Công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành “hái ra tiền” hiện nay. Vậy học công nghệ thông tin có khó không? Rất nhiều những bạn học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, chuẩn bị thi vào Đại học, đang có những thắc mắc về ngành học này. Hiểu lẽ đó, CodeGym Hà Nội sẽ giúp các bạn review ngành công nghệ thông tin một cách cụ thể và chi tiết nhất. Đồng thời sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi học công nghệ thông tin có khó như nhiều người vẫn nghĩ?
Nội dung
- Công nghệ thông tin là gì?
- Thi công nghệ thông tin gồm những môn gì?
- Ngành công nghệ thông tin cần học những môn gì?
- Ngành Công nghệ thông tin lấy bao nhiêu điểm?
- Khung chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
- Những tố chất cần thiết để học công nghệ thông tin
- Học công nghệ thông tin có khó không?
- Lời kết
Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (Information Technology) là việc sử dụng máy tính cũng như phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Định nghĩa một cách dễ hiểu, sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ dựa trên các kiến thức được học để lập trình web, ứng dụng phục vụ mục đích quản lý thông tin, vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ cũng như hệ thống mạng.
Chính vì tính hữu dụng mà hiện nay rất nhiều trường đại học cũng như trung tâm đã mở và đào tạo ngành công nghệ thông tin. Các bạn có thể tham khảo Top 5 trường đại học và trung tâm đào tạo công nghệ thông tin Hà Nội mà bạn không thể bỏ lỡ
Thi công nghệ thông tin gồm những môn gì?
Ngành công nghệ thông tin luôn nhận được sự ưa thích từ đông đảo các thí sinh. Chỉ cần có học lực từ mức trung bình khá là có thể ứng tuyển vào khối ngành này. Vậy, muốn học công nghệ thông tin thì thi khối nào? Ngành công nghệ thông tin hiện nay đang xét tuyển những khối nào? Hiện tại, hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều đang có một vài tổ hợp khối A và D cho ngành công nghệ thông tin. Cụ thể là:
- A0 (Toán – Lý – Hóa)
- A1 (Toán – Lý – Anh)
- D1 (Toán – Văn – Anh)
- D7 (Toán – Hóa – Anh)
- D10 (Toán – Địa – Anh)
Ngành công nghệ thông tin thi khối gì còn tùy thuộc vào trường bạn đăng ký và năng lực học tập của bạn. Với các khối thi trên, bạn có thể cân nhắc để ôn tập trung từ bây giờ.
Tìm hiểu kỹ hơn về ngành CNTT trước khi bắt đầu học tại bài viết: Có nên học nghề Lập trình viên không? Cơ hội cho lập trình viên đến năm 2030?
Ngành công nghệ thông tin cần học những môn gì?
Bên cạnh việc thi đầu vào thì vấn đề mà nhiều bạn quan tâm đó là ngành công nghệ thông tin học những môn gì. Đây cũng là một trong những thứ đáng để tìm hiểu bởi bạn sẽ gắn bó với ngành học trên giảng đường trong 4 đến 5 năm. Vậy nên, việc khám phá trước những thứ mình sẽ được lĩnh hội để chuẩn bị tâm lý là điều cần thiết. Hơn thế, biết công nghệ thông tin học những môn gì cũng là cách để xem liệu bạn có phù hợp với ngành học này hay không.
Ngành công nghệ thông tin gồm những môn gì? Ngành CNTT chia ra làm 5 nhóm chuyên ngành nhỏ đó là: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính truyền thông, Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.
Sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với các môn khác nhau tùy theo chuyên ngành mà họ chọn. Thế nhưng nhìn chung, ai học công nghệ thông tin cũng được lĩnh hội những học phần như:
- Hệ thống máy tính (học về cấu tạo, cách vận hành của máy tính…)
- Công nghệ thông tin (học các kiến thức cơ bản)
- Lập trình phần mềm (học về công cụ và ngôn ngữ lập trình)
- Quy trình phát triển phần mềm (gồm có lên ý tưởng, kiểm tra,…)
Hơn thế, ngoại ngữ là thứ không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, sinh viên CNTT không thể bỏ qua việc chú trọng kỹ năng Tiếng Anh bởi ngôn ngữ được sử dụng trong máy tính, hệ điều hành, phần cứng… hầu hết đều là Tiếng Anh.
Ngành Công nghệ thông tin lấy bao nhiêu điểm?
Ngày nay không thiếu những trường đại học đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin. Tại Hà Nội, số lượng này khá nhiều, không thể kể hết.
Tuy nhiên dưới đây là top 3 trường đại học nổi tiếng về đào tạo công nghệ thông tin mà CodeGym Hà Nội đã chọn lọc. Đây đều là những trường sở hữu tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm liên quan đến chuyên ngành khá cao.
Vẫn còn khá nhiều trường đào tạo ngành công nghệ thông tin. Bạn có thể xem xét 3 trường mà CodeGym Hà Nội đã gợi ý bên trên. Tuy nhiên, vẫn cần biết năng lực của mình ở đâu để có thể chọn được nơi gửi gắm tương lai phù hợp nhất. Đôi khi thứ mọi người cho là tốt lại không phù hợp với bạn. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ nhé!
Khung chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
Nhìn chung, ngành công nghệ thông tin của các trường đều chia ra những chuyên ngành như đã đề cập bên trên. Khung chương trình đào tạo sẽ gồm khối kiến thức chung (là những môn liên quan đến chính trị, tin học, ngoại ngữ,…), khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức chuyên ngành,…
Để hình dung rõ hơn, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin của trường đại học quốc gia Hà Nội tại đây
>>> Bạn đang quan tâm: Khung chương trình đào tạo lập trình theo mô hình Coding Bootcamp cho người mới bắt đầu
Những tố chất cần thiết để học công nghệ thông tin
Đam mê công nghệ
Đây có thể được coi là một trong những tố chất quan trọng nhất. Bởi lẽ, khi bạn chán nản, muốn bỏ cuộc thì đam mê chính là thứ khiến bạn lấy lại động lực, vực dậy sau những khó khăn. Không chỉ với riêng ngành công nghệ thông tin, đam mê sẽ là trạm tiếp năng lượng giúp bạn vượt qua áp lực căng thẳng, khó khăn của bất cứ công việc gì. Đối với công nghệ thông tin, sẽ không tránh khỏi cảm giác chán nản khi ngồi viết những dòng code. Khi đó với đam mê, bạn sẽ có đủ sự nhẫn nại để ngồi viết một phần mềm hàng giờ, kiên nhẫn hàng tháng với các dự án công nghệ.
Năng lực ngoại ngữ
Chắc chắn đọc đến đây sẽ nhiều bạn thắc mắc, học công nghệ thông tin thì chỉ cần giỏi toán và tin học chứ giỏi ngoại ngữ làm gì. Đó là một tư tưởng sai lầm và có thể khiến con đường phát triển sự nghiệp của bạn bị thụt lùi lại phía sau so với những người khác.
Trong thế giới phẳng, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng sử dụng tiếng Anh sẽ là điều kiện cần để gia nhập nền kinh tế toàn cầu. Bất kì ngành nào cũng vậy chứ không chỉ riêng ngành công nghệ thông tin. Khả năng ngoại ngữ là một trong những khía cạnh mà nhà tuyển dụng nhìn vào để quyết định xem có chọn bạn hay không.
Với đặc thù công việc mang tính toàn toàn cầu, tiếng Anh trở thành yêu cầu tối thiểu đối với sinh viên ngành công nghệ thông tin. Hơn thế, nếu bạn muốn trở thành chuyên gia và thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì đây là điều kiện tiên quyết.
Ham học hỏi, sáng tạo
Có thể khẳng định rằng, công nghệ trên thế giới thay đổi chóng mặt theo từng giờ. Mỗi ngày bạn thức dậy sẽ lại thấy một vài biến chuyển ở các sản phẩm công nghệ. Chính vì vậy mà những gì chúng ta được sử dụng đang ngày càng tốt hơn và hiện đại hơn.
Một sản phẩm hôm nay có thể là mới nhưng đến ngày mai đã nhanh chóng bị thay thế. Do đó, dân công nghệ thông tin cần phải liên tục bắt kịp tiến độ, làm mới bản thân bằng cách cập nhật thông tin, không ngừng trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ.
Kiên trì, nhẫn nại
Ở hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống, nhẫn nại, kiên trì, có khả năng chịu được áp lực tốt sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong muốn. Đặc biệt khi bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề đau não. Khi đó, không có những đức tính trên, ắt hẳn bạn sẽ rơi vào cảm giác chán nản, bỏ cuộc, đầu hàng trước khi bạn tìm ra lời giải cho vấn đề.
Học công nghệ thông tin có khó không?
CNTT là ngành thay đổi và cập nhật từng ngày, từng giờ. Vì vậy, với một cử nhân CNTT thì lượng kiến thức được lĩnh hội trong nhà trường chắc chắn sẽ không bao giờ là đủ. Để có chỗ đứng trong lĩnh vực này, điều bạn cần làm là nỗ lực cố gắng mỗi ngày.
Với câu hỏi học công nghệ thông tin có khó không, sẽ không có đáp án cụ thể với từng người. Chỉ có thể nói rằng để học các kiến thức cơ bản thì không hề khó, chỉ cần bạn có tư duy một chút. Nhưng học cao hơn, để đạt được thành công nhất định thì việc học sẽ vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên, vất vả không đồng nghĩa với việc bạn không thể làm được. Khi đó, với đam mê, kiên trì, nhẫn nại, bạn có thể vượt qua và có những quả ngọt xứng đáng.
>>> Bạn đang quan tâm: 6 kỹ năng then chốt giúp bạn thành công trong sự nghiệp IT
Lời kết
Tóm lại, mức độ khó dễ của ngành công nghệ thông tin còn phụ thuộc nhiều vào bản thân bạn. Tuy nhiên, CodeGym Hà Nội phải khẳng định rằng để có thể thành thạo và trở thành chuyên gia trong ngành thì đó là một con đường không hề dễ dàng.
Mong rằng, với bài review chi tiết bên trên cùng lời giải đáp cho việc học công nghệ thông tin có khó không đã giúp bạn có cái nhìn bao quát về ngành. Hãy chọn cho mình một con đường phù hợp và đúng đắn nhất để theo đuổi nhé!
0 Lời bình
Trackbacks/Pingbacks