữ cũng là một kỹ năng mà các lập trình viên nên chú tâm trau dồi. Trong tương lai, các lập trình viên của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ cạnh tranh khốc liệt với các lập trình viên Việt Nam. Bởi vì, họ có nguồn nhân lực dồi dào, khả năng tiếng Anh tốt . Quan trọng hơn, họ rất nhạy bén với công nghệ. Các công nghệ mới thường được update bằng tiếng Anh đầu tiên. Vì vậy khả năng ngôn ngữ là điều cần thiết để bạn tiến thân trong nghề lập trình viên. Ngoài ra, tiếng Nhật cũng là một ngôn ngữ được coi trọng hiện nay. Bởi vì thị trường lập trình Việt Nam hiện nay khoảng 80% đơn hàng gia công cho Nhật Bản.
Đọc thêm: 5 ngôn ngữ lập trình cơ bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Xem tiếp phần 2
0 Lời bình
Trackbacks/Pingbacks