Trang chủ » Coding dojo » Học Laravel bắt đầu từ đâu? Khóa học Laravel online miễn phí?

Học Laravel bắt đầu từ đâu? Khóa học Laravel online miễn phí?

Laravel luôn xếp vị trí số 1 trong danh sách các framework PHP hàng đầu ra đời năm 2011 cho đến nay. Muốn theo đuổi loại ngôn ngữ lập trình web PHP thì Laravel chính là cái tên đầu tiên mà bạn cần chinh phục. Vậy học Laravel bắt đầu từ đâu? Cùng CodeGym Online tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về Laravel

Không đơn giản mà học Laravel trở thành xu hướng hiện nay. So với các đối thủ khác trên thị trường công nghệ, Laravel ra đời khá muộn nhưng thật sự đã tạo ra một làn sóng lớn. Chứng minh qua việc Laravel có độ phủ sóng rộng rãi nhất hiện nay. Đồng thời nó cũng nhận về rất nhiều đánh giá tốt. 

Laravel là 1 PHP framework có mã nguồn mở được ra đời vào tháng 4/2011. Và là một trong những nền tảng miễn phí. Laravel được phát triển nhằm hỗ trợ phát triển các ứng dụng, phần mềm theo lối kiến trúc MVC. 

Laravel có độ phủ sóng rộng rãi nhất hiện nay

Laravel có độ phủ sóng rộng rãi nhất hiện nay

2. Kiến thức bắt buộc phải học trước khi học Laravel

Laravel là bước tiếp theo trong việc lập trình web với PHP. Vì thế mà để bắt đầu học Laravel, bạn cần nắm cách lập trình web với PHP trước. Không cần học quá kỹ về PHP. Nhưng người học cần nắm được những kỹ thuật cần thiết cũng như kiến thức cơ bản tối quan trọng của nó. Chẳng hạn như những nội dung sau:

  • Thành thạo HTML và ngôn ngữ PHP
  • Nắm vững kiến thức cơ bản về MongoDB hoặc MySQL
  • Hiểu cấu trúc Model-View-Controller 
  • Biết cách sử dụng Composer

PHP tương đối đơn giản. Khi đã hiểu Laravel thì việc lập trình càng đơn giản hơn. Vì thế việc học Laravel là rất quan trọng nếu bạn đã quyết định theo đuổi lĩnh vực này. 

Laravel là bước tiếp theo trong việc lập trình web với PHP

Laravel là bước tiếp theo trong việc lập trình web với PHP

>>> Có thể bạn quan tâm: Khoá học Online miễn phí “Từ sinh viên IT đến lập trình viên được việc”

3. Học Laravel cơ bản

Nên tạo môi trường phát triển phù hợp với khả năng của riêng mình để học Laravel. Một gợi ý dành cho bạn đó là có thể sử dụng Valet; Homestead do Laravel đề xuất.

Về kiến thức, tài nguyên để học Laravel tốt nhất chính là tài liệu chính thức của Laravel. Laravel Docs sẽ hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về tất cả những kiến thức mà bạn cần học.

Trong trường hợp bạn là newbie và không biết bắt đầu với loạt kiến thức khô khan thì học Laravel thông qua video cũng là 1 gợi ý lý tưởng. Có thể tham khảo Laracast và bắt đầu với những hướng dẫn từ cơ bản nhất; cho đến phức tạp nhất. 

Laracast có cả video miễn phí và trả phí. Nếu mới bắt đầu với Laravel thì nên đi từ những video miễn phí để cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết trước. 

Phương án thứ 2 cũng lý tưởng không kém. Chính là đề cập đến việc học Laravel thông qua các khóa học Laravel online hoặc offline. Các chuyên gia sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm; cũng như kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển nghề nghiệp.

Tài nguyên để học Laravel tốt nhất chính là tài liệu chính thức của Laravel

Tài nguyên để học Laravel tốt nhất chính là tài liệu chính thức của Laravel

>>> Tham khảo: Khoá lập trình Web Front-end Development 

4. Học Laravel nâng cao

Laravel đem lại rất nhiều Pre-package mã nguồn mở. Học Laravel có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc triển khai các dự án CNTT; tạo ra các tính năng mạnh mẽ hơn.
Tất cả các sản phẩm và package chính thức của hệ sinh thái Laravel:

  • Cashier: Hỗ trợ chức năng thanh toán
  • Dusk: Dùng để kiểm thử trình duyệt và tự động hóa
  • Horizon: Giúp theo dõi hàng đợi của bạn
  • Passport: Giúp dễ dàng triển khai OAuth2
  • Sanctum: Cung cấp một hệ thống xác thực hiệu quả và đơn giản cho các SPA; ứng dụng di động và các API dựa trên token.
  • Scout: Hỗ trợ tìm kiếm hoạt động với Algolia hoặc các trình điều khiển khác.
  • Socialite: Xác thực Oauth
  • Telescope: Một trợ lý gỡ lỗi toàn diện
  • Vapor: Nền tảng không máy chủ
  • Forge: Công cụ giúp quản lý máy chủ
  • Envoyer: Zero Downtime Deployment
  • Nova: Admin panel được cài đặt sẵn và có thể quản lý
  • Echo: Cho phép tạo các sự kiện thời gian thực với nó và phát cho các websockets.
  • Lumen: Framework rất nhẹ
  • Homestead: 1 môi trường phát triển. Vagrant box được đóng gói sẵn tiện dụng cho người dùng Windows
  • Spark: Khung cho các ứng dụng Saas
  • Valet: Môi trường phát triển cho người dùng Mac
  • Mix: Hỗ trợ các bước xây dựng Webpack
  • Tinker: REPL

Một vài package sẽ được cài sẵn với Laravel. Còn lại 1 số package người học cần tự cài đặt. Trong đó bao gồm cả package miễn phí và tính phí. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu về cơ chế hoạt động của tất cả những package trên. Sau khi đã có kinh nghiệm và thành thạo hơn, bạn có thể sửa chữa; phát triển hoặc thay mới nó.

Kết luận

Bạn có thể tự học Laravel tại nhà. Tuy nhiên nếu mới làm quen với lĩnh vực này; lựa chọn tốt hơn là đầu tư vào các khóa học Laravel chất lượng. Tham gia khóa học bạn vừa có được kiến thức cần thiết. Vừa được tiếp xúc và thực hành trực tiếp trên các dự án được hướng dẫn bởi chuyên gia. Kết thúc khóa học sẽ giúp bạn vững vàng hơn về cả kiến thức và kỹ năng.

> Xem thêm:

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

14 + 11 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM