Trang chủ » Blog » Học nghề » [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

[Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

bởi CodeGym | 04/12/2023 17:32 | Blog | Học nghề

Nếu chúng ta đánh giá cao tính độc lập, nếu chúng ta cảm thấy phiền lòng về sự phát triển kiến thức, giá trị và thái độ theo cùng một khuôn mẫu mà hệ thống hiện tại tạo ra, thì chúng ta có thể mong muốn tạo lập môi trường học tập khuyến khích sự khác biệt, tự định hướng và tự học. – [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

—Carl Rogers, On Becoming a Person

Bối cảnh – [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

Bạn đã xác định được những kỹ năng mình còn thiếu, những kỹ năng đó liên quan trực tiếp tới công việc hàng ngày của bạn.

Vấn đề – [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

Có rất nhiều công cụ và kỹ thuật mà bạn cần phải nắm vững, nhưng bạn không biết cách để bắt đầu. Những người xung quanh bạn dường như đã biết một số kỹ năng đó, và họ kỳ vọng rằng bạn cũng đã lam chủ được các kiến thức này.

Giải pháp – [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

Hãy chọn một kỹ năng, công cụ hoặc một kỹ thuật nào đó để lấp đầy khoản trống còn thiếu.

Hãy thực hiện điều này bằng cách lựa chọn một cách làm hiệu quả nhất đối với mình. Với một số người, cách tiếp cận tốt nhất là tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan thông qua việc đọc các bài giới thiệu và danh sách các câu hỏi thường gặp. Một số người khác lại thích bắt tay ngay vào xây dựng một chương trình phần mềm nhỏ, đó là cách hiệu quả giúp họ hiểu rõ vấn đề. Bạn lựa chọn cách tiếp cận nào cũng được, đừng quên hỏi những người có cùng sở thích và cố vấn của bạn để xem họ có kỹ năng này không và họ có sẵn sàng chia sẻ về những gì họ biết không. Đôi khi có những người khác cũng như bạn, đang cố gắng tìm hiểu những kỹ năng này, làm việc cùng nhau sẽ giúp bạn tiến bộ hơn. Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ đạt được trình độ mà mình khá hài lòng trong lĩnh vực mới này, sau đó bạn có thể quyết định liệu có nên đào sâu hơn hay là chuyển sang tìm hiểu các kỹ năng khác. Chúng ta không có đủ thời gian để mài giũa tất cả các kỹ năng đến trình độ cao, vì vậy bạn phải đưa ra lựa chọn của mình.

Trường hợp này rất gần với tình huống không che giấu sự thiếu hiểu biết (Expose Your Ignorance), nhưng bạn sẽ ít ngại ngùng hơn vì có thể tự mình thực hiện, sẽ không có ai biết được những thiếu sót của mình. Tuy nhiên, với tư cách là một người học việc có khát vọng làm chủ kiến thức thì bạn cần sẵn sàng biểu lộ sự thiếu hiểu biết của mình. Sử dụng mô hình này một cách tách biệt (tức là, khắc phục sự thiếu hiểu biết của mình mà không biểu lộ ra ngoài) có nguy cơ tạo ra một văn hoá mà ở đó việc thất bại và học tập không được khuyến khích, tất cả mọi người đều tự học trong im lặng. Nên nhớ rằng học tập công khai là một trong những cách để một người học việc có thể trở thành thợ lành nghề. Đây là một bước nhỏ cần thiết để mọi người thấy được rằng bạn đang cố gắng học, và sau đó họ sẽ dạy bạn.

Kể cả khi áp dụng thành công cách làm này thì nó cũng có thể dẫn đến một số ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn, trong trường hợp bạn cần học cách xây dựng các hệ thống đồng thời (concurrent system), các lập trình viên khác sẽ không đánh giá cao nếu bạn tự viết một hệ thống nhắn tin của riêng mình bằng ngôn ngữ Scala thay vì sử dụng một sản phẩm đã có sẵn. Và họ sẽ thấy khó chịu hơn nếu họ không thể hỏi bạn bất cứ một câu hỏi nào về vấn đề này bởi vì đơn giản là bạn đang tham dự một cuộc họp. Và cuối cùng ông chủ của bạn cũng không thể hiểu liệu nhu cầu học của bạn có gây trở ngại trong việc hoàn thành dự án hay không. Tóm lại, bạn cần có đủ sự tinh tinh tế để giữ cho việc học tập của mình không gây ra vấn đề cho nhóm. Một trong những điểm nổi bật của cách tiếp cận thủ công là sẵn sàng đưa lợi ích của cộng đồng lên trước cá nhân, không sử dụng nhóm và khách hàng để phục vụ việc phát triển của cá nhân.

Mặt khác, cũng có người thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình nhưng lại không đối mặt với nó. Những người làm điều này chỉ đơn thuần nhún vai xin lỗi, như để nói rằng “đó là điều hiển nhiên”. Việc này khiến họ trở nên thấp kém, thiếu hiểu biết và quá phụ thuộc vào các thành viên khác trong nhóm. Cuối cùng, nó tạo nên các nhóm mà ở đó các thành viên bảo vệ cái “nhà kho” kiến thức nhỏ bé của mình và nhún vai khi gặp một vấn đề nằm trong phạm vi lãnh thổ của người khác.

Vì vậy, điều quan trọng là phải cân bằng giữa mô hình này và việc thể hiện sự thiếu hiểu biết của bạn. Tự đối mặt với sự thiếu hiểu biết của chính mình có thể khiến bạn trở thành một kiêu ngạo không bao giờ hoàn thành được việc gì, còn nếu không thể hiện sự thiếu hiểu biết của chính mình và đối mặt với nó thì bạn sẽ trở nên kém cỏi và vô dụng hơn.

Hành động – [Học nghề] Đối diện với sự non kém của chính mình

Lập một danh sách các kỹ năng mà mình còn non kém (Thể hiện sự thiếu hiểu biến của mình) và cố gắng học từng thứ một để đạt được và loại bỏ nó khỏi danh sách. Khi biết thêm một kiến thức mới, bạn lại có thể phát hiện ra những thiếu sót khác của mình mà đã không nhận ra trước đây, đừng quên thêm chúng vào danh sách của bạn.

Bài tiếp: [Học nghề] Chỗ sâu nhất

Bài trước: [Học nghề] Đừng giấu dốt

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

5 + 1 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM