Trang chủ » module » Tester là gì? 4 Kỹ năng cần có để trở thành Tester giỏi

Tester là gì? 4 Kỹ năng cần có để trở thành Tester giỏi

bởi Admin | 09:45 | Blog

Tester là gì? Tester là làm gì? Công việc của một tester? Là Người kiểm thử phần mềm để tìm kiếm các lỗi sai sót, hay bất cứ vấn đề nào mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm/ sản phẩm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tester nhé!

Định nghĩa Tester là gì?

tester-la-gi-tong-quan-ve-tester

Tester là gì – Tổng quan về tester

Chúng ta có thể hiểu: Tester là những người sẽ chịu trách nhiệm về mảng kiểm tra chất lượng phần mềm để tìm ra các lỗi, sai sót có thể ảnh hưởng trong quá trình phần mềm được chạy. Nói một cách đơn giản, vai trò/ công việc của một người làm Tester là kiểm tra sản phẩm và báo cáo cho bộ phận phát triển dự án về các vấn đề mà sản phẩm cần khắc phục.

Tester gồm nhiều mảng như QA, QC, đặc biệt phải kể đến Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm thủ công. Một Manual Tester phải là người rành test manual, có đam mê và tư duy tìm lỗi. Ngược lại, Automation Tester lại là người kiểm thử dựa trên các công cụ hỗ trợ tự động. Chính vì có các công cụ hỗ trợ nên kết quả kiểm thử của một Automation Tester được coi là đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên để đảm nhận vị trí này đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức lập trình.

4 Kỹ năng mà một Tester cần có

1. Kỹ năng phân tích

ky-nang-phan-tich

Kỹ năng phân tích – Tester cần có

Phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu của một Tester Để kiểm thử phần mềm hiệu quả, một trong những kỹ năng hàng đầu mà một Tester cần trang bị đó chính là kỹ năng phân tích. Bởi lẽ, bạn sẽ gặp rất nhiều những hệ thống phần mềm phức tạp rất khó để kiểm tra. Lúc đó, với kỹ năng phân tích, bạn có khả năng chia nhỏ chúng thành các đơn vị nhỏ hơn để hiểu rõ hơn về từng yếu tố riêng lẻ.

2. Kỹ năng học hỏi

Ở bất kỳ lĩnh vực gì, luôn luôn học hỏi, luôn luôn trau dồi tri thức là việc cần thiết. Tester giỏi là người sẵn sàng chuyển đổi, thu nạp kiến thức ở mọi lúc mọi nơi. Các kỹ năng bạn học ở trên trường lớp chỉ là hạt cát giữa đại dương mênh mông. Có những vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm mà bạn chưa từng thấy, chưa từng nghe trước đây. Chính vì vậy các Tester sẽ phải thường xuyên tự phân tích, tìm tòi thông qua các hội nhóm hoặc đồng nghiệp của mình.

3. Kỹ năng công nghệ

ky-nang-phan-tich-tester-can-co

Kỹ năng phân tích – Tester cần có

Kỹ năng công nghệ là yêu cầu cơ bản đối với TesterCũng giống như những chuyên ngành khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Tester cũng đòi hỏi bạn sở hữu kỹ năng công nghệ ở mức cơ bản. Một vài kiến thức bạn có thể trau dồi nếu muốn trở thành một Tester như: kiến thức cơ bản về Database/SQL, kiến thức cơ bản về lệnh Linux, làm việc với các công cụ Test Management, làm việc với các công cụ Defect Tracking, làm việc với các công cụ Automation.

4. Kĩ năng mềm cần thiết

Tester là người giao tiếp, trao đổi với nhiều bên như quản lý, developer, khách hàng và nếu không giỏi giao tiếp thì rất khó truyền đạt cho người khác hiểu ý của bạn.

Về phẩm chất : Đó là đam mê, kiên trì, lì đòn và cầu tiến.

Bạn phải thích công việc mình làm thì mới có đủ nhiệt huyết để theo đuổi nó.

>> Bên cạnh các kỹ năng cần thiết, tìm hiểu thêm về lộ trình học tập rõ ràng nhất tại đây.

Question and Answer (QA)

Chia sẻ phần QA – chia sẻ trong buôi phỏng vấn này Test Project Manager của TMA Solutions, cùng khám phá thêm những thông tin thực tế và thú vị trong nghề tester nhé!

1. Vì sao anh lại chọn trở thành Tester?

Ví dụ một bạn Tester của anh phát hiện ra một bug, mà người Developer code ra function đó bảo là “tôi đã test kỹ lắm rồi, không thể nào có bug được, không tin thì qua máy tôi, tôi demo cho xem.” Function đó hoạt động bình thường trên máy người Developer kia. Nhưng khi đẩy lên môi trường test thì 100% lại bị lỗi. Anh thuyết phục người Developer đó cùng ngồi lại để khảo sát function trên môi trường test.

>> Bắt đầu con đường trở thành Tester – Bước 1: Nắm chắc các thuật ngữ mà Tester nào cũng cần phải biết

2. Anh thấy nghề Tester có điểm cộng nào ạ?

Với cương vị là một Tester của phần mềm này, anh phải hiểu business domain A và hiểu phần mềm của mình giải quyết được vấn đề nào của khách hàng, giải quyết như thế nào, chứ không chỉ xoay quanh phần mềm này có bao nhiêu chức năng và những chức năng này làm gì, input là gì, output là gì.

Đồng thời, Tester có cơ hội hiểu và thấy phần mềm để giải quyết bài toán của business domain A kia thì cần được thiết kế như thế nào, cần bao nhiêu database, phải xây dựng chức năng nào cho dịch vụ nào…

Điểm cộng thứ 2 là nghề này giúp anh nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Có một châm ngôn mà anh luôn khuyên các bạn Tester để có khả năng nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, đó là “be stupid”.

3. Vậy nghề Tester có điểm trừ gì không anh?

Các bạn có thể tự luyện tập bằng cách mở bất kỳ function nào, vọc nó, chơi với nó, chơi xong rồi thì phân tích “chức năng của function này là gì, configuration như thế nào…” Tất cả mọi người đều biết phần mềm calculator của Window, nhưng mấy ai biết được khả năng của nó có thể dùng trong lập trình, phân tích thống kê, khoa học, chuyển đổi đơn vị tính… Anh thường tham khảo những quyển sách/ resources nào trong suốt sự nghiệp của mình? Về sách thì anh chỉ khuyên các bạn 1 cuốn là ISTQB Foundation.

Sách này nói mọi thứ về testing từ test type, test technique mà 1 Tester phải sử dụng để test 1 version, cho đến chuyện các bạn phải báo cáo như thế nào.

4. Anh bắt đầu công việc Tester như thế nào?

Thế là bạn Developer mò mẫm một lúc trong Settings của browser và phát hiện ra mình disable pop-up rồi nên cái pop-up thông báo lỗi không hiển thị.

Thực sự thìmình không hề ý thức được là mình đã tắt chức năng cho phép browser hiện pop-up từ trước. Nếu có kiến thức về IT, mình đã tự kiểm tra trong Settings khi không reproduce được bug trên máy của bạn Developer.

>> Bạn muốn trở thành Tester mà chưa biết nên bắt đầu từ đâu và đâu là nơi nên gửi gắm giấc mơ của mình? Tìm hiểu ngay TOP 3 trung tâm đào tạo Tester có tiếng chỉ bằng một Click.

Lời kết

Tóm lại, sứ mệnh của Tester là hỗ trợ đội nhóm phát triển phần mềm một cách hoàn thiện nhất. Để bắt đầu với nghề Tester, bạn hãy chuẩn bị cho mình một nền tảng công nghệ thông tin thật tốt, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Càng nhiều kỹ năng thì công việc của bạn lại càng có cơ hội phát triển nhiều. Đó là những lời khuyên mà CodeGym Hà Nội mong muốn có thể gửi gắm tới bạn. Hi vọng đó là những điều có ích và giúp đỡ bạn trong quá trình học tập, làm việc.

 

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

7 + 2 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM