Trang chủ » Blog » Lộ trình phát triển của nghề Tester

Lộ trình phát triển của nghề Tester

bởi Admin | 08/01/2024 12:06 | Blog

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Điều này đồng nghĩa cơ hội việc làm và phát triển của các ngành nghề trong lĩnh vực này cũng vô cùng rộng mở. Trong đó không thể không nhắc đến nghề Tester. 

Để tìm hiểu rõ hơn về nghề Tester và lộ trình phát triển của nghề Tester. Hãy cùng mình khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

lộ trình phát triển nghề tester

 

Định nghĩa Tester là gì?

Tester – nhân viên kiểm thử – là vị trí có vai trò kiểm tra bước cuối của dự án, phần mềm trước khi chúng được triển khai và hoàn thiện. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, trường hợp, Tester có thể thực hiện công việc này bằng thủ công hoặc bằng các phần mềm.

Nói cách đơn giản hơn, Tester là những khách hàng đầu tiên thử nghiệm phần mềm trước khi ra mắt sản phẩm cho người dùng. Nhờ có Tester mà giúp hạn chế tối đa sai sót và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi tiến hành ra mắt sản phẩm phần mềm mới, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Công việc của một Tester

Tester cũng làm trong ngành phát triển phần mềm. Nhưng công việc của mỗi vị trí trong ngành này là khác nhau

  • Tham gia quá trình kiểm thử các dự án phần mềm.
  • Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc dựa vào những yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật, mục đích sử dụng của phần mềm được đưa ra trong dự án nhân viên kiểm thử trực tiếp thẩm định, xác minh xem thử hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của dự án chưa.
  • Thiết kế và thực hiện test plan, test case, test report, tạo dữ liệu kiểm thử, thiết lập môi trường kiểm thử.
  • Thực hiện kiểm thử theo tính năng, hiệu năng của sản phẩm.
  • Tạo lỗi, kiểm soát lỗi, phối hợp với các developer để sửa lỗi, theo dõi kết quả kiểm thử để đảm bảo chất lượng dự án.
  • Tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các đề xuất cải tiến…

Lộ trình phát triển của nghề Tester

Trong thực tế, không có sẵn một lộ trình nhất định nào dành cho một Tester để phát triển sự nghiệp, vì người ta có thể đi theo nhiều con đường khác nhau, chuyên sâu và phát triển trong một lĩnh vực testing nhất định hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác. Do đó, cần định rõ mình đang muốn đi trên con đường nào để có thể biết được nên rèn luyện kỹ năng nào, hay thực hiện dự án nào, v.v.

Sơ đồ sau đây sẽ phác thảo con đường phát triển sự nghiệp theo 6 cấp độ mà bạn có thể đạt được trong sự nghiệp 

Level 1: Fresher

Là những bạn mới tốt nghiệp các khóa đào tạo Tester cơ bản và bắt đầu đi làm Tester. Ở level này, các bạn Tester hoàn toàn là các bạn mới học xong các khóa học về Kiểm thử phần mềm, mới tiếp xúc môi trường doanh nghiệp, hoặc có thể là những người đã đi làm trái ngành mới thay đổi công việc sang Tester.

Level 2: Junior

Ở level junior, bạn Tester đã hiểu thực thi các test case, thêm vào đó, có thể báo cáo các bugs nếu có.

Level 3: Senior

Đây là những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử…

Level 4: Test Leader

Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, tester có thể nắm giữ vai trò quản lý. Những người này chịu trách nhiệm tổ chức công việc cần được thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các  Tester trong team dự án. Tương ứng với số năm kinh nghiệm Test Leader có sẽ là quy mô lớn, nhỏ khác nhau mà các đội họ sẽ được quản lý. 

Level 5: Test Manager

Là những người tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử (test team): quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán. 

Level 6: Senior Test Manager

Tùy thuộc vào độ cứng và số năm kinh nghiệm, Test Manager có thể đạt được vị trí Senior Test Manager. 

DOWNLOAD MIỄN PHÍ TRỌN BỘ 20+ TÀI LIỆU HỌC TESTER CƠ BẢN – NÂNG CAO

Ai là người phù hợp để trở thành 1 Tester?

Như đã phân tích, để theo học Tester, không nhất thiết bạn phải theo học trường đại học chuyên ngành CNTT, chỉ cần bạn đã tốt nghiệp THPT, với yêu thích và mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành Kiểm thử phần mềm. vì vậy Khóa học Tester hoàn toàn phù hợp với các bạn Sinh viên. Tham khảo khóa học CodeGym  Những người đi làm ở các lĩnh vực khác, trái ngành, muốn chuyển ngành nghề, chuyển công việc đều có thể chuyển sang làm tester. Hơn nữa, khóa học Tester cũng mở rộng cho các sinh viên ngành CNTT mong muốn tìm hiểu, bổ sung kiến thức về chất lượng kiểm thử phần mềm về nghề Tester. Từ đó, các bạn có thêm nguồn kiến thức đa dạng liên quan trực tiếp tới việc học và định hướng công việc sau này.

Ngoài ra, không ít những lập trình viên đã và đang không ngừng nâng cao trình độ, chất lượng công việc của mình để tìm hiểu sâu hơn về quản lý chất lượng thông qua các khóa học Tester. Vì người lập trình viên là người trực tiếp làm ra sản phẩm, nên việc nắm rõ về quy trình quản lý, đảm bảo chất lượng của sản phẩm là một trong những kiến thức vô cùng cần thiết.

Mức lương của Tester

Mức lương trung bình của các Tester tại Việt Nam vào khoảng 700 USD theo khảo sát gần đây của Topdev. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm với automation testing thì lương có thể lên đến 2,500 USD hoặc hơn. Mình có viết một bài chi tiết chia sẻ về mức lương của nghề kiểm thử phần mềm. Bạn có thể xem lại.

Tổng kết

Mỗi người,  mỗi cá nhân đều có những lộ trình phát triển nghề tester khác nhau. Vì vậy, để đạt được những điều bạn luôn muốn hướng đến trong tương lai, hãy không ngừng nỗ lực và hoàn thiện, trau dồi kiến thức. Chúng tôi tin rằng thông qua bài viết bạn đã tìm được câu trả lời cho mình. Chúc các bạn thành công!

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

15 + 4 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM