Gắn bó với ngành IT qua nhiều vị trí như Developer, PM, Division Manager,… anh Nguyễn Huy Toàn hiện đang là CEO của HBLAB, một doanh nghiệp phần mềm 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực offshore hướng đến thị trường Nhật Bản, với tinh thần Omotenashi và Kodawari (Hết lòng vì khách hàng và Nguyên tắc với công việc). Có lẽ chính bởi tinh thần ấy, anh Toàn luôn tin tưởng và đề cao yếu tố tư duy trong công việc: “Chúng ta không chỉ là “thợ code, mà cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để tư duy giải quyết vấn đề cho khách hàng.”

Khoảng 20 năm trước đây, IT (Information Technology) là một phần hỗ trợ cho công việc kinh doanh, ví dụ như phần mềm kế toán sẽ giúp việc quản trị về tài chính trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, hiện nay và trong tương lai, IT sẽ dịch chuyển và trở thành trung tâm của mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Ví dụ: Trước kia đi vay tiền ở ngân hàng, người ta sẽ cần chứng minh năng lực tài chính, mục đích vay tiền mới có thể giải ngân được. Nhưng hiện nay, FE credit card ứng dụng AI và các công nghệ khác đã có thể xác định được mức độ tín dụng của một người mà không cần các giấy tờ, cho phép người dùng vay tiền trong vòng 15 phút.

Mặt khác, trong giáo dục tại Nhật Bản, người ta đưa môn Lập trình máy tính vào chương trình lớp 5 bậc tiểu học.

Ở nước Anh, lập trình cũng được đào tạo cho học sinh từ độ tuổi 5 đến 16. Đây là giải pháp lâu dài để đáp ứng nguồn nhân sự chất lượng cao cho ngành IT đang phát triển không ngừng.

Giống như tiếng Anh, công nghệ thông tin đang có xu hướng trở thành một ngành mà tất cả mọi người đều phải học, chứ không chỉ riêng những người làm về IT. Chính vì vậy, trong thời đại 4.0, gần như không còn ai “non-tech”.

Nói đến lập trình viên, thông thường ta chỉ nghĩ đến người làm công việc thiết kế, coding để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Ít có lập trình viên nào suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao phải làm sản phẩm này? Làm sản phẩm này giải quyết vấn đề gì cho khách hàng? Tính năng này sao lại làm như này mà không phải làm thế kia?

Khi chúng ta bắt đầu đặt những câu hỏi như vậy thì chúng ta sẽ có cơ hội mở rộng được tầm hiểu biết của bản thân, hiểu được mong muốn thực sự của khách hàng từ đó đưa ra được những phương án, giải pháp phù hợp cho khách hàng. Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để tư duy giải quyết vấn đề cho khách hàng.

Bên cạnh đó, các nền tảng về low-code platform hay no-code platform (là các nền tảng cần ít code, hoặc thậm chí không cần code) đang ngày càng trở nên thịnh hành. Dẫn tới việc thị trường sẽ không còn cần nhiều “thợ code” nữa. Chính vì vậy, lập trình viên muốn giữ được vị thế của bản thân, muốn bứt phá, khác biệt thì phải có tư duy. Chỉ có dùng tư duy của con người mới có thể thấu hiểu, phân tích, giải quyết những vấn đề của khách hàng và chỉ có tư duy của con người là không bao giờ thay thế được.

Lập trình viên Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển trong và ngoài nước. Đa số là được “thuê” để làm “thợ code” theo những chỉ dẫn có sẵn của những người có năng lực hơn. Điều này thể hiện rõ trong các công ty phần mềm Nhật Bản.

Vì thế, nếu bạn muốn đi thật xa và thành công trong nghề này, hãy dành thời gian để làm việc thông minh hơn, việc coding thì giao cho công cụ giải quyết. Đừng tự giới hạn bản thân mình chỉ vì lý do “tôi quá bận để tư duy”.

Ngành IT là một ngành có tốc độ thay đổi rất nhanh. Một công nghệ hôm nay đang hot trend, sau một thời gian ngắn có thể sẽ trở nên bình thường, thậm chí là không còn ai dùng nữa. Trong bối cảnh ấy, liên tục học hỏi, cập nhật công nghệ, cách làm, nâng cao năng lực tư duy là việc sống còn để có thể tồn tại và phát triển trong ngành IT.

Nhiệt tình, chăm chỉ, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, đó là những đức tính tốt và rất đáng quý của các bạn học viên CodeGym đang làm việc tại HBLAB. Chuyển đổi công việc, bắt đầu sự nghiệp mới từ con số 0 là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin. Nhưng CodeGym đã giải rất tốt bài toán này.

Công ty Cổ phần HBLAB là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ITO (100% thị trường Nhật Bản), Startup Công Nghệ Giáo dục và Chuyển đổi số cho ngành Bất động sản.

Cùng với dòng chảy không ngừng của công nghệ, HBLAB xác định Nghiên cứu AI và Deep learning là những hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Với 270 nhân sự làm việc tại Nhật Bản và Việt Nam, HBLAB luôn hết mình vì công việc, nỗ lực phát triển ý tưởng của khách hàng và cùng với khách hàng tạo nên những giá trị mới.

Các thành viên của HBLAB luôn coi nhau nhưng thành viên của một đại gia đình, cùng nhau chia sẻ những niềm vui và khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. HBLAB tin rằng sự thấu hiểu lẫn nhau sẽ giúp tạo nên một tập thể vững mạnh và những team làm việc ăn ý.

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM