Trang chủ » module » Nghề lập trình có khó? Ai có thể làm lập trình viên?

Nghề lập trình có khó? Ai có thể làm lập trình viên?

bởi Admin | 09:40 | Blog

Hiện nay, nghề lập trình viên đang ngày càng được ưa chuộng. Chính vì vậy mà câu hỏi ai có thể làm lập trình viên cũng đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ. Hiểu lẽ đó, CodeGym Hà Nội sẽ cùng các bạn tìm ra lời giải đáp cho bài toán này đồng thời cùng tìm hiểu xem liệu nghề lập trình có khó như mọi người vẫn thường nghĩ? 

Giới thiệu về nghề lập trình

Lập trình viên là ngành gì?

Lập trình viên là người tạo ra các phần mềm, ứng dụng trên di động, máy tính bằng cách viết, sửa lỗi và chạy các đoạn mã. Lập trình viên có tên tiếng Anh là Programmer hay còn được gọi là Nhà phát triển (Developer) – gọi tắt là DEV.

Ắt hẳn, sau khi đọc đến đây, nhiều bạn sẽ thắc mắc vậy lập trình viên làm những công việc gì. Nhìn chung, công việc của một lập trình viên có thể được chia thành: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình game và lập trình mobile.

Các nhiệm vụ chính của một lập trình viên

lap-trinh-vien-tao-ra-cac-phan-mem

Lập trình viên tạo ra các phần mềm, ứng dụng,…

Để trả lời cho câu hỏi ai có thể làm lập trình viên, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu các nhiệm vụ chính mà một lập trình viên có thể đảm nhận nhé. Đó là:

  • Xây dựng ứng dụng mới
  • Nâng cấp và cải thiện ứng dụng sẵn có
  • Xây dựng các chức năng xử lý
  • Phát triển các công nghệ mới

Thế còn công việc sau khi ra trường thì sao, lập trình viên ra trường làm gì vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người học. Cụ thể, sau khi học lập trình, các bạn có thể thử thách bản thân với một vài vị trí sau:

  • Chuyên gia kiểm thử phần mềm (Tester)
  • Chuyên gia phát triển web (Web Developer)
  • Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ (Business Analyst – BA)
  • Chuyên gia phát triển ứng dụng di động (Mobile Applications Developer)
  • Khởi nghiệp (Start–up)

Hiểu rõ hơn về tương lai của nghề lập trình tại bài viết: Có nên học nghề Lập trình viên không? Cơ hội cho lập trình viên đến năm 2030?

Lập trình viên sẽ làm việc ở đâu?    

Với cơ hội việc làm như vậy thì môi trường làm việc của lập trình viên sẽ như thế nào và mức lương có thực sự xứng đáng? 

 

moi-truong-lam-viec-cua-lap-trinh-vien

Môi trường làm việc của một lập trình viên khá đa dạng

Bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có đất dành cho bạn chỉ cần bạn có năng lực và luôn biết phấn đấu. Đối với nghề lập trình viên, công việc sẽ làm chủ yếu tại văn phòng. Bạn có thể làm tại các công ty gia công, start-up, công ty đa quốc gia hoặc tổ chức nhà nước

  • Công ty gia công: Đây là môi trường rất phù hợp cho sinh viên vừa ra trường bởi độ chuyên nghiệp và sự cọ xát với các dự án nước ngoài lớn. Tuy nhiên nhiều sinh viên mới vẫn còn gặp vấn đề lương chưa cao ở các công ty gia công. Điều này khiến họ dễ sinh chán nản, đi tìm con đường mới.
  • Công ty start-up: Đối với môi trường tại các Start-up đòi hỏi lập trình viên cần phải bộc lộ toàn bộ kỹ năng của mình. Với một lượng công việc khổng lồ, bạn có thể sẽ phải đảm nhận khối công việc thấp hơn nhiều so với mức lương. Tuy nhiên đây là môi trường rất tiềm năng để học hỏi bởi việc phải tự làm nhiều thứ khiến lập trình viên trưởng thành hơn rất nhiều. 
  • Công ty đa quốc gia: Đây chính là nơi làm việc phù hợp với những người chỉ có niềm đam mê với một lĩnh vực và muốn đi sâu vào nó. Đặc điểm của công ty này là quy trình làm việc khá bài bản. Chính vì vậy, lập trình viên chỉ cần làm theo một hướng nhất định, sẽ không có nhiều sự trải như công ty start-up. Tuy nhiên, đúng như cái tên, lợi thế của công ty đa quốc gia là sự mở rộng tầm nhìn môi trường quốc tế.
  • Tổ chức nhà nước: Đây có thể coi là vị trí làm việc khá nhẹ nhàng so với những đơn vị làm việc trên. Tuy nhiên mức lương không cao, công việc ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc các lập trình viên sẽ ít khi được tiếp cận với các dự án mới bên ngoài. 

Làm lập trình viên lương bao nhiêu?

Lương trung bình của lập trình viên luôn là một trong những thắc mắc rất phổ biến. Không chỉ riêng đối với nghề lập trình mà tất cả các ngành nghề, đây sẽ là một vấn đề quan trọng cần lưu tâm. Với các dữ liệu việc làm hiện có trên thị trường, có thể nói, mức lương của lập trình viên trung bình rơi vào khoảng 11 – 15 triệu đồng/tháng cho vị trí nhân viên. Còn với lập trình viên có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tốt , thu nhập sẽ hậu hĩnh hơn, có thể lên tới 1.322 USD/tháng (khoảng 30,6 triệu đồng/tháng).

Làm lập trình viên có khó không?

nghe-lap-trinh-khong-kho-de-bat-dau

Nghề lập trình không khó để có thể bắt đầu

Nếu bạn chỉ muốn dừng lại ở việc tìm hiểu để mở mang tầm hiểu biết thì việc học một ngôn ngữ lập trình mới khá dễ. Nhưng, để có thể gặt hái được những thành tựu nhất định hay dùng công việc của mình để “hái ra tiền” thì người học phải nỗ lực, luyện tập rất nhiều. 

Không thể phủ nhận rằng, khi bắt đầu, hầu hết mọi thứ sẽ đều trắc trở chứ không chỉ riêng việc học lập trình. Tuy nhiên, theo thời gian, nếu có quyết tâm và dành đủ nguồn lực để học thì việc thành thạo một ngôn ngữ lập trình nằm trong tầm tay bạn. Lời khuyên ở đây là hãy tìm hiểu và nghiên cứu trước khi học ngôn ngữ lập trình đầu tiên. Đồng thời việc lên một lộ trình học tập cụ thể là điều rất cần thiết. 

Tóm lại, với nghề lập trình viên, không hề khó để bạn có thể bắt đầu. Tuy nhiên, để trở thành chuyên gia, gặt hái được nhiều thành tựu thì đó là cả quãng đường dài.

Đọc review để có cái nhìn khách quan nhất về ngành Công nghệ thông tin ngay tại đây.

Ai có thể làm lập trình viên?

ai-cung-co-the-tro-thanh-lap-trinh-vien

Ai cũng có thể trở thành lập trình viên, chỉ cần có đủ đam mê và quyết tâm

Sinh viên ngành công nghệ thông tin 

Sinh viên CNTT đương nhiên là một lợi thế vì bạn đã được trang bị kỹ các kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản khi ở trên trường đại học. Điều cần làm đó là tập trung chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, công nghệ bạn quan tâm nữa là có thể thành công trong ngành này.

>>> Tham khảo khóa học lập trình web theo mô hình Coding Bootcamp trong 6 tháng cho sinh viên công nghệ đã biết về lập trình

Sinh viên các ngành điện tử viễn thông, kỹ thuật tự động hóa

Sinh viên các chuyên ngành về điện tử viễn thông, tự động hóa,… là đối tượng có tỷ lệ chuyển đổi thành công rất cao sang lập trình viên. Bởi lẽ sự tương đồng của nghề nghiệp, các bạn cũng đã được học lập trình tại các Trường Đại học, Cao đẳng nên việc chuyển sang mảng lập trình không gặp nhiều trở ngại. 

Sinh viên các ngành kỹ thuật điện, xây dựng, cơ khí, môi trường…

Vì cùng sinh viên kỹ thuật nên việc tiếp cận lập trình cũng không phải thách thức quá lớn với các bạn. Điểm mấu chốt nằm ở việc các bạn cần nỗ lực hơn và học dài hơi hơn. 

Sinh viên ngoại ngữ, kinh tế

Như đã đề cập, bất cứ ai cũng có thể học lập trình và đối với các bạn sinh viên kinh tế, ngoại ngữ có tư duy logic tốt cũng có thể chuyển hướng sang ngành này. Với riêng ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật thì là một lợi thế lớn. Tuy nhiên, để không nản chí và bỏ cuộc giữa chừng thì các bạn cũng cần có đam mê nhất định với máy tính.

Sinh viên các ngành khác

Nếu bạn thực sự có đam mê với máy tính và mong muốn trở thành lập trình viên thì dù học ngành nào bạn cũng có thể thành công. uy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, nếu chưa có nền tảng tốt về toán và tư duy logic thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Chọn thứ phù hợp với bản thân luôn là con đường đúng đắn. 

Người đã đi làm muốn chuyển đổi ngành nghề 

Như đã từng đề cập, nghề lập trình dành cho tất cả mọi người. Vậy nên, những ai đang cảm thấy bế tắc với ngành nghề của mình mà lại có đam mê với máy tính và công nghệ thì hãy thử tìm hiểu về lập trình viên. Biết đâu đó lại là một sự khởi đầu mới cho sự thành công của bạn sau này. Tuy nhiên, phải nói rằng, sự khởi đầu này cần kha khá thời gian để suy xét cũng như tìm hiểu thật kỹ. 

Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì?

Trước khi tìm hiểu lập trình viên là học ngành gì, CodeGym Hà Nội sẽ giúp bạn phân biệt giữa khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Bởi lẽ hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ trong quá trình định hướng theo lĩnh vực công nghệ bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Nhưng trên thực tế, mỗi ngành lại tập trung vào từng khía cạnh khác nhau của máy tính. 

Ngành Khoa học máy tính 

nganh-khoa-hoc-may-tinh

Ngành khoa học máy tính

Khoa học máy tính nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.  

Sinh viên ngành khoa học máy tính được đào tạo về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế và phát triển phần mềm. Tóm lại, người làm trong ngành này có khả năng giao tiếp trao đổi thông tin với máy tính bằng việc sử dụng ngôn ngữ máy, toán học và thuật toán. 

Nếu là người thích tìm tòi học hỏi chuyên môn máy tính, ít giao tiếp và thích cảm giác gắn bó với máy tính mỗi ngày thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành này. 

Ngành Công nghệ thông tin

nganh-cong-nghe-thong-tin

Ngành Công nghệ thông tin nghiên cứu về công nghệ và Internet

Chuyên gia công nghệ thông tin có thể được gọi là người điều khiển hệ thống thông tin. Họ sẽ sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính để thu thập, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ và lưu trữ dữ liệu. .

Sinh viên công nghệ thông tin sẽ có cơ hội nghiên cứu các vấn đề về công nghệ và mạng lưới Internet. Nếu bạn yêu thích sự biến đổi của công nghệ thông tin toàn cầu, người thích giao tiếp đồng thời đam mê tạo ra sản phẩm công nghệ mới thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành này.

Học gì để làm lập trình viên?

Khoa học máy tính

Ai trong chúng ta cũng đã từng biết và học tới môn Toán. Ở khoa học máy tính sẽ cung cấp những kiến thức gốc rễ nhất về toán học, khoa học máy tính và logic. Đặc biệt là cấu trúc máy tính, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, xử lý dữ liệu,… Khoa học máy tính được coi là bước đệm vững chắc để người học theo đuổi các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhất. 

Kỹ thuật máy tính

Chuyên ngành kỹ thuật máy tính tập trung vào các nguyên lý và phương pháp để xây dựng, phát triển các hệ thống phần cứng cho những thiết bị điện tử. Với thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ biến đổi từng ngày thì các kỹ sư kỹ thuật máy tính càng trở nên có giá. Với những kiến thức được lĩnh lội, bạn sẽ có thể thiết kế các hệ thống mà phần cứng của thiết bị hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả. 

Công nghệ phần mềm

cong-nghe-phan-mem

Công nghệ phần mềm giúp bạn có thể thiết kế và phát triển được phần mềm cho máy tính

Công nghệ phần mềm cũng là một chuyên ngành lý tưởng nếu bạn có ý định trở thành lập trình viên. Chuyên ngành này cung cấp những kiến thức gốc rễ để thiết kế và phát triển được một phần mềm cho máy tính. Sau khi kết thúc khóa học, quy trình lẫn kỹ năng lập trình đều sẽ được cung cấp cho bạn. Nó giúp bạn tự tin tìm được vị trí công việc là một lập trình viên. 

Hệ thống thông tin

Nếu theo chuyên ngành hệ thống thông tin, bạn sẽ được học những kiến thức như quy trình thu thập, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá, thiết kế hệ thống, vận hành và quản trị thông tin,…. Đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc khi bạn vẫn đang băn khoăn xem lập trình viên học ngành gì.

Mạng máy tính & Viễn Thông

Một lập trình viên giỏi cũng có thể sở hữu nền tảng tốt bằng việc xây dựng các kiến thức và kỹ năng từ chuyên ngành mạng máy tính & viễn thông. Sau khi học chuyên ngành này,những công việc bạn có thể đảm nhận như: nhà thiết kế và phát triển phần mềm mạng, nhân sự chuyên thiết kế mạng,…

Thị giác máy tính (Computer Vision) & Điều khiển học (Cybernetics)

Thị giác máy tính và điều khiển học nghe có vẻ mới lạ. Tuy nhiên, cũng tương tự như khoa học máy tính, chúng thiên về nghiên cứu chuyên sâu. Tư duy logic, óc toán học nhanh nhạy là những thứ bạn cần có để  có thể theo đuổi ngành học này.

Trên đây là 6 ngành học bạn có thể tìm hiểu nếu muốn làm lập trình viên. Mỗi ngành lại có những đặc điểm cũng như lợi ích và khó khăn riêng. Điều quan trọng là bạn biết được mục tiêu của mình, mình thích gì, có gì và làm được gì. Từ đó chọn được con đường phù hợp nhất với bản thân. 

Lời kết

Tóm lại, để trở thành lập trình viên không hề khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn có một chút tư duy cùng với sự ham học hỏi, quyết tâm. Tuy nhiên, để thành thạo, trở thành chuyên gia thì bất kì nghề nào cũng vậy, đó là cả một hành trình tích lũy. 

Trên đây, CodeGym Hà Nội đã đưa ra một vài gợi ý về ngành học để bạn có thể trở thành một lập trình viên. Cùng với đó là lời giải đáp cho câu hỏi Ai có thể làm lập trình viên. Mong rằng các bạn đã có những kiến thức hữu ích cũng như thêm động lực để theo đuổi ngành học này. 

 

Tags:

0 Lời bình

Trackbacks/Pingbacks

  1. Những vai trò của công nghệ thông tin có thể bạn chưa biết - […] Nghề lập trình có khó? Ai có thể làm lập trình viên? […]
  2. Có gì HOT về các chuyên ngành công nghệ thông tin hiện nay? - […] Nghề lập trình có khó? Ai có thể làm lập trình viên? […]

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

11 + 4 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM