Trang chủ » Blog » Client là gì? Sự khác nhau giữa mô hình Client và Server

Client là gì? Sự khác nhau giữa mô hình Client và Server

bởi CodeGym | 26/12/2023 11:53 | Blog

Khái niệm Client, Server đã ra đời từ khi xuất hiện mạng máy tính và ngày càng quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất Client là gì, mô hình Client và Server khác nhau như thế nào? Để có những thông tin chi tiết, mời bạn cùng CodeGym tìm hiểu qua bài viết!

1. Client là gì?

Client còn được gọi là máy trạm hay máy khách, thông qua Client để gửi yêu cầu của mình đến hệ thống Server. Nói cách khác, Client đóng vai trò như nơi trung gian, hỗ trợ cho quá trình giao tiếp của người dùng. Server cũng như môi trường bên ngoài ngay trạm làm việc của nó.

Ngoài ra, Client còn có nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu phía người dùng, sau đó thiết lập các Query String để gửi trực tiếp đến Server. Khi Server phản hồi lại kết quả, Client sẽ truy xuất và hiển thị chúng đến người dùng cuối. 

Client giống như nơi hỗ trợ hỗ trợ cho quá trình giao tiếp của người dùng

Client giống như nơi hỗ trợ hỗ trợ cho quá trình giao tiếp của người dùng

2. Sự khác nhau giữa Client và Server

Client và Server đều là hai yếu tố góp phần quan trọng trong vận hành của một website, giúp các hoạt động trên Internet thiết thực. Một số điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa Client và Server là:

Về môi trường hoạt động

Đây là điểm khác biệt cơ bản và dễ nhận biết giữa Client và Server. Nếu như môi trường hoạt động của Client là hướng tới người dùng thì Server lại phục vụ cho máy chủ. 

Về hiệu suất hoạt động

Hiệu suất hoạt động của Client và Server cũng khác nhau trong quá trình vận hành. Nếu như Client được tối ưu khi các ứng dụng có thời gian khởi động nhanh thì Sever được tối ưu cho ứng dụng chỉ khi được chú trọng đến yếu tố nhấn mạnh hơn hiệu suất. 

Client và server có nhiều điểm khác biệt rõ rệt

Client và server có nhiều điểm khác biệt rõ rệt

Về hỗ trợ cho website

Nếu như Server chứa toàn bộ những thông tin và nội dung cần thiết để website vận hành thì Client hỗ trợ chủ yếu cho quá trình tìm kiếm của người dùng. Do đó, Server giúp đảm bảo nhu cầu sử dụng phía Client được đáp ứng nhanh chóng và chính xác. 

Ngoài ra, Client chỉ hỗ trợ được cho một người dùng đăng nhập vào trong khi đó Server có thể hỗ trợ cho quá trình đăng nhập của nhiều người dùng. Đây vừa là điểm khác biệt lại là điểm hỗ trợ nhau giữa Client và Server.

=>>> Xem thêm bài viết: Chọn Flutter hay React Native: Framework nào tốt nhất?

3. Chọn Client hay Server tốt hơn? 

Nhìn chung, cả Client và Server đều đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của website. Giữa Client và Server luôn tồn tại mối quan hệ tương trợ để đảm bảo website hoạt động bình thường và trơn tru, phục vụ tốt cho nhu cầu người dùng trong tìm kiếm thông tin trên Internet. 

Cả Client và Server đều quan thuộc trong mảng lập trình web. Về bản chất, chúng là sự giao tiếp cũng như truyền tải dữ liệu cho nhau từ hai máy tính. Vì vậy, rất khó để khẳng định chọn Client hay Server tốt hơn.

Server – Máy tính đóng vai trò là máy chủ

Máy tính đảm nhận vai trò máy chủ trong việc cung cấp tài nguyên, các dịch vụ đến hệ thống máy trạm của hệ thống mạng. Server với vai trò hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm Client được diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn.

Client – Máy tính đóng vai trò là máy trạm

Máy trạm (Client) không thực hiện cung cấp tài nguyên đến máy tính. Client sử dụng các tài nguyên được cung cấp từ máy chủ. Tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng, một Client trong mô hình này sẽ là một Server trong mô hình khác.

Ngoài bộ đôi Client và Server thì máy tính còn đóng vai trò là Peer. Lúc này, Peer sẽ sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp cùng lúc đó sẽ cung cấp tài nguyên đến các máy tính khác trong mạng.

Rất khó để khẳng định Client và Server cái nào tốt hơn

Rất khó để khẳng định Client và Server cái nào tốt hơn

Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client và Server

Mô hình Client và Server là mô hình mạng máy tính trong đó các máy tính sẽ đóng vai trò máy khách để làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến máy chủ. Sau đó, máy chủ xử lý các yêu cầu này và trả kết quả về máy khách. Trong mô hình Client và Server thì máy khách thường bao gồm máy tính các loại, thiết bị điện tử như máy fax, máy in,…

Máy khách và máy chủ có thể giao tiếp được với nhau nếu như chúng có một giao thức nhất định. Tiêu biểu là các giao thức phổ biến như: HTTPS, TCP/IP, FTP,… Lúc này, máy khách cần tuân thủ theo giao thức mà máy chủ đưa ra để lấy được thông tin từ máy chủ. 

Nếu yêu cầu được chấp thuận, máy chủ sẽ thu thập thông tin và trả kết quả yêu cầu đến máy khách. Các giao thức phổ biến hiện nay như Lan-to-Lan, OSI, ISDN, X.25, TCP/IP. Ở mọi thời điểm, Server luôn sẵn sàng trong tư thế tiếp nhận yêu cầu từ các Client.

Ưu điểm của mô hình Client và Server là giúp lập trình viên có thể làm việc ở bất kỳ máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông. Thông qua giao thức này giúp lập trình viên tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau dễ dàng. Lập trình viên mạng dễ dàng viết chương trình từ phía Server hoặc từ phía Client.

Bài viết tổng hợp thông tin Client là gì và so sánh giữa mô hình Client với Server. Hy vọng những thông tin CodeGym tổng hợp trên hữu ích với bạn. Đừng quên tham khảo các khóa học lập trình thực chiến – ngắn hạn – tối ưu chi phí liên tục cập nhật lịch khai giảng mới tại CodeGym để dễ dàng trở thành lập trình viên. 

Tags:

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

12 + 9 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM