Nội dung
- Bài 21: Các hàm xử lý mảng trong PHP
- 1. Danh sách các hàm xử lý mảng trong PHP
- 1. array_change_key_case($array, $case).
- 2. array_combine($array_keys, $array_values)
- 3. array_count_values ( $array )
- 4. array_push(&$array, $add_value1, $add_value2, $add_value…)
- 5. array_pop(&$array)
- 6. array_pad($array, $size, $value)
- 7. array_shift(&$array)
- 8. array_unshift(&$array, $value1, $value2, …)
- 9. is_array($variable).
- 10. in_array($needle, $haystackarray)
- 11. array_key_exists($key, $searcharray)
- 12 .array_unique( $array )
- 13. array_values ($array )
- Bài 22: Các hàm xử lý file trong PHP
- Bài 23: Upload file lên server với PHP
- Bài 24: Các hàm kiểm tra dữ liệu trong PHP
Bài 21: Các hàm xử lý mảng trong PHP
Danh sách các hàm xử lý mảng hay sử dụng. Các bạn cập nhật và tra cứu nhé.
Nội dung chính
Danh sách các hàm xử lý mảng trong PHP.
- Hiện đang cập nhật thêm các hàm xư lý mảng …
1. Danh sách các hàm xử lý mảng trong PHP
Bên dưới đây là các hàm chúng ta hay sử dụng nhất.
1. array_change_key_case($array, $case).
Chuyển tất cả các key trong mảng $array sang chữ hoa nếu $case = 1. Và sang chữ thường nếu $case = 0. Ta có thể dùng hằng số CASE_UPPER thay cho số 1 và CASE_LOWER thay cho số 0.
2. array_combine($array_keys, $array_values)
Trộn 2 mảng $array_keys và $array_values thành một mảng kết hợp với $array_keys là danh sách keys. $array_value là danh sách value tương ứng với key. Điều kiện là 2 mảng này phải bằng nhau.
3. array_count_values ( $array )
Hãy đếm số lần xuất hiện của các phần tử giống nhau trong mảng $array và trả về một mảng kết quả.
4. array_push(&$array, $add_value1, $add_value2, $add_value…)
Hãy thêm vào cuối mảng $array một hoặc nhiều phần tử với các giá trị tương ứng biến $add_value truyền vào.
5. array_pop(&$array)
Xóa tại mảng $array phần tử cuối cùng và trả về phần tử đã xóa.
6. array_pad($array, $size, $value)
Kéo dãn mảng $array với kích thước là $size & nếu kích thước truyền vào lớn hơn kích thước mảng $array thì giá trị $value được thêm vào. Ngược lại nếu kích thước truyền vào nhỏ hơn kích thước mảng $array thì sẽ giữ nguyên. Nếu muốn giãn ở cuối mảng thì $size có giá trị dương. Nếu muốn giãn ở đầu mảng thì $size có giá trị âm.
7. array_shift(&$array)
Ta xóa phần tử đầu tiên ra khỏi mảng $array và trả về phần tử vừa xóa đó.
8. array_unshift(&$array, $value1, $value2, …)
Ta thêm các giá trị $value1, $value2, … vào đầu mảng $array.
9. is_array($variable).
Kiểm tra một biến có phải kiểu mảng hay không. Kết quả trả về true nếu phải và false nếu không phải.
10. in_array($needle, $haystackarray)
Kiểm tra giá trị $needle có nằm trong mảng $haystackarray không. trả về true nếu có và flase nếu không có.
11. array_key_exists($key, $searcharray)
Kiểm tra key $key có tồn tại trong mảng $searcharray không, trả về true nếu có và false nếu không có.
12 .array_unique( $array )
Loại bỏ giá trị trùng trong mảng $array.
13. array_values ($array )
Chuyển mảng $array sang dạng mảng chỉ mục.
Bài 22: Các hàm xử lý file trong PHP
Công việc xử lý file trong PHP rất quan trọng. Vì trong tất cả ứng dụng thực tế ta hay dùng file để lưu trữ dữ cache cho website hoặc là lưu trữ một thứ gì đó để cho nhằm giúp ứng dụng chạy nhanh hơn. vì vậy tôi viết bài này để giúp các bạn làm quen với một số hàm liên quan đến file. như là đọc file, ghi file, tạo folder mới, xóa folder, xóa file. Trong bài này tôi không đề cập đến vấn đề upload file.
Nội dung chính
- 1. Mở file
- 2. Đọc file
- 3. Ghi file
- 4. Đóng File
- 5 Các hàm xử lý file khác
- Kiểm tra file có tồn tại không
- Phải Kiểm tra file có được cấp quyền ghi không
- Lấy nội dung một file mà không cần dùng hàm fread
- Ghi nội dung file mà không cần dùng hàm fwrite
- Đổi tên file
- Copy file
- Xóa file
- Kiểm tra đường dẫn folder có tồn tại không
- Tạo một folder mới
1. Mở file
Để mở một file chúng ta dùng cú pháp sau: open($path, $option)
. Trong đó thì $path
là đường dẫn đến file cần mở. $option
là quyền cho phép thao tác trên file.
Ta có danh sách các quyền sau:
Ví dụ:
2. Đọc file
Có tất cả 3 cách đọc file thông thường trong PHP đó là đọc từng dòng. Đọc từng ký tự và đọc hết file.
Chúng ta dùng hàm fgetc($fp)
để đọc theo từng ký tự. Dùng fgets($fp)
để đọc theo từng dòng. Nếu đọc từng dòng và đọc từng ký tự ta phải dùng hàm feof($fp)
đặt trong vòng lặp while. để sau khi đọc xong nó sẽ chuyển sang dòng mới hoặc ký tự mới.
Để đọc được hết tất cả file ta dùng hàm fread($fp, $size)
. Trong đó $fp
là đối tượng lúc mở file còn $size
là kích cỡ của file cần đọc. Để lấy được kích cỡ của file cần đọc ta dùng hàm filesize($path)
.
Ví dụ: Đọc file từng ký tự.
Ví dụ: Đọc file từng dòng
Ví dụ: Đọc hết file
3. Ghi file
Để ghi được nội dung vào file ta dùng hàm fwrite($fp, $content)
. Trong đó $fp
là đối tượng trả về lúc mở file, còn $content
là nội dung muốn ghi vào.
Việc ghi file phụ thuộc vào lúc bạn mở file như thế nào. Ví dụ lúc mà bạn mở file ghi đè thì lúc ghi file nó sẽ ghi đè. lúc các bạn mở file ghi kiểu append thì lúc ghi file nó sẽ thêm xuống cuối file, nếu bạn mở file chỉ cho đọc thì bạn không thể ghi file được.
ví dụ:
4. Đóng File
Nếu mở file để sử dụng mà không đóng file rất nguy hiểm, vì thế sau khi sử dụng xong bạn nên đóng file để an toán hơn. Để đóng file ta nên dùng hàm fclose($fp) trong đó $fp là đối tượng trả về lúc bạn mở file.
Ví dụ:
5. Các hàm xử lý file khác
Dưới đây là một số hàm xử lý file khác.
Kiểm tra file có tồn tại không ?
Ta dùng hàm file_exists($path)
. Trong đó $path
là đường dẫn đến file cần kiểm tra, ví dụ:
Ta kiểm tra file có được cấp quyền ghi không
a dùng hàm is_writable ($path)
trong đó $path
là đường dẫn đến file cần kiểm tra .
Ví dụ:
Lấy nội dung một file mà không cần dùng hàm fread
Ta dùng hàm file_get_contents($path)
để lấy nội dung của một file. Trong đó $path
là đường dẫn đến file cần lấy. $path
có thể là đường link đến một trang web trên internet thì nó sẽ trả về nội dung HTML của trang web đó.
Ví dụ:
Ghi nội dung file mà không cần dùng hàm fwrite
Trước khi dùng hàm này các bạn nên dùng hàm is_writable để kiểm tra file có được phép ghi không.
Ta nên dùng hàm file_put_contents($path, $noidung)
để ghi nội dung cho một file. Trong đó $path
là đường dẫn đến file cần ghi. $noidung
là nội dung bạn muốn ghi vào file.
Ví dụ:
Đổi tên file
Để đổi được tên file ta dùng hàm rename($oldname, $newname)
. Trong đó $oldname
là đường dẫn đến file cần đổi tên. $newname
là đường dẫn mới có kèm tên file cần đổi . Nếu bạn chỉ muốn đổi tên thôi thì đường dẫn của cả 2 biến giống nhau. Chỉ khác nhau ở cái tên file. Nếu tên file mới bị trùng thì file cũ đó sẽ bị ghi đè.
Ví dụ:
Copy file
Để copy sang file mới chúng ta dùng hàm copy($source, $dest)
. Trong đó $source
là path file cần copy và $dest
là path file cần di chuyển tới. Nếu bạn muốn đổi luôn tên thì đường dẫn $dest
bạn khai báo một cái tên khác.
Ví dụ:
Xóa file
Ta dùng hàm unlink($path)
để xóa file. Trong đó $path
là đường dẫn đến file cần xóa, ví dụ:
Để kiểm tra một đường dẫn folder có tồn tại không
Ta dùng hàm is_dir($filename). Trong đó $filename là đường dẫn đến folder cần kiểm tra.
Ví dụ:
Tạo một folder mới
Ta dùng hàm mkdir($path)
để tạo folder mới. Trong đó $path
là đường dẫn đến folder cần tạo. Bạn lưu ý folder cuối cùng chính là tên folder bạn cần tạo và tất cả các folder trước nó bạn chắc chắn là phải có, nếu không sẽ bị lỗi.
Ví dụ:
Bài 23: Upload file lên server với PHP
Tại bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách upload file bằng PHP bằng cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Upload lên Server bằng code PHP
Các bạn muốn upload file lên Server thì ban phải sử dụng form có thuộc tính enctype="multipart/form-data"
.và phương thức POST, thẻ input sẽ có type="file"
.
Nếu bạn upload một file lên thì trên Server sẽ nhận được 5 thông số cho một file và PHP sẽ dựa vào các thông số đó để tiến hành upload, các thông số đó là:
- name: Tên của file các bạn upload.
- type: Kiểu file mà các bạn upload (hình ảnh, word, …).
- tmp_name: Đường dẫn đến file upload ở client.
- error: Trạng thái của file các bạn upload, 0 => không có lỗi.
- size: Kích thước của file các bạn upload.
Bây giờ ta sẽ làm một ví dụ upload file để bạn dễ hiểu hơn nhé.
Bước 1:
Bạn tạo file upload.php trong thư mục WWW của Vertrigo Server. Sau đó copy nội dung này vào
Các bạn lưu ý rằng để upload file được thì form phải có thuộc tính enctype=”multipart/form-data”
như trong code trên nhé.
Cũng giống như POST và GET. Tất cả các file bạn upload lên sẽ được lưu trữ trong một biến cục bộ tên là $_FILES. Vậy nên trong đoạn code trên mình có var_dump($_FILES)
để xem thông tin file mình upload lên. Bây giờ bạn chạy file này lên. Chọn upload một file bất kỳ và nhấn vào button Upload. Bạn sẽ thấy 5 thông tin mà tôi đề cập ở trên.
Bước 2:
Bạn tạo một folder upload cùng cấp với file upload.php
. Sau đó sửa lại file upload.php
như sau:
Phần comment bên trong code tôi đã giải thích rõ cho các bạn rồi. Riêng hàm move_uploaded_file($client_path, $server_path)
sẽ có 2 tham số truyền vào. Tham số $client_path
là đường dẫn đến file ở client. Tham số $server_path
là đường dẫn các bạn muốn lưu trên Server (đường dẫn có kèm theo tên file). Nếu bạn muốn kiểm tra định dạng file trước khi upload thì có thể sử dụng thông số type để kiểm tra.
Bài 24: Các hàm kiểm tra dữ liệu trong PHP
Các hàm này sẽ có ích cho các bạn trong việc làm web sử dụng ngôn ngữ PHP này.
1. isset($var)
được dùng để kiểm tra biến $var có tồn tại hay không. Thông thường bạn hay dùng để kiểm tra một biến trước khi xử lý thao tác đến nó.
2. empty($var)
Kiểm tra biến $var có phải giá trị trống hay không. Bao gồm các giá trị như: số 0, giá trị null, giá trị rỗng, giá trị false đều được quy về là empty. Nếu biến $var không tồn tại thì hàm này vẫn không báo lỗi và sẽ trả kết quả về false.
3. is_array($var)
Kiểm tra biến $var có phải kiểu mảng hay không.
4. is_string($var)
Kiểm tra biến $var có phải kiểu chuỗi hay không.
5. is_int($var) hoặc is_integer($var)
Kiểm tra biến $var có phải kiểu INT hay không.
6. is_float($var)
Kiểm ta biến $var có phải kiểu float hay không.
7. is_double($var)
Kiểm tra biến $var có phải kiểu double hay không.
8. is_null($var)
Kiểm tra biến $var có phải giá trị null không.
9. in_array($needle, $haystackarray)
Kiểm tra giá trị $needle có trong mảng $haystackarray hay không.
10. array_key_exists($key, $searcharray)
Kiểm tra key $key có trong mảng $searcharray hay không.
0 Lời bình