Những năm gần đây, khi nhắc đến các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, người ta không quên nhắc đến Tester. Vậy Tester là gì? Làm Tester là làm công việc gì? Lộ trình nào là phù hợp cho bạn để học tester hiệu quả từ con số 0. Tất cả sẽ được CodeGym Hà Nội hé lộ trong bài viết ngày hôm nay. Theo sau đó là lộ trình học tester cho người mới bắt đầu một cách bài bản nhất!
Nội dung
Tổng quan về Tester
Tester là gì?
Đúng như tên gọi, Tester là những người sẽ chịu trách nhiệm về mảng kiểm tra chất lượng phần mềm để tìm ra các lỗi, sai sót có thể ảnh hưởng trong quá trình phần mềm được chạy. Nói một cách đơn giản, vai trò của một người làm Tester là kiểm tra sản phẩm và báo cáo cho bộ phận phát triển dự án về các vấn đề mà sản phẩm cần khắc phục.
Tester gồm nhiều mảng như QA, QC, đặc biệt phải kể đến Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm thủ công. Người theo Manual Tester phải rất rành rọt về test manual, có đam mê và tư duy tìm lỗi. Ngược lại, Automation Tester lại là người kiểm thử dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Chính vì có các công cụ hỗ trợ nên kết quả kiểm thử của một Automation Tester được coi là đáng tin cậy hơn, tuy nhiên để đảm nhận vị trí này đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức lập trình.
Kỹ năng mà một Tester cần có
Kỹ năng phân tích
Để kiểm thử phần mềm hiệu quả, một trong những kỹ năng hàng đầu mà một Tester cần trang bị đó chính là kỹ năng phân tích. Bởi lẽ, bạn sẽ gặp rất nhiều những hệ thống phần mềm phức tạp rất khó để kiểm tra. Lúc đó, với kỹ năng phân tích, bạn có khả năng chia nhỏ chúng thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ.
Kỹ năng học hỏi
Ở bất kỳ lĩnh vực gì, luôn luôn học hỏi, luôn luôn trau dồi tri thức là việc cần thiết. Tester giỏi là người sẵn sàng chuyển đổi, thu nạp kiến thức ở mọi lúc mọi nơi. Các kỹ năng bạn học ở trên trường lớp chỉ là hạt cát giữa đại dương mênh mông. Có những vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm mà bạn chưa từng thấy, chưa từng nghe trước đây. Chính vì vậy các Tester sẽ phải thường xuyên tự phân tích, tìm tòi thông qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.
Kỹ năng công nghệ
Cũng giống như những chuyên ngành khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Tester cũng đòi hỏi bạn sở hữu kỹ năng công nghệ ở mức cơ bản. Một vài kiến thức bạn có thể trau dồi nếu muốn trở thành một Tester như: kiến thức cơ bản về Database/SQL, kiến thức cơ bản về lệnh Linux, làm việc với các công cụ Test Management, làm việc với các công cụ Defect Tracking, làm việc với các công cụ Automation.
Người học Tester bắt đầu từ đâu
Học Tester từ đâu có lẽ là điều mà các bạn thắc mắc nhiều nhất. Tương tự với những ngành khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì cái mà một tester không thể thiếu là một nền tảng tốt về máy tính. Đầu tiên nắm vững những kiến thức chung về phần mềm và máy tính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngoài ra, việc bổ sung những kiến thức chuyên sâu để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc khi đi làm thực tế cũng cực kì cần thiết.
Kiến thức chung
Một vài kiến thức chung bạn cần nắm vững có thể kể đến như
- Kiến thức máy tính căn bản
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Biết cách cài đặt phần mềm và sử dụng internet thành thạo
- Kiến thức cơ bản về lập trình
- Kỹ năng, kiến thức tổng quan về test như: khái niệm, thuật ngữ, quy trình test, quy trình phát triển phần mềm..
>> Học các thuật ngữ chuyên ngành Kiểm thử ngay tại: 20+ thuật ngữ Tester CÓ CHỌN LỌC ai cũng phải biết
Kiến thức chuyên sâu
Nếu bạn đi theo hướng Manual hoặc muốn phát triển hơn thì phải học thêm những kiến thức sau:
- Viết test plan
- Viết testcase
- Kỹ thuật thiết kế testcase
- Viết báo cáo testcase
- Cài đặt và test ứng dụng trên điện thoại di động
- Test ứng dụng máy tính, web, giả lập các trình duyệt khác nhau
- Đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình kiểm thử
- Coding: SQL, HTML, CSS
Nếu bạn muốn theo đuổi hướng Automation thì ngoài những kiến thức trên, bạn cần tìm hiểu thêm:
- Lập trình: Java, C# (.Net) và những ngôn ngữ khác dùng để hỗ trợ: AutoIT, Python
- Công cụ áp dụng Automation Tool/Framework phổ biến như: Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete
- Và các Tool khác như: Jmeter, SoapUI
Vậy học Tester có khó không?
Học Tester không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ.
Để quá trình học trở nên dễ dàng hơn yêu cầu bạn phải có sự tìm hiểu về cách mà các sản phẩm được sản xuất cũng như khi nào thì nó có thể không hoạt động được. Mà để đạt được những điều này thì bạn cần biết một chút về lập trình, về quá trình phát triển phần mềm và một vài thứ khác nữa.
Nói chung việc học tester có khó hay không còn phục thuộc nhiều vào sự nỗ lực cũng như khả năng của mỗi người. Việc học có thể dễ dàng với người này, nhưng lại khó với người kia.
Còn một câu hỏi mà các bạn thắc mắc khá nhiều đó là học Tester mất bao lâu. Về phần kiến thức chung, bạn có thể sẽ mất từ 3-6 tháng hoặc hơn thế nữa tùy vào khả năng tiếp thu kiến thức của bạn. Còn phần kiến thức riêng sẽ ngắn hơn, mất khoảng 2-3 tháng. Như vậy, nhìn chung, để học Tester từ con số 0 thì bạn mất trung bình từ 6 tháng đến 1 năm để có thể thành thạo và biến Tester thành nghề “kiếm ăn” của mình.
>>> Tham gia khóa học và tải miễn phí lộ trình khóa đào tạo tester chuyên nghiệp tại: KHÓA HỌC TESTER CHUYÊN NGHIỆP
Lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu
Nghề Tester đang dần chiếm được chỗ đứng trong thị trường việc làm công nghệ thông tin ngày nay bởi những lợi ích mà nó đem lại. Chẳng thế mà tìm hiểu về việc học Tester cho người mới bắt đầu đang là một trong những chủ đề được quan tâm trong giới công nghệ thông tin. Hiểu lẽ đó, ngay sau đây, CodeGym Hà Nội sẽ đưa ra lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu cực kì hiệu quả cho những bạn mới tìm hiểu về ngành này.
Bước 1: Học tất tần tật về Manual testing
- 7 nguyên lý cơ bản của kiểm thử
- Giai đoạn trong quy trình kiểm thử phần mềm
- Các loại kiểm thử
- Kiểm thử tĩnh
- Các kỹ thuật hộp đen
- Cách trao đổi với khách hàng
- SQL
- Sử dụng redmine
- Thiết kế testcase
- Kiểm thử ứng dụng web và app
Bước 2: Làm quen với các kiến thức về Kiểm thử bảo mật
- Kiểm thử bảo mật cơ bản
- Giới thiệu về OWASP Top 10
- Thực hành kiểm thử bảo mật cơ bản
Bước 3: Kiểm thử API
- Tổng quan về API
- Cấu trúc của một API
- Định dạng dữ liệu JSON và XML
- Cách viết test case và kiểm thử API
Bước 4: Học Kiểm thử hiệu năng
- Giới thiệu về kiểm thử hiệu năng
- Học và thực hành về kiểm thử hiệu năng
Tài liệu tự học Tester cơ bản
Trong bất cứ lĩnh vực gì, việc tự học luôn được đề cao. Bởi lẽ kiến thức mà giáo viên cung cấp chỉ giúp bạn một phần, còn thành hay bại nằm ở khả năng tự học, tự mày mò, thực hành của mỗi cá nhân. Trên con đường tự học ấy chúng ta rất cần những tài liệu hỗ trợ. Chúng là một trong những trợ thủ đắc lực dù bạn là người mới vào nghề hay đã thành thạo lâu năm. CodeGym Hà Nội sẽ giới thiệu tới bạn tài liệu học Tester cho người mới bắt đầu cực kì hữu ích.
Lời kết
Trên đây, CodeGym Hà Nội đã đưa ra những giới thiệu chung nhất về nghề Tester, đồng thời gợi ý lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu. Mỗi ngành nghề lại có những khó khăn cùng lợi ích riêng, nghề Tester cũng thế. Nó không khó để theo đuổi nhưng để trở thành một Tester thực thụ, một Tester chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải đầu tư cả thời gian và nỗ lực. Mong rằng với những chia sẻ trên, CodeGym Hà Nội có thể giúp con đường tới với nghề Tester của các bạn trở nên bớt khó khăn hơn. Chúc các bạn thành công!
Bạn đang quan tâm: Học tester ở đâu? Top 3 địa điểm học tester uy tín hàng đầu
0 Lời bình