học lập trình

Anh Trần Xuân Duy, Giám đốc vận hành (COO) là người dẫn dắt toàn bộ hoạt động tài chính, kinh doanh – marketing tại MOR Software – Top 10 doanh nghiệp ICT phát triển “thần tốc” tại Việt Nam. Xuất phát điểm là một sinh viên công nghệ thông tin, trải qua hơn mười năm gắn bó trong ngành công nghệ phần mềm, anh Duy từng chinh chiến trên nhiều dự án lớn, có dự án lên tới vài triệu đô tại nhiều đơn vị có tiếng như: FPT Software, Panasonic, Viettel,…

Từ những trải nghiệm sâu sắc của bản thân, anh Duy đã có những chia sẻ thực tế về nghề lập trình viên và đưa ra những lời khuyên quý báu cho các bạn trẻ dựa trên quan điểm: “Lập trình viên muốn giỏi thì ngoại ngữ là một hành trang thiết yếu.”

ngoại ngữ

Q: Là một người có khá nhiều năm gắn bó với nghề, anh Duy quan niệm thế nào về nghề lập trình viên?

Nếu để ý, ta sẽ nhận thấy nghề lập trình và nghề xây dựng có những điểm tương đồng khá lớn. Để làm nên một công trình, đầu tiên chúng ta cần người tìm hiểu nhu cầu khách hàng; sau đó, các kiến trúc sư sẽ dựng bản thiết kế; cuối cùng là các thợ xây sẽ trực tiếp thực thi khi đặt từng viên gạch, trát từng miếng vữa sao cho chắc chắn, thẩm mỹ nhất. Lập trình viên cũng giống như một bác thợ xây. Cụ thể, lập trình viên (hay là developer, gọi tắt dev hay “coder”) sẽ thông qua việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình, công cụ và công nghệ, thao tác các dòng code để tạo ra những chương trình, ứng dụng, phần mềm được “kiến trúc” sẵn bởi các kiến trúc sư phần mềm (Software Architect).

Chính vì vậy, theo quan điểm của anh, học lập trình và trở thành lập trình viên lành nghề không quá khó khăn. Thông thường sẽ mất khoảng 3-5 năm (tối đa là 5 năm) để một dev đạt tới ngưỡng thông thạo kỹ thuật, từ điểm khởi đầu là con số 0.

ngoại ngữ

Như anh đã nói, chỉ mất 3-5 năm để một người bình thường “tu luyện” thành một lập trình viên lành nghề. Từ những năm thứ 3-5 trong sự nghiệp, lập trình viên có thể xác định được hướng đi tiếp theo của mình: Quản lý hay Kỹ thuật? (hai hướng đi phổ biến).

Nếu muốn tập trung vào code và kỹ thuật, người đó có thể đi theo hướng “technical”: Senior Developer, Technical Lead, Software Architecture. Nếu có thiên hướng và mong muốn làm việc với quy trình và con người, bạn có nên chọn hướng quản lý: Team Lead, Project Manager, Manager. Điều này có lẽ đã 

được khá nhiều blog hay tài liệu đã chia sẻ đầy rẫy trên internet và không còn xa lạ với những bạn đang theo đuổi cái nghề này… Tuy nhiên, nếu mong muốn trở thành một lập trình viên giỏi và bước lên được những nấc thang cao trong lộ trình sự nghiệp, bên cạnh chuyên môn kỹ thuật, người đó phải hội tụ được những yếu tố khác. Ở đây, anh muốn nhấn mạnh 3 điểm quan trọng nhất, đó là: Ngoại ngữ, Kỹ năng giao tiếp và Cách học. Đặc biệt là ngoại ngữ. Trên con đường của lập trình viên thành công, không có dấu chân của kẻ “mù mờ” ngoại ngữ. Đáng tiếc rằng, đây lại là rào cản lớn nhất trong sự nghiệp của đa số lập trình viên Việt Nam.

ngoại ngữ

Q: Vậy theo anh, trình độ ngoại ngữ của một lập trình viên cần đạt tới mức nào để có thể thành công trong nghề?

Hiện nay, một số chương trình đào tạo lập trình viên/kỹ sư phần mềm cũng đã chú trọng đến ngoại ngữ. Tuy nhiên, thông thường họ mới chỉ dừng ở mức 450 TOEIC (tiếng Anh). Như vậy, các lập trình viên này mới chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để đọc hiểu được sách vở, tài liệu, hay tra cứu hướng dẫn, cũng như sử dụng được các công cụ hỗ trợ bằng tiếng Anh… Để thành công, hay đơn giản là có một mức lương tốt hơn, bạn cần đạt level ngoại ngữ cao hơn và cũng cần biết nhiều hơn một ngoại ngữ!

ngoại ngữ

Trên thị trường công nghệ, ngoài khách hàng đến từ Nhật Bản, thì Âu Mỹ cũng góp những đơn hàng lớn cho các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam. Chính vì vậy, bất cứ lập trình viên nào thành thạo được một vài ngoại ngữ (Anh, Nhật,…) tới mức độ có thể giao tiếp tốt với khách hàng, đồng nghĩa với việc họ đang nắm trong tay một “vũ khí tối thượng” để giành được những cơ hội tốt nhất khi cạnh tranh với rất nhiều lập trình viên khác.

Thậm chí, dù xuất phát điểm trước đó có thể khác xa nhau, có bạn được đào tạo rất bài bản vài năm trong môi trường Đại học, Cao đẳng danh tiếng, có bạn chỉ trải qua một vài tháng học nghề. Nhưng như anh đã nói, chỉ cần 3-5 năm là sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật gần như có thể được san bằng. Điều này càng khẳng định mạnh mẽ hơn rằng, muốn khác biệt, muốn vươn lên cao hơn những người khác, bạn “bắt buộc” phải học, phải giỏi ngoại ngữ.

ngoại ngữ

Q: Với giới trẻ bây giờ, thành thạo ngoại ngữ gần như trở thành điều tất yếu. Đặc biệt, trên đà CNTT là ngành xu hướng được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Liệu rằng, sau 10 năm nữa, cơ hội nghề lập trình có giảm và một lập trình viên giỏi ngoại ngữ có bị “bão hòa” trong một cộng đồng rất nhiều lập trình viên giỏi ngoại ngữ không ạ?

ngoại ngữ

Đầu tiên, anh khẳng định rằng công nghệ thông tin vẫn luôn là một chân trời rộng mở cho người lao động, thậm chí trong vòng 20 năm tới. Nhận định này dựa trên các nghiên cứu, báo cáo, xu hướng ngành IT, cũng như ngành khác. Anh lấy ví dụ: Theo thống kê của VietnamWorks, trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành CNTT đã tăng trung bình 47%/năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Như vậy trong 5 – 10 năm nữa sẽ thiếu hụt 3 – 5 triệu nhân sự. Hay trong 5-10 năm tới, hơn 50% số lượng công việc trong ngân hàng sẽ được số hóa (máy móc, công nghệ,…),…

Việt Nam đang diễn ra chuyển đổi số mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trong 10 – 20 năm nữa còn rất nhiều cơ hội việc làm CNTT. Hơn nữa, công việc của lập trình viên có tính chất “global”, không giới hạn ở thị trường Việt Nam. Hãy xác định tinh thần, mình là kỹ sư quốc tế. Theo anh biết thì lương của lập trình viên người Việt tại Mỹ cũng đạt 12.000 – 20.000 $/tháng (đấy là mức lương của một startup nho nhỏ). Cơ hội luôn rộng mở, đừng tự đặt giới hạn cho bản thân.

Bên cạnh ngoại ngữ, cần trau dồi thêm 2 kỹ năng mà anh cho rằng rất quan trọng với một lập trình viên thành công, đó là: Kỹ năng giao tiếp và Cách học. Cách học ở đây chính là kỹ năng học hỏi, tiếp thu nhanh và lĩnh hội một điều mới. Có “skill” này thì lập trình viên đó suốt đời sẽ không ngừng phát triển.

Hiện tại, MOR Software có khoảng 10% lập trình viên tốt nghiệp từ CodeGym. Với tâm thế là người mới vào nghề, các bạn luôn khao khát được học hỏi, mong muốn làm tốt công việc được giao. Các bạn luôn có thái độ cầu thị khi đón nhận một thứ mới. Ngoài ra, anh cũng đánh giá cao về mindset, quy trình sản xuất phần mềm theo agile scrum của những lập trình viên được đào tạo từ CodeGym. Đây cũng là một lợi thế so với các bạn tốt nghiệp từ môi trường khác, bởi vì việc bắt đầu và làm quen với Agile scrum cũng phải mất từ 3 – 6 tháng.

Anh mong rằng, các bạn luôn giữ được tâm thế cầu thị, phát huy “cách học” hiệu quả để không ngừng tiến bộ, đặc biệt là phải nhanh chóng phá được rào cản về ngoại ngữ. Hy vọng rằng, sau 3 – 5 năm, các bạn cũng xóa được khoảng cách về nền tảng kỹ thuật, tạo dựng được cho mình những ưu thế để vươn lên thật cao trong nấc thang sự nghiệp.

ngoại ngữ
ngoại ngữ

Q: Anh có lời khuyên chung dành cho các bạn đang theo đuổi sự nghiệp lập trình viên không ạ?

Có một sự thật khá vui rằng anh là người đầu tiên trong xã, huyện quê mình từ bỏ Đại học chính quy để theo học một môi trường đào tạo lập trình thực chiến, nhanh chóng có việc làm hơn. Câu chuyện đã gây “chấn động” một thời nên khá nhiều người biết đến anh (cười). Từ khi anh có thành công nhất định trong sự nghiệp cho tới nay, mỗi năm đều có không ít phụ huynh nhờ anh tư vấn ngành học cho con em. Anh vẫn khuyên các bạn nếu có cơ hội thì hãy học ngay đi.

ngoại ngữ

THÔNG TIN VỀ MOR SOFTWARE

Công ty Cổ phần phần mềm MOR (MOR Software JSC) là đơn vị chuyên phát triển, cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, phần mềm, có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, ngoài trụ sở Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, MOR đã thành lập các văn phòng đại diện, Công ty con tại Tokyo (Nhật Bản), Hà Nội và Đà Nẵng với tổng 250 nhân sự.

Sau 5 năm thành lập, MOR đạt mức doanh thu trên 100 tỷ, lọt TOP 20 Doanh nghiệp Xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT tại Việt Nam, TOP 10 ICT: TOP 10 Doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng 2021 do Vinasa chứng nhận.

Cơ hội làm việc tại MOR Software:

Hiện tại, MOR Software cần tuyển dụng một lượng lớn nhân sự IT để đáp ứng sự phát triển của công ty và nhu cầu của ​​khách hàng toàn cầu.

Đặc biệt các lập trình viên có tiếng Nhật thì có cơ hội sang Nhật làm việc với mức lương cao, điều kiện đầy đủ được công ty chu cấp. Việc tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng Nhật Bản cho bạn sự am hiểu thị trường, tăng khả năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ. Những điều này thực sự khó có được nếu chỉ làm việc tại Việt Nam.

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM